Hành trình đến với chùa Thầy
(Sóng Trẻ) - Hàng năm, cứ vào ngày mồng 5 đến mồng 7 tháng 3 Âm lịch, hàng ngàn du khách thập phương lại đổ về xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội để tham gia một sự kiện văn hóa tâm linh đầy ý nghĩa, đó là Hội Chùa Thầy.
Chùa thầy
Tháng ba được biết đến là tháng có rất nhiều lễ hội lớn, một trong những lễ hội đó chính là Hội Chùa Thầy. Hội diễn ra trong 3 ngày, từ mồng 5 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch, ngày cuối cùng cũng là ngày chính hội. Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của nhiều nhạc cụ dân tộc.
Năm nay, lượng khách đến với Hội Chùa Thầy rất lớn
Cô Hồng (bán hàng nước trước cổng chùa) cho biết: “ Hội chùa Thầy có mùng 7 tháng 3 âm lịch là ngày hội chính nhất. Mọi người ở nhiều nơi đến đây từ Tết âm lịch, kéo dài đến hết ngày 11 tháng 3 âm lịch. Vì có rất nhiều người đi Hội đền Hùng 10/3 sau đó ghé vào đây”.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, rất nhiều trò chơi dân gian đã được tổ chức. Đặc biệt, du khách còn được thưởng thức nhiều tiết mục múa rối nước đặc sắc như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật… tại sân khấu biểu diễn ngay trước Thủy Ðình.
Chương trình ca nhạc tổ chức vào chính Hội
Anh Tễu góp vui cùng mọi người
Chuẩn bị cho buổi rước
Những tiết mục múa rối nước đặc sắc được biểu diễn ngay tại Thủy Đình
Đến với Hội Chùa Thầy, nài việc lễ chùa và tham gia các trò chơi dân gian, du khách còn có thể leo núi, thưởng nạn phong cảnh thiên nhiên xứ Ðoài, hoặc về thăm những vùng đất văn hiến gắn liền với huyền tích về những danh nhân, thiền sư của nhiều thời đại – những người đã từng đến đây và làm giàu thêm những giá trị truyền thống của miền đất danh thắng này.
Chùa thầy
Tháng ba được biết đến là tháng có rất nhiều lễ hội lớn, một trong những lễ hội đó chính là Hội Chùa Thầy. Hội diễn ra trong 3 ngày, từ mồng 5 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch, ngày cuối cùng cũng là ngày chính hội. Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của nhiều nhạc cụ dân tộc.
Năm nay, lượng khách đến với Hội Chùa Thầy rất lớn
Cô Hồng (bán hàng nước trước cổng chùa) cho biết: “ Hội chùa Thầy có mùng 7 tháng 3 âm lịch là ngày hội chính nhất. Mọi người ở nhiều nơi đến đây từ Tết âm lịch, kéo dài đến hết ngày 11 tháng 3 âm lịch. Vì có rất nhiều người đi Hội đền Hùng 10/3 sau đó ghé vào đây”.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, rất nhiều trò chơi dân gian đã được tổ chức. Đặc biệt, du khách còn được thưởng thức nhiều tiết mục múa rối nước đặc sắc như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật… tại sân khấu biểu diễn ngay trước Thủy Ðình.
Chương trình ca nhạc tổ chức vào chính Hội
Anh Tễu góp vui cùng mọi người
Chuẩn bị cho buổi rước
Những tiết mục múa rối nước đặc sắc được biểu diễn ngay tại Thủy Đình
Đến với Hội Chùa Thầy, nài việc lễ chùa và tham gia các trò chơi dân gian, du khách còn có thể leo núi, thưởng nạn phong cảnh thiên nhiên xứ Ðoài, hoặc về thăm những vùng đất văn hiến gắn liền với huyền tích về những danh nhân, thiền sư của nhiều thời đại – những người đã từng đến đây và làm giàu thêm những giá trị truyền thống của miền đất danh thắng này.
Họ và tên: Trần Thị Kim Bông
Lớp: Báo mạng điện tử K30
Khoa: Phát thanh truyền hình
Lớp: Báo mạng điện tử K30
Khoa: Phát thanh truyền hình
Cùng chuyên mục
Bình luận