“Ca trù có sức hút kỳ lạ, đã nghe rồi thì nghiện không dứt ra được”
(Sóng trẻ) – Đó là những chia sẻ của ca nương trẻ Nguyễn Thị Thu Hà (18 tuổi) về hành trình nỗ lực theo đuổi đam mê, biến cái duyên tình cờ thành cái “nghiệp” suốt 10 năm cùng câu chuyện giữ lửa Ca trù trên vùng đất tổ.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, dù không phải con nhà nòi nhưng bằng tài năng và sự khổ luyện, 8 tuổi Thu Hà đã trở trở thành ca nương, 9 tuổi tham gia Liên hoan Ca trù toàn quốc và đạt giải Ca nương triển vọng 2011 khi thể hiện rất thành công 2 bài hát: "Đào hồng, đào tuyết", "Tứ quý yên lưng". Từ năm 2012 đến nay, em còn tham gia nhiều cuộc thi, biểu diễn dân ca, liên hoan hát ca trù và giành được nhiều thành tích như: Giải nhất “ca nương triển vọng” trong Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014, 2016; Giải nhất “Đào nương triển vọng” tại Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018 được tổ chức tại Hà Tĩnh.
Với giọng hát tròn vành rõ chữ; tiếng rụp, tiếng chát rõ ràng; phách khoan, phách mau uyển chuyển cùng lề lối nhẹ nhàng, khoan thai, Thu Hà thực sự đã “để thương, để nhớ” cho những ai trót mê cái điệu âm ư, tùng dếnh của Ca trù. Theo đánh giá của giới chuyên môn, ca nương trẻ Thu Hà đang nắm giữ tương lai của một di sản độc đáo, hàm chứa những nét thanh tao, những tinh hoa của cả văn học lẫn âm nhạc dân tộc. Đây có lẽ là lý do, Thu Hà được mệnh danh là người kế nghiệp Ca trù Cổ Đạm.
Về với đất tổ ca trù, phóng viên đã có buổi trò chuyện với ca nương trẻ Nguyễn Thị Thu Hà:
PV: Cơ duyên nào đã đưa Thu Hà đến với Ca trù?
Lúc đầu em chỉ biết đến Dân ca ví dặm qua những điệu hò, điệu ru của bà, của mẹ, hay những giờ học hát dân ca ở trường, nghe trên truyền hình,.. chứ chưa bao giờ nghe đến nghệ thuật ca trù. Vào một buổi chiều hè năm 2011, em cùng với bố mẹ đến Nhà văn hóa Nguyễn Du xem các nghệ nhân biểu diễn ca trù. Thấy em có năng khiếu nên bác Trần Thị Cảnh (Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Nghi Xuân lúc đó) đã gặp em vào mời em tham gia CLB học hát cùng các nghệ nhân sau khi nghe em hát một đoạn Hồng Hồng, Tuyết Tuyết. Cái duyên với nghệ thuật ca trù với em đến thật bất ngờ, nó bén duyên với em chỉ qua một lần gặp gỡ tình cờ kéo dài cho đến bây giờ.
PV: Về phía gia đình, họ có ủng hộ khi Thu Hà theo nghiệp hát?
Gia đình em tuy không làm nghệ thuật nhưng lại rất yêu nghệ thuật. Khi thấy em theo học hát ca trù, bố mẹ không những không ngăn cản mà còn rất ủng hộ, tạo điều kiện hết mực cho em. Khoảng cách từ nhà em dến CLB gần 15km nhưng chiều thứ 3, thứ 5 hàng tuần, bố hoặc mẹ lại tạm gác công việc để đưa em đi tập. Bố mẹ nói: “Việc đi học hát ca trù bố mẹ sẽ tạo điều kiện cho con, mọi người sẽ ủng hộ con, nhưng con không được bỏ quên nhiệm vụ chính của mình đó là việc học, còn những việc khác không cần lo.” Không những gia đình mà các thầy cô ở trường cũng rất ủng hộ em, những lần em đi thi mà trùng với ngày học thì các thầy cô luôn sắp xếp lịch học phù hợp để em theo kịp bài học với bạn bè.
PV: Về phía gia đình, họ có ủng hộ khi Thu Hà theo nghiệp hát?
Gia đình em tuy không làm nghệ thuật nhưng lại rất yêu nghệ thuật. Khi thấy em theo học hát ca trù, bố mẹ không những không ngăn cản mà còn rất ủng hộ, tạo điều kiện hết mực cho em. Khoảng cách từ nhà em dến CLB gần 15km nhưng chiều thứ 3, thứ 5 hàng tuần, bố hoặc mẹ lại tạm gác công việc để đưa em đi tập. Bố mẹ nói: “Việc đi học hát ca trù bố mẹ sẽ tạo điều kiện cho con, mọi người sẽ ủng hộ con, nhưng con không được bỏ quên nhiệm vụ chính của mình đó là việc học, còn những việc khác không cần lo.” Không những gia đình mà các thầy cô ở trường cũng rất ủng hộ em, những lần em đi thi mà trùng với ngày học thì các thầy cô luôn sắp xếp lịch học phù hợp để em theo kịp bài học với bạn bè.
PV: Ca trù là bộ môn nghệ thuật vừa kén người hát, vừa kén người nghe. Ở độ tuổi của Thu Hà, đa số các bạn cùng trang lứa sẽ quan tâm nhiều hơn đến âm nhạc hiện đại còn Thu Hà thì ngược lại. Liệu có điều gì gọi là “ma lực” khiến Hà bị thu hút ở bộ môn nghệ này?
Đối với em, từ khi đến với Ca trù, nó giống như có sức hút đầy ma lực, một khi đã nghe rồi thì sẽ đến nghiện không dứt ra được. Có người nói hát ca trù không có nhịp, nhưng thực tế, ca trù có nhịp điệu rất chặt chẽ được kết hợp hài hòa bởi đàn, trống, hát, phách. Khi hát, không thể hát một kiểu, đàn một kiểu, trống, phách mỗi kiểu khác nhau được, người hát phải hát luyến láy, ém hơi, đổ hạt vừa phải nghe đàn để hát đúng điệu, đồng thời tay phách phải đánh đúng lời bài hát, vừa phải gõ cho đúng nhịp trống và tiếng đàn, và tương tự, người kép đàn và người quan viên cũng phải kết hợp với đào để tạo ra một bài hoàn chỉnh.
PV: Là bộ môn nghệ thuật hội tụ đủ 3 yếu tố “nhạc”, “thơ” và “sắc”, Thu Hà dường như sinh ra là để dành cho Ca trù khi tài, sắc vẹn toàn. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần thiên bẩm vì muốn truyền tải hết cái hồn thơ, ý nhạc của Ca trù thì cần có sự đào tạo bài bản về kỹ thuật. Vậy ai là người đã dạy cho Hà những ngón nghề đầu tiên?
Người đã dạy cho em những lời ca đàn, gõ từng nhịp phách đầu tiên là nghệ nhân Dương Thị Xanh. Ngoài ra, em còn được các nghệ nhân Ca trù nổi tiếng từng biểu diễn cho vua nghe như cụ Phan Thị Mơn, cụ Nguyễn Thị Nga…chỉ dạt cho những điều quý báu về nghệ thuật Ca trù. Tuy nhiên, để có được một Thu Hà như ngày hôm nay không thể không nhắc đến công lao của các bác, các cô, các chú trong CLB ca trù Nguyễn Công Trứ và bác Trần Thị Cảnh – người đã phát hiện ra giọng hát của em.
PV: Để đứng trên sân khấu thì một ca nương trung bình phải mất 3 năm luyện tập bền bỉ. Vậy với Thu Hà thì sao? Những kỹ thuật như khi cầm phách, nhả chữ buông câu có làm khó Hà?
Muốn hát được ca trù không phải ngày một ngày hai là được, nó phải trải qua quá trình tập luyện miêt mài, khi đã hát được cơ bản cũng không được vì thế mà sao nhãng, phải luôn luôn mài giũa kỹ năng hát, gõ phách của mình.
Khi hát, không thể hát một kiểu, đàn một kiểu, trống, phách mỗi kiểu khác nhau được, người hát phải hát luyến láy, ém hơi, đổ hạt vừa phải nghe đàn để hát đúng điệu, đồng thời tay phách phải đánh đúng lời bài hát, vừa phải gõ cho đúng nhịp trống và tiếng đàn, và tương tự, người kép đàn và người quan viên cũng phải kết hợp với đào để tạo ra một bài hoàn chỉnh.
Không chỉ là cách phối hợp với nhau có nhịp điệu chặt chẽ, mà những ca từ trong mỗi bài đều là những từ hay, từ tinh túy. Mỗi từ trong bài đều có ý nghĩa, khi phân tích ra, chúng ta sẽ thấy được những tâm sự, mong muốn,… của tác gửi gắm vào lời bài hát. Khi hát đào nương phải thể hiện được giọng điệu của bài đó, ví dụ khi hát nói bài Chí nam nhi của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, người hát phải hát cho đúng cái “Ngông” của ông, phải thể hiện được mong muốn “cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” hay “chỉ những toan xẻ núi lấp sông/ làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”, hay khi hát những bài mang đầy tâm sự phải hát cho nó nỉ non giống như đang một mình ngồi giữa trời khuya tâm sự cuộc đời, gửi những lời tâm sự với thiên nhiên,…
PV: Ca trù đang hồi sinh nhưng có vẻ sức sống của Ca trù còn là dấu chấm hỏi đối với nghệ thuật dân tộc. Là người trẻ, ngoài sự cống hiến, Hà có bao giờ nghĩ một điều lớn lao hơn như làm sống dậy nghệ thuật Ca trù?
Là một ca nương, trước sự mai một của nghệ thuật Ca trù, em luôn băn khoăn về việc nên làm gì để gó phần làm cho nó “sống dậy”, để hồn cốt dân tộc không phai mờ theo thời gian, phải làm thế nào để có thêm nhiều công chúng thưởng thức, khẳng định vị thế của Ca trù trong xã hội hiện đại?.
Bên cạnh đó, cũng mong các cấp, các tổ chức cùng chung tay với các nghệ nhân, ca nương đào nương bảo vệ và phát triển nó, có chính sách hỗ trợ phù hợp, hỗ trợ các nghệ nhân lớn tuổi, khuyến khích những ca nương, kép đàn trẻ học hỏi và tham gia truyền dạy Ca trù cho các thế hệ sau. Nguy cơ mai một và vĩnh viễn mất đi Ca trù là rất dễ xảy ra, đòi hỏi phải nhanh chóng sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn Ca trù như một vốn quý văn hóa của dân tộc để cho nó không bị mai một, mà người hát, người đàn, người trống có thể có thêm hỗ trợ về tài chính để họ có thể có thời gian hơn cho việc truyền lại loại hình nghệ thuật “bác học” ấy. Để làm được như vậy, nó đòi hỏi một sự đầu tư thích đáng và cả sự chung tay, góp sức của toàn cộng đồng.
PV: Hiện tại, Hà có mong ước gì trong tương lai không?
Hiện tại mong muốn của em là cố gắng học tập thật tốt. Sau này vừa là một người giáo dạy chữ vừa truyền lại cho các em nghệ thuật Ca trù, góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy loại hình nghệ thuật đó, để cho nó trường tồn với thời gian.
Cuối cùng, xin chúc tình yêu dành cho ca trù ở Thu Hà mãi nồng nhiệt. Chúc Thu Hà sức khỏe và gặt hái thật nhiều thành công trong cuộc sống. Chân thành cảm ơn Thu Hà vì những chia sẻ!