Hãy lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình

(Sóng trẻ) Không ít sinh viên bị lừa tiền bạc, công sức khi đi làm thêm đều không biết cách bảo vệ mình và cách để khiến các cá nhân, tổ chức môi giới việc làm bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Luật sư Nguyễn Văn Tú công tác tại văn phòng luật Fanci sẽ chia sẻ cho chúng ta một số cách để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy làm thêm.

Hiện nay tại Việt Nam, những trung tâm môi giới việc làm bất hợp pháp đang mọc lên như nấm. Theo anh, vì sao các trung tâm “ma” lại có thể mọc lên dễ dàng như vậy?

Theo tôi, tại Việt Nam ta, mọi người quen gọi các trung tâm môi giới việc làm bất hợp pháp là trung tâm ma. Trước hết, chúng ta phải hiểu rõ thế nào là “trung tâm ma”. 

“Ma” cũng có thể xem là một thuật ngữ khá phổ biến hiện nay. Nó dùng để chỉ các tổ chức, công ty hoạt động không được sự cho phép của nhà nước và các cơ quan chức năng. Theo khái niệm này thì hiện nay, Việt Nam có rất ít và gần như không tồn tại “trung tâm môi giới việc làm ma”. 

Xuất phát từ mục đích hết sức nhân đạo là đưa người có nhu cầu việc làm tìm đến với người có nhu cầu tuyển dụng, việc mở rộng hoạt động các trung tâm môi giới việc làm là hoàn toàn vì lợi ích xã hội. Vì vậy, nhà nước ta không quá khắt khe đối với vấn đề này. Hơn nữa, khi họ có giấy tờ, điều kiện hợp lệ thì không có lý do gì chúng ta lại không cấp phép hoạt động cho họ.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy một thực trạng rằng, các trung tâm môi giới việc làm hiện nay tuy không “ma” về mặt giấy tờ pháp lý nhưng lại “ma” trong cách thức hoạt động. Họ chủ yếu tìm đến các sinh viên nhẹ dạ, khao khát kiếm tiền để lừa gạt tiền bạc, công sức của sinh viên. 

Ví dụ, khi đến trung tâm tìm việc, sinh viên thường phải nộp một khoản phí nhất định song lại không được giới thiệu việc làm. Đó là một thực trạng đang tồn tại của xã hội ta hiện nay mà bài toán giải quyết không phải chuyện dễ dàng. Vì, hầu hết các trung tâm đều hợp lệ về giấy tờ. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng không thể tiến hành liên tục trong khi sự tố giác của người dân còn khá hạn chế. 

Khi bị các trung tâm môi giới việc làm lừa lọc như vậy sinh viên cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của bản thân?

Các bạn sinh viên cần phải báo cáo lại vụ việc một cách tường tận với các cơ quan chức năng hoặc nhờ các cơ quan báo chí phản ánh giúp.

c2c9654d9_images_3.jpg

Ảnh minh họa

Trong trường hợp sinh viên không có đủ bằng chứng để tố cáo thì họ nên làm gì? Nhất là một số trung tâm còn thuê bảo kê giang hồ, chuyên đánh đập những sinh viên có ý kháng cự lại sự lừa đảo của mình?

Theo tôi, các bạn cứ mạnh dạn tố giác. Một người nói có thể không có hiệu quả nhưng nhiều người nói chắc chắn cục diện sẽ khác. Về mặt hình sự, chính bản thân nhân chứng cũng có thể làm nhân chứng cho người khác. Không phải bỗng dưng lại có nhiều người, không có quan hệ gì rủ nhau tố cáo một tổ chức. Trường hợp nhận được phản ánh từ nhiều nguồn, cơ quan chức năng bắt buộc phải vào cuộc. 

Còn nếu tự các bạn chấp nhận sự lừa đảo của các trung tâm đó mà không lên tiếng phản bác lại thì pháp luật không thể cứu các bạn được.

Hiện nay, rất nhiều cửa hàng lợi dụng sự cả tin của sinh viên để thực hiện giao kèo việc làm không có hợp đồng, sau đó tìm cách đuổi việc sinh viên mà không thanh toán tiền lương. Theo anh, trong trường hợp này, sinh viên nên làm gì?

Thực chất, việc này cũng tương tự như việc sinh viên bị lừa qua trung tâm. Tuy nhiên, các bạn sinh viên cần lưu ý hai điểm. 

Điểm thứ nhất là bản thân bạn sinh viên đó bị đuổi việc là do lỗi của bạn đó hay là vì sự tráo trở có “truyền thống” của cửa hàng.

Thứ hai, nếu các bạn chỉ thực hiện giao dịch việc làm bằng lời nói thì không ai có thể bảo vệ các bạn. Tốt nhất trước khi nhận lời làm việc, các bạn cần yêu cầu được ký và giữ một bản hợp đồng. Đây là một kiến thức cơ bản khi các bạn đi làm. Theo quan điểm cá nhân tôi thì một doanh nghiệp, cá nhân tử tế sẽ không bao giờ e ngại chuyện ký hợp đồng và các giấy tờ có liên quan đến giao dịch việc làm.

Đối với các trang web, các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin việc làm không chính xác thì họ có phải chịu bất cứ trách nhiệm dân sự hay hình sự nào không?

Rất khó để các trang web phải chịu trách nhiệm pháp lý vì hầu hết các trang web đó đều có ghi rõ rằng họ không chịu trách nhiệm về độ trung thực của thông tin. Tức là thông tin việc làm đó có thể là đúng hoặc sai. Họ chỉ chịu trách nhiệm thông tin giúp bên có nhu cầu cần thông tin mà không hề có hành vi lừa đảo. Vì họ không hề thuyết phục bạn phải tin vào những gì họ đăng tải. Sự quyết định, chọn lựa là ở phía bạn. 

Nại trừ trang web không nói rõ thông tin việc làm của họ có thể chỉ là thông tin ảo. Họ cam đoan chịu trách nhiệm với thông tin họ đăng tải và khiến bạn tin là thật. Song, kết quả là công việc mà trang web đó cung cấp chỉ là một phi vụ lừa đảo thì bạn mới có quyền kiện trang web đó.

Để đảm bảo độ an toàn, bạn nên copy địa chỉ URL của website đó để hỏi thăm ý kiến các chuyên gia, thầy cô, bạn bè, và các cơ quan pháp luật để tham khảo độ tin cậy của trang web.

Trước rất nhiều nguy cơ rủi do như vậy, theo anh sinh viên nên làm gì để tự bảo vệ chính mình?

Trước hết các bạn sinh viên cần ý thức rõ ràng ba vấn đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, các bạn sinh viên đã đủ 18 tuổi, có sức khỏe tốt, các bạn có khả năng chịu trách nhiệm trước tất cả hành vi dân sự, hình sự. Hơn nữa, các bạn cần ý thức rằng mình là người có học thức. Các bạn còn thông minh và hiểu biết hơn rất nhiều so với trên 70% dân số là nông dân tại mảnh đất hình chữ S này. Chuyện lừa đảo trong xã hội có rất nhiều, không chỉ riêng sinh viên đi làm thêm bị lừa. Nếu không cẩn thận, các bạn hoàn toàn có thể vướng mắc vào vòng lao lý với những trách nhiệm hình sự nặng nề.

Thứ hai, các bạn không thể cho phép mình được ngây thơ và tin vào những lời lẽ nn ngọt của những người môi giới việc làm. Trước mỗi một cơ hội việc làm, các bạn phải cân nhắc độ tin cậy, sự phù hợp của nó đối với khả năng của các bạn. Chính các bạn phải tự biết cứu mình bằng cách không thực hiện giao kèo việc làm không có hợp đồng hoặc chưa đi làm đã mất tiền cọc. Mọi thỏa thuận liên quan đến tiền lương trong quá trình thử việc, thạo việc; chế độ nghỉ ngày chủ nhật, ngày lễ… đều phải được ghi rõ trong hợp đồng để tránh trường hợp bên tuyển dụng lật giọng mà bạn lại không có đủ bằng chứng pháp lý để kiện họ.

Cuối cùng, khi các bạn gặp bất cứ rắc rối nào cần báo cáo lại cới các cơ quan pháp luật để họ can thiệp. Tránh tình trạng tự tìm cách giải quyết mà dẫn đến những xô sát không đáng có. Để rồi, chính các bạn lại là người phải chịu thiệt.

Một lưu ý nữa là muốn mình không bị lừa, các bạn phải chủ động va chạm xã hội, không quá đam mê đồng tiền, vì nó mà mất đi sự tỉnh táo vốn có của bản thân.

Theo anh, xã hội cần có những biện pháp gì để giúp đỡ sinh viên?

Trước hết là vấn đề giáo dục. Giáo dục phải thoát ra lối học nặng về lý thuyết mà chú trọng hơn tới thực hành. Cố gắng liên kết chương trình đào tạo với các doanh nghiệp nài xã hội, tạo ra môi trường để sinh viên va vấp, cọ xát thực tế. Có như thế, sinh viên mới trở nên năng động, trải nghiệm hơn, tránh được những cạm bẫy nài cuộc sống.

Gia đình, bạn bè và thầy cô cần quan tâm, lắng nghe và truyền đạt kinh nghiệm cho các bạn trẻ để các bạn tranh được những va vấp không đáng có.

Còn đứng ở góc độ luật pháp thì theo tôi chúng ta hoàn toàn có những quy định xử phạt các trung tâm môi giới bất hợp pháp, vấn đề là chúng ta có đủ bằng chứng pháp lý để buộc tội họ hay không. Trong khi, tâm lý nạn nhân hầu hết đều e ngại tiếp xúc với các cơ quan chức năng và hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng không thể liên tục giám sát các trung tâm này được.

Cám ơn những chia sẻ rất bổ ích của luật sư Nguyễn Văn Tú, chúc anh sức khỏe và công tác tốt. Mong rằng với những chia sẻ của anh, các bạn sinh viên trẻ sẽ tránh được những cạm bẫy làm thêm và biết cách tự bảo vệ trước những tình huống lừa đảo. Xin cám ơn và hẹn gặp lại anh trong một dịp gần đây!

Trương Thu Hường
Báo mạng điện tử K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN