Hễ đi là đế
(Sóng Trẻ) - “Hãy lăn lộn thực tế ngay từ bây giờ, hãy tận dụng cơ hội được tham gia tác nghiệp cùng các anh chị phóng viên và sống trong guồng quay của tin tức thì mới nhanh tiến bộ”. Đó là lời mà nhiều giảng viên thường căn dặn sinh viên báo chí…
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Trong một tiết học “Cơ sở lý luận báo chí”, khi giảng viên đặt câu hỏi: “Tình hình Thái Lan hiện nay như thế nào?” hầu hết những sinh viên có mặt đều cúi gằm xuống do không biết, số còn lại trả lời: “Đang có lũ lụt” hoặc “có đảo chính”… Không một sinh viên nào trả lời chính xác câu hỏi!
Thực tế đó khiến giảng viên phải giật mình: Không ít sinh viên báo chí không chịu đọc báo. Thờ ơ với tin tức, nghĩa là sinh viên đã tự đẩy mình trượt khỏi đường ray của những sự kiện thời sự.
Nhưng cũng không thể phủ nhận vẫn có những sinh viên năng động, ngay từ năm đầu tiên đã liên hệ cộng tác với các toà soạn báo. Nhiệt tình, tự tin, năng nổ viết và không ngừng học hỏi là những tố chất không thể thiếu đối với bất kì sinh viên báo chí nào.
Chị Hải Yến (Báo in K23 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền) - một phóng viên mới của Tiền Phong điện tử đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu: “Trong kì kiến tập năm thứ ba, chị được phân về báo Tiền phong in, rồi sau đó đến năm thứ tư chị chuyển sang Tiền phong điện tử và bắt đầu cộng tác từ những ngày ấy. Nhưng như thế cũng là muộn. Nếu có cơ hội các em nên cộng tác ngay từ năm thứ nhất.”
Theo anh Mai Xuân Cường (phụ trách mảng Giáo dục của Tiền Phong điện tử): “Hãy lăn lộn thực tế ngay từ bây giờ, một hồ sơ tuyển dụng mà ứng viên có kinh nghiệm cộng tác bao giờ cũng có giá hơn. Thậm chí phải tận dụng cơ hội được tham gia tác nghiệp cùng các anh chị phóng viên, sống trong guồng quay của tin tức mới nhanh tiến bộ”. Là cựu sinh viên khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khi đi xin việc, anh đã tập hợp 30 bài báo từng được đăng và đính kèm hồ sơ. Đó là “vũ khí” đầu tiên giúp anh ghi điểm.
Việc cộng tác với các toà soạn báo là thiết thực để nâng cao khả năng tác nghiệp của sinh viên báo chí. Tuy nhiên, sinh viên cũng cần xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập. Một thực tế đáng buồn là không ít sinh viên lạm dụng việc đi thực tế mà “bỏ rơi” các giờ học trên lớp, kết quả là họ thiếu kiến thức nền. Biết cách tqaoj ra sự hoà hợp lý giữa thời gian học tập và thực hành cũng là một tiêu chí đánh giá trình độ và phương pháp làm việc của sinh viên. Đối với những sinh viên báo chí có quyết tâm cao thì chắc chắn “hễ đi là đến”.
Nguyễn Phương Nhung
Lớp Báo in K.27A1
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Trong một tiết học “Cơ sở lý luận báo chí”, khi giảng viên đặt câu hỏi: “Tình hình Thái Lan hiện nay như thế nào?” hầu hết những sinh viên có mặt đều cúi gằm xuống do không biết, số còn lại trả lời: “Đang có lũ lụt” hoặc “có đảo chính”… Không một sinh viên nào trả lời chính xác câu hỏi!
Thực tế đó khiến giảng viên phải giật mình: Không ít sinh viên báo chí không chịu đọc báo. Thờ ơ với tin tức, nghĩa là sinh viên đã tự đẩy mình trượt khỏi đường ray của những sự kiện thời sự.
Nhưng cũng không thể phủ nhận vẫn có những sinh viên năng động, ngay từ năm đầu tiên đã liên hệ cộng tác với các toà soạn báo. Nhiệt tình, tự tin, năng nổ viết và không ngừng học hỏi là những tố chất không thể thiếu đối với bất kì sinh viên báo chí nào.
Chị Hải Yến (Báo in K23 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền) - một phóng viên mới của Tiền Phong điện tử đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu: “Trong kì kiến tập năm thứ ba, chị được phân về báo Tiền phong in, rồi sau đó đến năm thứ tư chị chuyển sang Tiền phong điện tử và bắt đầu cộng tác từ những ngày ấy. Nhưng như thế cũng là muộn. Nếu có cơ hội các em nên cộng tác ngay từ năm thứ nhất.”
Theo anh Mai Xuân Cường (phụ trách mảng Giáo dục của Tiền Phong điện tử): “Hãy lăn lộn thực tế ngay từ bây giờ, một hồ sơ tuyển dụng mà ứng viên có kinh nghiệm cộng tác bao giờ cũng có giá hơn. Thậm chí phải tận dụng cơ hội được tham gia tác nghiệp cùng các anh chị phóng viên, sống trong guồng quay của tin tức mới nhanh tiến bộ”. Là cựu sinh viên khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khi đi xin việc, anh đã tập hợp 30 bài báo từng được đăng và đính kèm hồ sơ. Đó là “vũ khí” đầu tiên giúp anh ghi điểm.
Việc cộng tác với các toà soạn báo là thiết thực để nâng cao khả năng tác nghiệp của sinh viên báo chí. Tuy nhiên, sinh viên cũng cần xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập. Một thực tế đáng buồn là không ít sinh viên lạm dụng việc đi thực tế mà “bỏ rơi” các giờ học trên lớp, kết quả là họ thiếu kiến thức nền. Biết cách tqaoj ra sự hoà hợp lý giữa thời gian học tập và thực hành cũng là một tiêu chí đánh giá trình độ và phương pháp làm việc của sinh viên. Đối với những sinh viên báo chí có quyết tâm cao thì chắc chắn “hễ đi là đến”.
Nguyễn Phương Nhung
Lớp Báo in K.27A1
Cùng chuyên mục
Bình luận