Hình ảnh Việt Nam tỏa sáng trên từng sản phẩm đậu bạc làng nghề định công

(Sóng trẻ) - Hệ thống motip hoa văn trên đậu bạc của làng Định Công là một kho tàng văn hóa đặc biệt và đáng quý. Với sự độc đáo và tinh xảo của những họa tiết chạm trổ, đậu bạc Định Công trở thành biểu tượng của nghệ thuật truyền thống và sự khéo léo của những nghệ nhân làng.

Nghề đậu bạc Định Công có một lịch sử lâu đời và được xem là một phần quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam. Những tác phẩm đậu bạc tinh xảo, từ các hình thù trừu tượng cho đến những hình ảnh về thiên nhiên, động vật và con người thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống đậm chất Việt. 

Đa số các sản phẩm tại làng nghề là hình ảnh đậm đà hồn quê Việt Nam, như con trâu, con cò, bông lúa, hoa sen,... Một số sản phẩm trang sức vòng tay, trâm cài tóc được sáng tạo độc đáo, nhiều mẫu mã đa dạng.

Chia sẻ về nguồn cảm hứng thực hiện việc gìn giữ và phát triển nghề đậu bạc truyền thống, các thợ thủ công làm việc tại đây cho biết, họ lựa chọn những hình ảnh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt như một cách kể lại câu chuyện đời sống lao động, mong muốn các tác phẩm vừa có tính thẩm mỹ cao vừa đậm đà bản sắc Việt.  

018a8592-55ff-4bde-b32a-95cdc42d0831.jpg
Tác phẩm “Góc quê” của tác giả Lê Đình Sơn đạt giải C Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2023.

 

13744e7a-e3d1-49d2-9c6b-e21f46390519.jpg
Tác phẩm “Sắc sen đậu bạc” tại Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2024.

 

Kỹ thuật đậu bạc gồm nhiều công đoạn khác nhau như kéo vàng, bạc thành những sợi có kích cỡ khác nhau, to bằng đầu đũa, nhỏ như sợi tóc, hoặc làm ra những hạt vàng, bạc nhỏ li ti đều nhau, rồi gắn trên các hình mẫu như hoa, lá, chim muông,… đã định.

Bạc là nguyên liệu chính để đúc đậu bạc. Bạc được sử dụng phải là loại bạc 999 (trước gọi là bạc 10) để có thể kéo thành các sợi chỉ và tạo ra các họa tiết hoa văn, chim muông, hoa lá trên đồ trang sức.

Nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh chia sẻ: “Chỉ có bạc nguyên chất mới kéo được nhỏ và khi mình se hai sợi chỉ lại với nhau thì mới tạo ra được cái vân săn và sít”.

Ngoài bạc, người thợ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu phụ để tạo ra các chi tiết trang trí trên đậu bạc. Các nguyên liệu phụ này có thể bao gồm đá quý, ngọc trai, hạt cườm, và các vật liệu khác để tạo ra những điểm nhấn đặc biệt trên sản phẩm đậu bạc. 

Để cho ra đời được những sản phẩm có chiều sâu và mang lại giá trị cao, người nghệ nhân phải có độ tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo nhất định. Sản phẩm có sự kết hợp giữa đậu bạc, se sợi thủ công và bạc đúc là điểm mới trong nghề kim hoàn. Tuy đây là sản phẩm thủ công nhưng các chi tiết phải đều với nhau và khi hàn lại thì không được lộ vết hàn, phải đều, nhẵn, bóng. 

Một điểm đặc biệt trong hình thức se chỉ, thay vì chỉ dùng một sợi chỉ mà lại se hai sợi chỉ lại với nhau để sản phẩm có những cái vân được tạo từ hai sợi chỉ, giúp sản phẩm có chiều sâu và tinh xảo, là đặc trưng riêng của sản phẩm đậu bạc. 

Đậu bạc Định Công góp phần bảo tồn và truyền bá giá trị văn hóa truyền thống. Việc duy trì và phát triển nghề đậu bạc đã giúp củng cố và bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương. Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai) “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.

Bên cạnh đó, đậu bạc Định Công còn góp phần vào việc xây dựng một bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của Việt Nam. Những tác phẩm đậu bạc thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống, như lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tôn trọng thiên nhiên và lòng biết ơn đối với đời sống. Những tác phẩm này không chỉ là biểu tượng đẹp mắt mà còn mang trong đó những thông điệp ý nghĩa về văn hóa và truyền thống của người Việt. 

Với những ai đặt chân đến làng nghề đậu bạc Định Công, được tận mắt tham quan và trải nghiệm quy trình sản xuất đậu bạc, từ đó có cái nhìn sâu sắc đối với nghề truyền thống này. Điều này tạo ra cơ hội giao lưu văn hóa, thúc đẩy phong trào du lịch văn hóa và góp phần vào tăng cường kết nối xã hội.

Những đặc điểm riêng biệt và độc đáo, từ kỹ thuật chế tác tỉ mỉ đến hoa văn, họa tiết trang trí là những yếu tố thu hút khách hàng và tạo nên giá trị đặc biệt cho sản phẩm. Chia sẻ về việc cập nhật thị hiếu của khách hàng, người nối nghiệp đậu bạc Định Công – anh Quách Phan Tuấn Anh cho biết, anh đã dành thời gian nghiên cứu và phát triển mẫu mã sản phẩm để không bị lỗi mốt thông qua việc tìm kiếm và phát triển trên mạng xã hội.

“Số lượng khách hàng đang tăng lên tương đối nhiều, đối tượng khách hàng cũng thay đổi và mở rộng hơn. Hiện tại, các sản phẩm mang tính chất trang trí và làm quà tặng, chủ yếu là tranh và các dạng mô hình dùng để trưng bày. Để có cơ hội xoay vòng và phát triển, chúng tôi phải luôn quan tâm đến nhu cầu khách hàng. Chẳng hạn trong thời gian tới, các sản phẩm trang sức sẽ được chúng tôi chú trọng hơn", nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh cho biết. Hiện nay, việc phát triển đậu bạc Định Công đã dần một khởi sắc và phát triển. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN