Hình tượng Gà sống cùng Văn hóa dân tộc (Phần 3)

(Sóng Trẻ) - Phần 3: Hình tượng Gà phủ rộng phong phú: Hình tượng Gà còn xuất hiện trong văn học – nghệ thuật, thế võ, trò chơi dân gian, cách vấn tóc của người phụ nữ, mô tả hiện tượng cuộc sống…

Văn học

Đất nước nông nghiệp ngắm liền với việc “trông trời, trông đất, trong mây” để dự đoán thời tiết tốt xấu cho vụ mùa. Tục ngữ đúc kết từ kinh nghiệm và liên quan đến Gà, có câu: “Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa”, “Rán mỡ gà có nhà thì giữ”. Văn học dân gian mượn hình ảnh Gà để mô tả một vài hiện tượng cuộc sống, ẩm thực là “con gà cục tác lá chanh”, đàn ông một mình nuôi con là “gà trống nuôi con”, cẩn trọng trong chữ nghĩa là “bút sa gà chết”, chỉ thói ghen tị “con gà tức nhau tiếng gáy”, hướng tới những phẩm chất tốt đẹp của con người:
“Trai thời trung hiếu làm "đầu"
Gái thời tiết hạnh, "phao câu", "cánh", đùi
 Phần con một "dạ" một "lòng"
Công cha nghĩa mẹ hết "mình" vì con”.

Đến Văn học hiện đại, Gà mộc mạc, tươi tắn được nhắc tới như kỉ niệm ấu thơ và hồn cốt dân tộc:
“Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa 
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Xuân Quỳnh)
Hay như:
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trang giấy điệp”
(Hoàng Cầm)

bfedbac50_ga_doi_thuong.jpg
Hình ảnh gà trong đời thường đi vào Văn học linh hoạt và thực tế

Võ thuật

Nguyễn Lữ (Tây Sơn) tương truyền là người đã sáng tạo ra môn võ Hùng kê quyền (Hồng kê quyền, quyền gà chọi) mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi. Nguyễn Huệ vì muốn giữ gìn di sản của em trai đã cho truyền dạy lại bài quyền này và lưu truyền cho hậu thế. Còn lão võ sư Ngô Bông (Quảng Ngãi) là người có công lớn trong việc đem Hùng Kê Quyền vào chương trình thi đấu của Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam và truyền bá bài quyền này ra cho các võ sinh Việt Nam mang ra phô diễn trên thế giới. Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ. Bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà , nhắm vào những chỗ hiểm của đối thủ như các huyệt đạo, ngực, hầu… Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ bị sát thương.

bfedbac50_hung_ke_quyen.jpg
Một động tác trong Hùng kê quyền

Trò chơi dân gian

Đá cầu lông gà, chọi gà (đá gà)… là những trò chơi dân gian phổ biến lưu truyền từ ngàn đời nay. Trong tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa. Trò chơi được giới bình dân, vua chúa thời xưa ưa chuộng. Ngày nay vẫn còn thú nuôi gà chọi, chăm sóc và huấn luyện gà chọi một cách công phu, bài bản.

bfedbac50_old_dau_ke.jpg
Chọi gà tại Việt Nam - tranh khắc mang tên “Đấu kê” của Henri Oger (1908)

Dù là thời xưa hay thời nay, chọi gà vẫn thường gắn với cá độ và trở thành một thứ chơi khiến người ta mê mẩn quá đà nếu không biết cách phân bố thời gian chơi gà và làm việc lớn. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Hưng Đạo nhấn mạnh: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường thết yến sứ ngụy mà không biết căm, hoặc lấy chọi gà làm vui... Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc…”. Vua Lê Huyền Tông ban bố: “Có lệnh chỉ nhắc lại lệnh cấm chọi gà, đánh cờ, đánh bạc và các việc đồng cốt, sư sãi”. 

bfedbac50_phap_xem_ga_choi.jpg
Bức ảnh” Quan chức Pháp và người Việt xem chọi gà; giải thưởng lớn đặt trên bàn” (1951)

Nài ra, phụ nữ miền Bắc từ thời xưa ưa chuộng kiểu tóc đuôi gà - khi vấn khăn để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi. Đến thời hiện đại, thuật ngữ “gà công nghiệp” chỉ một nhóm đối tượng được nuôi dưỡng, bảo bọc, nuông chiều quá mức và không đúng cách đến khi ra đời thì trở nên ngờ nghệch, thói quen sống thụ động, thiếu trải nghiệm, thiếu khả năng xoay xở, cũng như những kỹ năng tự lo cho bản thân, đờ đẫn, chậm chạp, yếu nhược về thể chất và sức khỏe. Giới trẻ hiện nay có tiếng lóng “gà” chỉ những người mới, chưa thành thạo một kĩ năng nào đó. 

bfedbac50_toc_duoi_ga.jpg
Kiểu “tóc đuôi gà” được ưa chuộng từ thời xưa

Có muôn hình muôn vẻ, muôn ý nghĩa hình tượng Gà sống cùng Văn hóa dân tộc. Tìm hiểu và gìn giữ những bản sắc tốt đẹp mang tính truyền thống của đất nước là nghĩa vụ và trách nhiệm của người Việt nói chung và giới trẻ nói riêng.

Đỗ Diễm Hằng Minh
Báo in K35A1
Ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN