Hồ Tây và vấn đề ô nhiễm
(Sóng trẻ) - Ô nhiễm ở Hồ Tây là vấn đề tuy không mới nhưng đang tiếp tục gây ra những ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của thủ đô Hà Nội nói chung và đặc biệt là cuộc sống của người dân gần hồ nói riêng. Tình trạng này có nguy cơ tiếp diễn trước sự thiếu ý thức của người dân và sự nài cuộc của chính quyền.
Hồ Tây đang dần biến thành "bãi rác"
Trước đây Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất của thành phố, mang theo không khí trong lành cho người dân Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa điểm lý tưởng để mọi người dân có thể nghỉ ngơi, thưởng thức những món ăn nn hay đón hương sen thơm ngát.
Nhưng đến nay, Hồ Tây không còn mang vẻ đẹp thanh mát như vậy nữa. Mức độ ô nhiễm của Hồ Tây ngày một gia tăng, chất lượng nước của hồ ngày càng suy giảm. Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ trở thành “bãi rác” giữa lòng Hà Nội.
Hồ Tây đang dần biến thành "bãi rác" giữa lòng Hà Nội
Theo nghiên cứu của Công ty TNHH một thành viên Hồ Tây, hiện mỗi ngày đêm có khoảng 4.000 mét khối nước thải công nghiệp và sinh hoạt xả xuống hồ. Trong số lượng nước thải này, hàm lượng amoniac trong nước chiếm tới 1,5mg/l, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép.
Cảnh quan Hồ Tây đã thay đổi rất nhiều. Con đường quanh hồ dài 18km nay ngắn hơn, diện tích mặt Hồ bị thu hẹp, hồ nông hơn, rác thải theo những ống dẫn vào hồ, bập bềnh nổi lên các loại túi nilon, vỏ hộp, thực phẩm thừa… mùi hôi nồng nặc khiến cho các loài sinh vật không thể sinh sống.
Nguyên nhân từ đâu?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho Hồ Tây trở nên ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, nhưng nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên, đáng buồn lại là do hành động và ý thức của con người.
Hằng ngày, Hồ Tây được tận dụng như một ''thùng rác'' khổng lồ để người dân tự ý thải xuống đủ loại rác sinh hoạt. Phần lớn những ngõ hẹp xe rác không vào được, người dân đều vứt rác xuống hồ cho “tiện”. Mặc dù xung quanh hồ có nhiều thùng rác công cộng nhưng người dân và khách du lịch thường không ngần ngại thải luôn xuống mặt nước. Rác thải với đủ chủng loại và hàng nghìn cọc tre do người dân cắm xuống làm chỗ câu cá trộm hàng ngày, hàng giờ là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến môi trường nước Hồ Tây không tránh khỏi ô nhiễm.
Bên cạnh rác thải sinh hoạt, các du thuyền nhà nổi hoạt động ven hồ Tây đang ngày đêm khiến tình trạng của hồ đang ngày càng trở nên xấu đi. Dường như vì lợi nhuận, các chủ kinh doanh nhà hàng đã "cố tình" quên đi việc bảo vệ "lá phổi" của thủ đô. Xung quanh các nhà hàng nổi trên đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, rác thải ngập ngụa các vỏ thuốc lá, vỏ đồ hộp, giấy gói, nilong... gây mùi khó chịu. Đây là môi trường để bèo mọc lên tràn lan, các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở... khiến cho không một loài sinh vật nào có thể tổn tại được.
Thực trạng Hồ Tây như vậy, các cơ quan chức năng lại không có động thái rõ ràng, để tình trạng này tiếp tục diễn ra gây ảnh hưởng tới người đân. Cô Hồng, người dân sống ven hồ Tây cho biết: "Kể từ ngày có mấy du thuyền nhà nổi, nguồn nước của hồ Tây ngày càng ô nhiễm. Các nhà hàng ngày càng mở rộng, thải rác trực tiếp ra hồ Tây khiến nguồn nước bốc mùi nồng nặc rất khó chịu".
Thực trạng Hồ Tây tại các nhà hàng nổi
Đâu là giải pháp?
Các nhà khoa học cho rằng, đối với Hồ Tây cũng như các hồ khác của nội thành Hà Nội, cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống cống xung quanh hồ để thu m và ngăn ngừa 100% nước thải, không cho chảy vào hồ. Có như vậy nước các hồ mới nhanh chóng phục hồi thành môi trường nước trong sạch như những năm 60 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó, còn cần đến những biện pháp sinh học để bảo tồn đa dạng các loài sinh vật của Hồ Tây.
Trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn không gian xanh Hồ Tây không chỉ là công việc của các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương mà ý thức của người dân cũng cần được cải thiện và củng cố để góp phần vào công cuộc giữ cho Hồ Tây xanh sạch đẹp.
Thanh Nga
Báo Mạng điện tử K33
Cùng chuyên mục
Bình luận