Họa sĩ Minh Đạt: "Nghệ thuật như gánh hàng rong ta bày mẹt"

(Sóng Trẻ) - Đó những chia sẻ rất tâm huyết của họa sĩ chuyên nghiệp Minh Đạt về nghệ thuật vẽ tranh đường phố.


Họa sĩ Minh Đạt hiện là hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam, chuyên ngành Đồ họa. Ông đã từng có đôi lần xuất hiện trên trang báo VIetweekly - trang báo dành cho cộng đồng người Việt ở Mỹ để trao đổi về các vấn đề nghệ thuật.

"Cư trần lạc đạo"

Người đời vẫn thì thâm bên tai các họa sĩ đường phố rằng, vẽ tranh là một trong những môn nghệ thuật đỉnh cao, có giá trị về vật chất và tinh thần rất cao quý. Vì vậy, không thể để cái cao quý ấy “nằm mẹt” ra đường phố như những gánh hàng rong bên vỉa hè được. Thế nhưng, dưới con mắt của một nghệ sĩ từng trải và có nhiều cống hiến cho nghệ thuật, họa sĩ Minh Đạt lại nhìn nhận vấn đề dưới những góc cạnh hết sức sâu sắc và đầy thuyết phục.

Họa sĩ Minh Đạt mở đầu cuộc bàn luận bằng triết lý nổi tiếng của Trần Nhân Tông: “Cư trần lạc đạo”. Theo cách giải thích của ông, “Cư trần lạc đạo là chúng ta bám sát trần gian bụi bặm, khốn khó, gian khổ này để gần với công chúng thì mới thấy được hết cái lý đạo mà chúng ta đang đi…”

Với họa sĩ Minh Đạt, khi đã “bày mẹt” nghệ thuật xuống đường để vẽ là lúc ông quên đi học hàm học vị của cá nhân mình để với mục đích mang cái đẹp, cái nghệ thuật “đỉnh cao” đến được với đông đảo công chúng. Khi ông quên đi học hàm của mình để hòa mình vào chốn bộn bề cuộc sống, hòa vào dòng chảy của thế sự, ông vẽ nên những đứa con đẻ tinh thần mang tầm giá trị chân - thiện - mĩ.

f00fe8455_ns_minh_dat_2160_x_1620.jpg

Nghệ sĩ Minh Đạt giữa đám đông du khách, có cả người nước nài quan sát

Họa sĩ cho rằng: học hàm của một người nghệ sĩ chưa chắc đã nói lên được năng lực mà người nghệ sĩ ấy làm được. Đôi khi có những con người không qua một trường lớp nào lại cho ra những tác phẩm có chiều sâu và cái hồn mà hiếm ai làm được. Cũng chính từ đó, khi bày “mẹt” nghệ thuật ra trước công chúng và quên đi cái tôi nghệ sĩ, cái học hàm của mình để qua mỗi tác phẩm sẽ ngộ ra những chân lí cũng như những bài học quý báu.

Với một thời gian “cư trần” ở ven hồ Hoàn Kiếm thì họa sĩ nhận thấy rõ một điều rằng, công chúng ngày nay rất tò mò và có mong muốn được tiếp cận loại hình nghệ thuật này. Ông cho rằng, tiếp cận không chỉ ở chỗ nhìn vào cái sự hoàn thiện của tác phầm khi trưng bày ở các cuộc triển lãm tranh, mà hơn thế đó là tiếp cận cả quá trình khéo léo sáng tạo nên tác phẩm. Để không chỉ xem mà còn thấu hiểu được cái tâm huyết từ toát lên từ những “nét bút phóng ra.”

Chấp nhận “nghe tiếng trách chê của đời”

Mỗi một bức chân dung mà người họa sĩ vẽ lên thì chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những lời nhận xét, phê bình, sẽ không tránh khỏi những xăm xoi, đánh giá tác phẩm… Có những lời lẽ mang tính chủ quan, nhưng cũng có những cách nhìn rất khách quan và mang tầm hiểu biết. Nên khi đã chấp nhận ngồi xuống và vẽ tranh thì trước hết phải học cách chịu đựng những áp lực rất lớn từ công chúng và người nghệ sĩ phải có bản lĩnh vững chắc. Mà cái gọi là bản lĩnh ở đây theo họa sĩ cũng đồng nghĩa với việc phải có “nghề”.

f00fe8455_ns_minh_datchan_dung_600_x_450.jpg

Nghệ sĩ Minh Đạt chia sẻ với người viết bài

Còn về phía công chúng lại có những sự tiếp nhận khác nhau, người cho rằng vẽ giống với thực tế là đúng, người cho rằng cái “thần” toát lên từ bức tranh mới là cái khó và là cái họ cần… do đó, người nghệ sĩ trước hết phải không chỉ có “nghề” mà còn có cả cái “tâm” để truyền vào tác phẩm của mình những hơi thở của tâm hồn nghệ sĩ. Giống như một câu nói xưa cũ của Trung Hoa: “Họa hổ, họa bì, nan họa cốt.” Nghĩa là, vẽ con hổ nhìn bề nài đã khó nhưng lại dễ so với việc vẽ được thế giới nội tâm bên trong, sắc thái ở miệng, cửa sổ tâm hồn ở mắt, cái đó mới khó hơn rất nhiều…

Trong giới hội họa, cũng như người đời vẫn có không ít quan niệm cho rằng vẽ tranh đường phố là một đẳng cấp thấp, một hướng đi đường cùng của người nghệ sĩ… Còn nghệ sĩ Minh Đạt vẫn sống và cống hiến vì nghệ thuật với quan niệm sâu sắc: “Nghệ thuật như gánh hàng rong ta bày mẹt, mà bày mẹt khác ở chỗ bày kiến thức, bày tài năng cho công chúng cùng thưởng thức.” Nói thế để thấy rằng, trong chốn bụi bặm ấy đã sản sinh ra những giá trị nghệ thuật cao cả…

Đoàn Bổng
Lớp Báo mạng Điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN