Học viện Báo chí và Tuyên truyền giải đáp những thay đổi trong công tác tuyển sinh

(Sóng Trẻ) – Trong buổi livestream tư vấn tuyển sinh chiều 25/4, quý phụ huynh cùng các bạn học sinh học lớp 12 đã được giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền giải đáp nhiều thắc mắc xoay quanh kỳ thi THPTQG 2020 và bài thi năng khiếu báo chí.

Thấu hiểu những thắc mắc và mong muốn của các sĩ tử, chiều 25/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức buổi livestream tư vấn tuyển sinh khối ngành báo chí - truyền thông. Buổi tư vấn có sự tham gia của các thầy, cô giáo nắm giữ vị trí “chủ chốt” trong các khoa, phòng, ban của Học viện: PGS.TS Phạm Minh Sơn – Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng – Viện trưởng Viện Báo chí; PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh – Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế; PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng – Phó Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình; TS Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Trưởng ban Quản lý đào tạo và TS. Nguyễn Thị Minh Hiền – Phó Trưởng khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo.

6f6dc82ce_1.jpg
Các thầy cô tham gia buổi tư vấn tuyển sinh khối ngành báo chí - truyền thông chiều 25/4 (Nguồn ảnh: Fanpage khoa Phát thanh – Truyền hình)

Buổi livestream đã thu hút sự theo dõi của đông đảo các quý phụ huynh cùng các bạn học sinh khối 12 trên cả nước. Nhiều điểm mới dự kiến sẽ áp dụng trong kỳ xét tuyển năm nay của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã được thầy cô công bố.

Những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Thưa PGS.TS Phạm Minh Sơn, thầy có thể chia sẻ một số điểm mới trong kỳ thi xét tuyển năm nay của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho các bạn sĩ tử được biết không ạ?

PGS.TS Phạm Minh Sơn: Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong ngày 24/4, Học viện đã tổ chức họp Hội đồng tuyển sinh đưa ra phương án tuyển sinh dự kiến trong năm nay với một số điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi nhất cho các bạn thí sinh để đạt được nguyện vọng của mình. Sau đây, thầy muốn nhấn mạnh đến một số điều chỉnh lớn:

Một là về tổ hợp các môn thi. Thay vì 4 tổ hợp như mọi năm, năm nay Học viện đã rút gọn, còn lại 3 tổ hợp:
- Tổ hợp 1 các ngành liên quan đến báo chí – Truyền thông bao gồm các môn: Ngữ văn, năng khiếu báo chí, môn tự chọn (Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội)
- Tổ hợp 2 các ngành khoa học chính trị và lý luận chính trị: Ngữ văn, Toán, môn tự chọn (Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội)
- Tổ hợp 3 các ngành quan hệ quốc tế, quan hệ công chúng và quảng cáo, nại ngữ: Ngữ văn, Tiếng Anh (nhân hệ số 2), môn tự chọn (Toán, Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội).

Hai là, Học viện rất khuyến khích có chứng chỉ tiếng Anh đạt kết quả cao.
- Những thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, học lực khá, hạnh kiểm tốt trong ba năm cấp học THPT, tuyển thẳng nhóm ngành 3 hoặc hệ chất lượng cao (CLC).
- Riêng với các lớp chất lượng cao của nhóm ngành báo chí, thí sinh có điểm năng khiếu báo chí từ 5 điểm trở lên, tuyển thẳng nhóm ngành 1.

Ba là, Học viện ưu tiên 50% chỉ tiêu xét tuyển học bạ.
- Chỉ tiêu xét tuyển học bạ chiếm 50% chỉ tiêu chung, tính theo điểm chung bình chung 3 năm học THPT. 50% chỉ tiêu còn lại xét theo kết quả thi.
- Cộng điểm khuyến khích cho học sinh giỏi quốc gia. Bên cạnh đó, thí sinh đạt giải khi tham gia các cuộc thi cấp tỉnh cũng được xem xét cộng điểm. Điểm ưu tiên khu vực, dân tộc, con em thương binh liệt sĩ vẫn được duy trì.

Bốn là, về việc tổ chức kỳ thi năng khiếu báo chí. 
Học viện dự kiến tổ chức kỳ thi năng khiếu báo chí vào tháng 7, trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPTQG.
Với các điểm mới này sẽ tạo điều kiện tối đa cho các em học sinh khi tham gia xét tuyển vào các chuyên ngành của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Vậy một thí sinh được đăng ký bao nhiêu chuyên ngành, và một chuyên ngành có thể đăng ký được nhiều tổ hợp không, thưa TS. Nguyễn Thị Thu Thủy?

TS. Nguyễn Thị Thu Thủy: Theo quy chế của Bộ đưa ra các năm trước đây, một thí sinh không hạn chế số lượng nguyện vọng, mỗi nguyện vọng tương đương 30.000 VNĐ. Mặc dù năm nay, Bộ chưa đưa thêm thông tin chính thức về số lượng nguyện vọng, nhưng theo cô, việc này vẫn được giữ nguyên. Do đó, các em thí sinh nên tìm cách tối đa hóa lợi thế của mình. Và một chuyên ngành có thể đăng ký được nhiều tổ hợp.

Cô Thủy có thể giải đáp cho các em về cách thức đăng ký thi năng khiếu báo chí được không ạ?

TS. Nguyễn Thị Thu Thủy: Về kỳ thi năng khiếu báo chí, em cần đăng ký xem muốn vào chuyên ngành nào trong 8 chuyên ngành báo chí và đăng ký thứ tự các nguyện vọng của em, cái gì thích nhất đưa lên đầu tiên. Các bạn thí sinh sẽ đăng ký theo tờ mẫu, nộp lên Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo đường trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh kèm theo bản photo học bạ. Bản đăng ký này nằm nài hồ sơ đăng ký các em nộp lên Sở.

Tờ mẫu đăng ký sẽ được đăng trên cổng thông tin, các fanpage sẽ hỗ trợ chia sẻ để các bạn thí sinh cũng nắm được. Còn về thời gian nộp các thầy cô cần họp bàn thêm để đưa ra thời gian cụ thể và chính xác, sẽ sớm thông báo đến các bạn thí sinh ngay khi Bộ thông báo quy chế tuyển sinh.

Nhiều bạn thí sinh rất thắc mắc về kỳ thi năng khiếu báo chí cũng như những bí quyết chuẩn bị cho kì thi này một cách tốt nhất. Cô Đỗ Thị Thu Hằng hãy chia sẻ điều này với các bạn thí sinh?

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng: Mục đích của kì thi là tìm ra thí sinh thực chất có kỹ năng, tố chất thích hợp với nghề báo. Bài thi 180 phút, các bạn không cần ôn luyện quá cao siêu.

30 phút đầu tiên với 30 câu hỏi về kiến thức nền mà nhà báo nào cũng cần trang bị, là kiến thức ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, không thách đố bất cứ ai.

Tiếp đó là 120 phút tự luận, có 2 phần. Mục tiêu của phần này là kiểm tra khả năng xử lý thông tin, khả năng biểu đạt sự kiện, thường là một đoạn văn bản có các lỗi sai, yêu cầu thí sinh sửa lỗi và điền vào chỗ trống để hoàn thiện (chiếm 3 điểm).

4 điểm là bài tự luận, mục đích kiểm tra năng lực sáng tạo và phát hiện vấn đề. Với bài thi này, thí sinh hãy tự do thoải mái bày tỏ quan điểm cá nhân, đừng bó buộc và cũng không cần theo cấu trúc nào.

Các thầy cô muốn thấy năng lực báo chí thực sự của các bạn chứ không phải copy hay điều gì máy móc.

Với riêng chuyên ngành ảnh báo chí và quay phim truyền hình cũng không khác nhiều lắm. Các bạn thí sinh sẽ cùng làm bài trắc nghiệm và trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp 3 điểm: thông thường các bạn sẽ xem một bức ảnh hoặc một đoạn video, có 30 phút để viết 500 âm tiết nhận xét nội dung, kỹ thuật, mỹ thuật, các phân tích, cảm nhận khi xem.

Phỏng vấn 4 điểm. Trong phần này, các bạn sẽ được gặp gỡ các thầy cô, nhiếp ảnh, nhà báo, đạo diễn để phỏng vấn, để thầy cô nhìn thấy năng lực 1 cách cụ thể, năng lực trong giao tiếp của bạn có thích hợp với nghề hay không.

Các thí sinh cần lưu ý rằng, không khó khăn khi thu năng khiếu, chỉ cần các bạn bình tĩnh, tự tin, đi thi bằng năng lực của chính mình.

Nhiều bạn thí sinh thắc mắc, không biết Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tổ chức ôn thi năng khiếu báo chí hay không, thưa cô Đinh Thị Thu Hằng?

PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng: Học viện Báo chí và Tuyên truyền không tổ chức ôn năng khiếu báo chí vì năng khiếu là những gì tự nhiên, khi có điều kiện sẽ bộc lộ ra nài. Kỳ thi năng khiếu chỉ là điều kiện, là môi trường để những tài năng đó được bộc lộ mà thôi.

Do vậy, bên cạnh chuẩn bị kiến thức, các bạn thí sinh khi tham gia kỳ thi năng khiếu báo chí cần nhìn lại bản thân xem mình có quan tâm đến vấn đề xã hội không? Mình có quan tâm đến tin giả không? Mình có nhu cầu khám phá tìm hiểu về sự thật, có muốn chia sẻ sự thật với người khác không? Và khi chia sẻ với người khác, mình có thể diễn đạt mạch lạc, logic vấn đề đó được hay không? Nếu câu trả lời là có tức là bạn có năng khiếu báo chí, hãy tự tin và bình tĩnh để bước vào kỳ thi.

Thưa cô Đinh Thị Thu Hằng, theo em được biết khoa Phát thanh – Truyền hình có 2 ngành đào tạo hệ chất lượng cao (CLC). Vậy, hệ CLC có điểm gì khác so với hệ thường?

PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng: Hệ chất lượng cao CLC khác với hệ chuẩn ở 4 điểm như sau:
- Học phí cao hơn. Nhưng cô tin chắc rằng, những điều mà các em nhận được khi theo học hệ chất lượng cao CLC sẽ rất đáng để các em đầu tư.
- 20% số tín chỉ các em sẽ học bằng tiếng Anh. Do đó, hệ chất lượng cao CLC yêu cầu các bạn có trình độ nại ngữ tốt, Học viện sẽ tổ chức thi phân hạng để kiểm tra trình độ tiếng Anh của các bạn.
- Cơ sở vật chất cao hơn, kỹ thuật hiện đại và được ưu tiên hơn. Giảng viên CLC có trình độ chuyên môn cao, là các PGS.TS, được đào tạo nước nài.
- Chuẩn đầu ra được ưu tiên cao hơn, thích ứng điều kiện cao hơn khi làm việc.

Và các em hãy nhớ, dù xét tuyển chuyên ngành đào tạo chất lượng cao CLC, các em vẫn phải trải qua kỳ thi năng khiếu báo chí.

Xu thế và cơ hội việc làm trong lĩnh vực truyền thông

Với sự tham gia tư vấn của PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng – Viện trưởng Viện Báo chí; PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh – Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế; TS Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Trưởng ban Quản lý đào tạo và TS. Nguyễn Thị Minh Hiền – Phó Trưởng khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, các bạn học sinh đã có cái nhìn tổng quát nhất về xu thế và cơ hội việc làm trong lĩnh vực báo chí – truyền thông.

Thưa thầy Oanh, nhiều bạn học sinh mong muốn trở thành MC, biên tập viên truyền hình đối nại thì có thể theo học tại khoa Quan hệ quốc tế được không ạ?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh: Khoa Quan hệ quốc tế đào tạo rất nhiều chuyên ngành, có thể kể tên một số chuyên ngành đã đào tạo lâu năm như thông tin đối nại, quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu, quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế.

Từ khóa “quốc tế” có mặt ở hầu hết các chuyên ngành. “Quốc tế” ở đây có 2 ý nghĩa: “Quốc tế” là hướng ra bên nài thế giới và bao hàm cả hoạt động đối nại, đem Việt Nam ra với thế giới và đem thế giới đến Việt Nam.

Nội dung các chương trình học của khoa liên quan đến chính trị - truyền thông quốc tế. Ba học phần nằm trong chương trình học bao gồm: quan hệ quốc tế, truyền thông đối nại và truyền thông quốc tế.

Theo thống kê của chúng tôi, các bạn sinh viên đã ra trường có hơn 70% có việc làm và phổ việc làm rất rộng và đa dạng. Ví dụ như làm đối nại của các cơ quan chính phủ, các cơ quan nhà nước; làm truyền thông quốc tế kể cả các doanh nghiệp về các tổ chức quốc tế; các cơ quan báo chí đặc biệt các cơ quan báo chí về mặt đối nại như là các phóng viên thường trú.

30% còn lại phải do các bạn cố gắng để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan.

Lời khuyên của tôi đó là nếu các bạn muốn hướng ra bên nài thế giới, hãy chọn khoa quan hệ quốc tế. Chúng tôi đảm bảo sẽ trang bị cho các bạn đủ kiến thức, kỹ năng và đội ngũ giảng viên là những thầy cô giáo đã học trong nước, nước nài và có kinh nghiệm thực tế sẽ thúc đẩy niềm đam mê về hoạt động truyền thông quốc tế trong con người bạn.

Vậy, quan hệ quốc tế có điểm gì khác so với quan hệ công chúng và quảng cáo. Cô Hiền có thể giúp bạn thí sinh phân biệt 2 ngành này được không ạ?
 
TS. Nguyễn Thị Minh Hiền: Cùng trong ngành truyền thông, sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo ra đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho ngành truyền thông của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Chúng tôi đều đảm bảo cung cấp trang bị những kiến thức về kỹ năng, những kiến thức lý luận cho các em, trang bị cho các em những kiến thức thực tế để có thể hoàn toàn có thể bắt tay với công việc.

Các bạn tốt nghiệp lĩnh vực truyền thông đều có những cơ hội rất rộng mở. Có thể làm ở tất cả các cơ quan như các tổ chức nhà nước, tổ chức chính phủ cho đến các doanh nghiệp tập đoàn và các công ty kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo trong cả nước và trên thế giới.

Khoa chúng tôi có đào tạo rất nhiều môn học thể hiện tính chuyên nghiệp và có chuyên ngành rất rõ. Ví dụ đối với chuyên ngành quan hệ công chúng chuyên nghiệp, các bạn được học bài bản về tư vấn chiến lược, về lập kế hoạch và xây dựng các chiến dịch truyền thông, thiết kế sản phẩm truyền thông hoặc tổ chức sự kiện, xử lý khủng hoảng.

Đối với những chuyên ngành quảng cáo như marketing của khoa, chúng tôi tập trung vào đào tạo cho các em các kỹ năng làm nghề như thiết kế quảng cáo, viết kịch bản quảng cáo, sản xuất các chương trình quảng cáo, xây dựng các chiến dịch quảng bá thương hiệu.

Chúng tôi kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành. Hoạt động thực hành của chúng tôi giúp các em sinh viên có cơ hội tổ chức sự kiện, làm quen với công việc.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm, đội ngũ giảng viên của khoa là những cá nhân tinh nhuệ, các thầy cô trong khoa đều là những người được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế, đặc biệt là những nước có ngành truyền thông phát triển như Úc, Anh, Mỹ.

Những sản phẩm, những chương trình nội dung học kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết đó là đôi phần thể hiện được sự riêng biệt của chúng tôi trong cái bối cảnh chung về ngành truyền thông của trường.

Vậy thưa cô Hằng, truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện có điểm gì khác biệt?

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng: Điểm hay nhất của ngành truyền thông đại chúng là đào tạo nguồn nhân lực truyền thông đặc biệt là nguồn nhân lực sản xuất để có khả năng sáng tạo nội dung, sản xuất các dòng sản phẩm truyền thông sáng tạo để phục vụ cho tất cả các kênh và phương tiện truyền thông đại chúng.

Với chuyên ngành truyền thông đại chúng này, mục tiêu đào tạo của Viện báo chí là đào tạo những người chuyên sản xuất truyền thông sáng tạo trong bối cảnh phát triển nền tảng công nghệ số. Do đó, truyền thông cũng có những đổi mới trong sáng tạo phương thức tổ chức nội dung và sản xuất.

Còn ngành truyền thông đa phương tiện khác gì so với ngành truyền thông đại chúng, trước tiên hai ngành này đều được học những môn nền tảng ví dụ như về mĩ thuật, xây dựng web, cơ sở truyền thông, quản trị truyền thông.

Đầu ra của truyền thông đại chúng là những người làm về sản xuất những sản phẩm trong ngành công nghiệp truyền thông nói chung và phục vụ cho tất cả các cơ quan tổ chức bộ phận truyền thông.

Còn lại với truyền thông đa phương tiện lại chú trọng về sản xuất nội dung đa phương tiện và sáng tạo nội dung đa phương tiện.

Trong buổi livestream tư vấn tuyển sinh khối ngành báo chí – truyền thông, quý phụ huynh cùng các bạn học sinh lớp 12 đã được giải đáp những thắc mắc xoay quanh kỳ thi xét tuyển năm 2020 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được nghe tư vấn của các giảng viên kỳ cựu về xu thế và cơ hội việc làm của ngành này trong thời đại mới.
Về công tác chuẩn bị cho kỳ thi, PGS.TS Phạm Minh Sơn – Phó giám đốc Học viện cho biết: “Đến nay, công tác chuẩn bị cho kì thi của Học viện đã tương đối đầy đủ và dần hoàn tất. Nhà trường đang chờ một số văn bản chính thức của Bộ là sẽ công khai phương thức tuyển sinh. Thầy cũng khẳng định với quý phụ huynh và tất cả các em rằng, công tác chào đón tân sinh viên đã rất sẵn sàng, các thầy cô đang rất mong muốn chào đón tất cả các em”.

Phương Qúy – Thảo Dương

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN