Một thoáng Đông Nam Á trong lòng Hà Nội

(Sóng Trẻ) - Nhằm đem đến cho khách tham quan một cái nhìn tổng quan về văn hóa ở một số nước Đông Nam Á, Bảo tàng Dân tộc học đã tổ chức trưng bày những sản phẩm văn hóa như trang phục, tranh vẽ và đồ thủ công mỹ nghệ… của một số nước trong khu vực.

 

Nằm vỏn vẹn trên tầng hai của bảo tàng, diện tích khu triển lãm có vẻ hơi “khiêm tốn” nhưng qua đó, người xem vẫn được cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về nền văn hoá phong phú và đa dạng của Đông Nam Á. Khi đến với khu triển lãm, hình ảnh đầu tiên khách tham quan bắt gặp đó là những bức tranh kính của người Indonesia.


e19be9959_image001.jpg

Bức tranh “Cô gái đến từ Champa”. Cô gái được vẽ với các trang phục và tư thế khác nhau thể hiện quan hệ giữa Indonesia với lục địa ở thời các vương quốc Majapahit và Demak.

 

Khác với những bức tranh thông thường được vẽ trên giấy, người Indonesia thường sơn vẽ tranh trên mặt sau của một tấm kính. Du nhập từ thế kỉ 20 cùng với người Hà Lan và phát triển cực thịnh vào những năm 30, tranh kính đã trờ thành nét văn hóa đặc sắc của người Indonesia. Tranh kính lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc sống hàng ngày, nghệ thuật dân gian, nghi lễ và lễ hội…

 

e19be9959_image002.jpg

Bức tranh “Kỉ niệm ngày quốc khánh Indonesia”.

 

Do đặc điểm về địa hình lãnh thổ nên nền văn hóa Indonesia có ảnh hưởng từ nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ. Đó là lý do vì sao mà trong những bức tranh kính ta vẫn có thể cảm nhận được âm hưởng của Ấn Độ giáo.


e19be9959_image003.jpg

Một cảnh trong Ramayana.

 

Bên cạnh tranh kính của người Indonesia, triển lãm còn trưng bày những sản phẩm thủ công mĩ nghệ của người Myanmar, chủ yếu từ gỗ và chất liệu sơn mài. Nghệ thuật sơn mài ra đời ở Trung Quốc, phát triển ở nhiều nước Đông Nam Á và đặc biệt tinh xảo ở Myanmar.


e19be9959_image004.jpg

Hộp lễ vật của người Myanmar, làm từ gỗ, tre, sơn mài, thếp vàng, thủy tinh. 


Đến với triển lãm, người xem không chỉ được thưởng thức những tác phẩm tranh kính, sản phẩm thủ công mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp truyền thống của trang phục người Philipin.


e3892ecea_image006.jpg

Nam phục và…


e3892ecea_image007.jpg

…nữ phục, của người philipin, chủ yếu được dệt từ vải bông và cườm.

 

Dù chỉ là sự khắc họa thoáng qua nhưng triển lãm đã không chỉ giúp quảng bá những sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi nước mà còn giúp khách tham quan hiểu thêm về nhiều nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc anh em; từ đó thắt chặt hơn tình đoàn kết giữa các nước trong khu vực.


Quang Dũng

Lớp Báo mạng điện tử K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN