Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
(Sóng trẻ) - Đó là chủ đề của hội thảo kinh tế diễn ra vào ngày 16/3, tại Trung tâm hội nghị Quốc Tế trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và tăng cường năng lực cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ để giải quyết những vấn đề liên ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Hội thảo cũng đã đưa ra những được những thành công bước đầu của Việt Nam trong việc tham gia vào hoạt động thương mại tự do AFTA (ASEAN Free Trade Area) trong 15 năm qua như: bước đầu đã tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập, tạo ra yếu tố ban đầu để Việt Nam tham gia chuỗi kinh tế toàn cầu, tạo điều kiện rất quan trọng cho vị thế của Việt Nam được thể hiện trong khu vực và thế giới…
Tại hội thảo, ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công thương cũng đã đặt ra những mục tiêu quan trọng cho việc tham gia vào hoạt động AFTA thời gian tới như: Thúc đẩy sản xuất trong nước, xuất nhập khẩu và mở rộng thì trường xuất nhập khẩu. Trong đó hoàn thành một số nhiệm vụ như giải quyết, ứng phó với những bất lợi, cải thiện cán cân thương mại, tạo hiệu ứng phó có lợi cho nền kinh tế,…
Hội thảo các hiệp định thương mại tự do và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu đã đạt được, thì Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc gia nhập FTA trong thời gian tới. Về vấn đề này, các đại biểu đã đặt ra và thảo luận bốn vấn đề lớn Việt Nam phải đối mặt sắp tới. Thứ nhất là việc xác định các đối tác lớn. Vấn đề thứ hai đặt ra là, lợi thế của 10 năm trước liệu có còn phù hợp với 10 năm tới. Thứ ba là làm thế nào để khẳng định hoạt động Việt Nam trong thương mại kinh tế trở thành chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu. Vấn đề cuối cùng là cần phải có những biện pháp, tổ chức chiến lược cụ thể để có thể đạt được mục tiêu.
Phát biểu tại hội thảo, nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan cũng đưa ra những chiến lược đóng góp vào việc giải quyết khó khăn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của Việt Nam khi tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Ông Vũ Khoan đề nghị: “Phải đặt Việt Nam vào chiến lược toàn cầu để Việt Nam trở thành chuỗi mắt xích của chiến lược toàn cầu.”.
Một số đại biểu còn đưa ra những hướng giải quyết khác để Việt Nam gia nhập FTA trong 10 năm tới đạt được những mục tiêu tốt hơn như: phát triển công nghiệp hướng đến xuất khẩu, tăng phụ kiện, phụ liệu; ưu tiên lợi ích quốc gia từ kí kết FTA và các đối tác; tạo nền tảng tiền đề về thương mại, đầu tư; linh hoạt với các đối tác,…
Nguyễn Chi
Báo mạng điện tử k27