Hội thảo: Giải pháp đào tạo E-learning ngành báo chí - truyền thông

(Sóng trẻ) - Chiều 6/7, khoa Phát thanh Truyền hình – Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức hội thảo “Giải pháp đào tạo E-learning ngành báo chí - truyền thông” tại nhà A của Học viện.

Học online không phải là khái niệm mới, nhưng sau đại dịch COVID- 19, giải pháp học online trở thành một tất yếu cho tất cả cơ sở giáo dục và người học trên toàn thế giới. Từ đây, một loạt những vấn đề đặt ra cần được làm rõ và giải quyết để đưa hình thức học tập này vào cuộc sống một cách hợp lý và có chất lượng cao nhất.

Trong bối cảnh cấp thiết phải đánh giá hiệu quả của quá trình giảng dạy trực tuyến và tiến tới xây dựng, chuẩn hóa các phương pháp đào tạo trực tuyến ngành báo chí – truyền thông, Khoa Phát thanh Truyền hình – Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức hội thảo “Giải pháp đào tạo E-learning ngành báo chí - truyền thông”.

Hội thảo được điều phối bởi Đoàn chủ tịch gồm ba thành viên: ThS. Đinh Ngọc Sơn – Phó Trưởng khoa Phát thanh Truyền hình, TS. Đinh Thị Xuân Hòa – Phó Trưởng khoa Phát thanh Truyền hình, TS. Ngô Bích Ngọc – giảng viên khoa Phát thanh Truyền hình.

Tham dự hội thảo có đại diện nhà trường, khách mời đến từ các đơn vị trong và nài Học viện: TS. Mạch Lê Thu – Trung tâm thông tin khoa học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Thúy Hà – Phó Trưởng ban đào tạo – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, TS. Nguyễn Việt Nga –Trưởng khoa Nại ngữ, Học viện Báo chí, đạo diễn Ngọc Hòa – cựu đạo diễn Đài truyền hình Việt Nam, ThS. Vũ Lan Hương – cán bộ Quan hệ công chúng - Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN +3, bà Corinne Podger – Giám đốc và Hiệu trưởng Cơ quan Đào tạo kỹ năng Truyền thông số Digital Skills Agency - Úc, nhà báo Nguyễn Ngọc Diệp – phóng viên báo Tuổi trẻ, ông Lê Tuấn Anh – Phóng viên kênh phát thanh Giao thông đô thị - Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội; cùng toàn thể các giảng viên, sinh viên lớp CLC K38, K39 của Khoa Phát thanh Truyền hình.

a851a6946_anh_1.jpg

Các đại biểu tham dự hội thảo

Với chủ đề “Giải pháp đào tạo E-learning ngành báo chí-truyền thông”, hội thảo nhận được nhiều tham luận của các nhà khoa học cả trong và nài nước, của sinh viên thuộc khoa Phát thanh Truyền hình. Đặc biệt, hội thảo đã sử dụng phần mềm Microsoft Teams trong việc kết nối với những diễn giả ở Úc và Singapore. Đây là minh chứng về việc ứng dụng các nền tảng trực tuyến trong giáo dục - khoa học hiện nay.

Trong thời gian hơn hai giờ đồng hồ, các góc độ để tìm ra giải pháp đào E-learning ngành báo chí - truyền thông đã được những diễn giả đưa ra và giải quyết quyết thấu đáo. 

Dạy học trực tuyến – E-learning, tương đương với thuật ngữ “online learning”, được sử dụng dụng từ năm 1999. E-learning gồm 7 hợp phần, đều phải có sự hỗ trợ của công nghệ và được thực hiện nài phạm vi lớp học truyền thống.

Trình bày về xu hướng của dạy học trực tuyến, TS. Mạch Lê Thu nhận định đây không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là giải pháp tình thế phù hợp trong điều kiện đại dịch COVID- 19 hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới.

“Về ngành báo chí, tại Việt Nam, do đặc thù đào tạo nhiều thực hành, thậm chí phải “cầm tay chỉ việc” nên chưa có khóa đào tạo chính quy báo chí - truyền thông được tổ chức theo hình thức E-learning. Tuy nhiên, trong các khóa dành cho đại trà trên mạng, đã có một số môn học được đưa lên trên các nền tảng mạng”, TS. Thu chia sẻ.

a851a6946_anh_2.jpg

TS. Mạch Lê Thu trình bày tại hội thảo

Trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch COVID- 19, E-learning tỏ ra ưu thế hơn hẳn so với phương pháp truyền thống. Và qua dịp này, người ta có điều kiện nhìn nhận đa chiều về tác động hình thức E-learning đối với mỗi cá nhân và xã hội.

Tham dự hội thảo thông qua phần mềm Microsoft Teams, ThS. Vũ Lan Hương – Cán bộ quan hệ công chúng, Văn phòng nghiên cứu ASEAN tại Singapore nhận định: “Điều tích cực mà đại dịch đem đến cho chúng ta là thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục – đào tạo”.

Đối với việc học trực tuyến, Ths. Vũ Lan Hương cho rằng, hình thức học tập này có nhiều ưu điểm mà hình thức học trực tiếp khó đạt được: E-learning giúp người học linh hoạt về thời gian; người dùng có thể học nhiều khóa học miễn phí hoặc mất phí nhưng thấp hơn nhiều so với học trực tiếp; mỗi người có nhiều lựa chọn các khóa học ở các quốc gia trên thế giới; giúp giảng viên và học viên tăng cường kỹ năng phối hợp và làm việc trên môi trường không gian số; đặc biệt, hình thức học này thúc đẩy tính kỷ luật đối với người học.

a851a6946_anh_3.jpg

Diễn giả ThS. Vũ Lan Hương (bên trái) – cán bộ Quan hệ công chúng, Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN +3 chia sẻ trong hội thảo qua phần mềm Microsoft Team

Là người đã và đang sử dụng các nền tảng, khóa học trực tuyến, ThS Hương cũng đã chia sẻ tới hội thảo các nền tảng, khóa học trực tuyến mà bản thân cảm thấy hài lòng. Trong đó, phải kể đến những nền tảng cung cấp các khóa học dành cho người làm báo chí – truyền thông như Nice central for journalism; Exd và Coursera; Linkedln learning…

Không thể phủ nhận mặt tích cực mà E-learning mang lại cho người sử dụng, song, trong quá trình tiếp cận và sử dụng có hiệu quả hình thức học tập này, tại các trường học, nhiều vấn đề bất cập nảy sinh.

Cũng tham dự hội thảo qua phần mềm Microsoft Teams, bà Corinne Podger – Giám đốc và Hiệu trưởng Cơ quan Đào tạo kỹ năng Truyền thông số Digital Skills Agency, Úc cho rằng hiện nay, cả học viên và giảng viên đều gặp khó khăn trong dạy học trực tuyến. Với sinh viên, họ có thể không có máy tính, cảm thấy bị cô đơn, bỏ rơi khi không được xuất hiện trên video... Với giảng viên, học gặp khó khăn để giữ sự tập trung của sinh viên, không thể nhìn thấy mặt sinh viên bởi các phần mềm chỉ hiện tên người dùng, các kỹ năng thực hành thì việc học trực tuyến khó đáp ứng được,…

678729876_anh_4.jpg

a851a6946_anh_5.jpg

Diễn giả Corinne Podger – Giám đốc và Hiệu trưởng Cơ quan Đào tạo kỹ năng Truyền thông số Digital Skills Agency, Úc trình bày ý kiến tới hội thảo qua phần mềm Microsoft Teams

Chia sẻ ý kiến về vấn đề này, các vị khách mời và các sinh viên tham gia hội thảo cho rằng một thách thức nữa không thể bỏ qua là cảm hứng của giảng viên khi không kiểm soát tình hình lớp học. Do đó, các họ làm mọi cách với mong muốn giờ học được hiệu quả, nên cả thầy và trò đều cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

3f7625b85_anh_6.jpg

Sinh viên Phạm Thị Bích Ngọc, lớp Báo Mạng điện tử k37A1 chia sẻ góc nhìn của mình

Để xử lý những khó khăn này, bà Corinne Podger đã đưa ra những “bí kíp” giúp các giảng viên có thể soạn giáo án cũng như tương tác tốt hơn trong các bài giảng online. 

Mỗi giáo viên cần cập nhật liên tục bài giảng cho phù hợp với nhu cầu giảng dạy thay đổi không ngừng; chuẩn bị hệ thống câu hỏi thường gặp và gửi cho học viên để tránh việc hỏi đi hỏi lại một nội dung; đưa ra bài tập nhỏ để sinh viên làm và nộp ngay lập tức; quan tâm đến sức khỏe và tâm tinh thần của bản thân.

Khi tham gia việc giảng dạy trực tuyến, tính chủ động của giảng viên phải được đặt lên hàng đầu. Điều này được thể hiện qua hình ảnh chuyên nghiệp của giảng viên khi xuất hiện trên màn hình với ánh sáng tốt, phông nền tốt; những nội dung kiến thức cơ bản thì soạn riêng để sinh viên xem trước và khi học chỉ nên là sự tương tác về giá trị của bài học, giành thời gian thực hành nhiều hơn.

3f7625b85_anh_7.jpg

“Giáo án làm vừa phải, vừa tới, tùy từng mức và có lộ trình”, TS. Ngọc Hòa phát biểu tại sự kiện

Nài những vẫn đề trên, các diễn giả và khách mời của chương trình cũng chia sẻ thêm những phần mềm phục vụ cho việc học trực tuyến; đặt ra vấn đề về cơ chế, chính sách của mỗi nhà trường để khuyến khích, động viên giảng viên đầu tư thời gian, công sức chuẩn bị bài giảng theo hình thức E-learning.

Kết thúc hội thảo, các diễn giả và khách mời đều đồng ý rằng việc học trực tuyến E-learning đang là một xu hướng thời đại và dịch COVID- 19 chỉ làm xu hướng đó rõ hơn. Dẫu hình thức học tập này vẫn còn đặt ra rất nhiều thách thức cho người dạy, người học và cả nhà quản lý nhưng với sự phát triển của xã hội thì việc học trực tuyến, E-learning sẽ lên ngôi trong tương lai.

3f7625b85_anh_8.jpg

Diễn giả và khách mời tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Đắc Quang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN