Hướng đi nào cho các làng nghề truyền thống Hà Nội?
(Sóng trẻ) - Dưới sức ép của nền kinh tế thị trường đầy biến động, không ít những mặt hàng truyền thống của Hà Nội, đã tồn tại mấy trăm năm nay chẳng được mấy ai biết tên.
Làng lụa Vạn Phúc lao đao tìm lại chỗ đứng
Lụa Vạn Phúc ( Hà Đông – Hà Nội ) vốn nổi tiếng từ lâu không chỉ trong nước mà cả thế giới với sản phẩm lụa tơ tằm dệt thủ công truyền thống đa dạng, phong phú về chủng loại và màu sắc. Tuy nhiên một nghịch lý đã và đang diễn ra ở đây là số lượng lụa do người dân làng nghề sản xuất tiêu thụ ngày một chậm lại.
Theo ông Nguyễn Hữu Chỉnh, nguyên Chủ Tịch Hiệp hội lụa Vạn Phúc cho biết, những năm trước, mỗi ngày có cả nghìn máy cùng hoạt động nhưng những năm gần đây nhiều cơ sở sản xuất đã ngưng hoạt động chỉ còn lại chỉ có vài trăm máy
Làng lụa Vạn Phúc những ngày dài vắng khách
Nguyên nhan dẫn đến sự suy yếu của làng nghề truyền thống này có rất nhiều. Trước hết là do nguồn cung cấp tơ cho làng vạn phúc ở tận Nam Đồng (tỉnh Hà Nam) nhưng giá tơ dọc, tơ ngang quá cao trong khi đó giá lụa không tăng khiến tiền công bị sụt giảm.
Lụa chính thống bị bóp nghẹt, bởi hàng trôi nổi khắp nơi tràn về, trong đó chủ yếu là hàng Trung Quốc với nhiều mẫu mã bắt mắt, giá thành rẻ hơn cùng với sự nhá nhem “vàng than lẫn lộn” vì thế thương hiệu lụa Vạn Phúc bị đe dọa nghiêm trọng.
Khả năng cải tiến mẫu mã kém, mức độ nhạy cảm với thị hiếu người tiêu dùng không cao dẫn đến việc duy trì, phát triển nghề rất khó khăn, chật vật.
Do đó nếu không có sự thay đổi cũng như đưa ra những chính sách phù hợp đặc biệt cần tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh trung thực, giới thiệu kỹ đâu là sản phẩm truyền thống, đâu là mặt hàng nhập từ nơi khác thì không biết đến bao giờ thương hiệu làng nghề mới được đảm bảo.
Làng mây tre đan Phú Vinh “ mò mẫm” tìm hướng đi cho sản phẩm
Làng nghề mây tre đan Phú Vinh ( xã Phú Nghĩa , huyện Chương Mỹ, Hà Nội ) vốn nổi tiếng bởi các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới, không chỉ dừng lại ở các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Liên Xô (cũ), Bỉ… mà đã chuyển sang các nước Châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, thậm chí mở rộng ra ở các nước Nam Mỹ . Được sản xuất thủ công dưới bàn tay khóe léo, những người lao động và nghệ nhân nơi đây đã tạo ra những sản phẩm đa dạng về mẫu mã chủng loại, có sự kết hợp hài hài giữa thiên nhiên và những nét đẹp truyền thống.
Làng nghề mây tr đan Phú Vinh giờ đâyc hỉ còn những người cao tuổi cố gắng bám trụ lại với nghề
Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, các cơ sở trong làng dần bị “ bốc hơi”, ông Vương Văn Cần, phó chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa, cho biết toàn xã có 7.800 nhân khẩu sinh sống bằng nghề này, nhưng hiện nay đã có hơn 40% số lao động làm mây tre đan bỏ nghề đi tìm công việc khác.
Kinh tế suy thoái dẫn đến nhiều mặt hàng mây tre đan dần bị người tiêu dùng cắt giảm trong chi tiêu do chỉ là mặt hàng thủ công mỹ nghệ dùng để trang trí.
Làng nghề phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ với sản phẩm trong nước mà còn cả cạnh tranh với những mặt hàng tương tự của nước nài đặc biệt là Trung Quốc, mặt hàng của Việt Nam không chỉ kém về mẫu mã mà giá cả cũng cao hơn hẳn.
Không chỉ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ mà giá nguyên liệu cũng ngày càng tăng kéo theo sự đình đốn của làng nghề. Cách đây khoảng 4 năm, giá nguyên liệu là 4.500đông / kg mây thì đến thời điểm hiện tại lên tới 12.000 đồng / kg mây, trong khi đó giá sản phẩm bán ra lại không tăng.
Công nghệ trong sản xuất ra các sản phẩm mây tre đan chủ yếu vẫn là các kỹ thuật thủ công, đã có sự ứng dụng của các thiết bị máy móc hiện đại nhưng không đáng kể.
Đứng trước những khó khăn cùng với những đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã đã tạo áp lực lớn cho việc phát triển của làng nghề khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu một làng nghề với gần 4000 năm tồn tại có thể quay trở về thời hoàng kim
Trong thời kinh tế có nhiều biến động như hiện nay , có lẽ các làng nghề chỉ còn biết trông chờ vào Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của thành phố Hà Nội, có thể thổi một làn gió mới cho các làng nghề đang dần lụi tàn.
Trần Thị Hạnh
Quay phim truyền hình k32
Cùng chuyên mục
Bình luận