Khi những tài năng nhí đam mê nghệ thuật dân tộc

(Sóng trẻ) - Ở độ tuổi còn nhỏ nhưng các em đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật và càng được yêu mến hơn khi đam mê nghệ thuật dân tộc.

Những tín hiệu đáng mừng

Những năm gần đây, các cuộc thi dưới hình thức truyền hình thực tế ngày càng nhiều. Trong số đó, các cuộc thi dành cho đối tượng trẻ em cũng tạo ra được rất nhiều sức hút với công chúng. Qua những cuộc thi này, rất nhiều em nhỏ có tài năng vượt trội đã khiến công chúng hy vọng vào một lớp nghệ sĩ tương lai đầy sáng giá cho nghệ thuật nước nhà.

Những tưởng các môn nghệ thuật truyền thống – vốn được nhiều người cho là cũ kĩ sẽ không có “đất sống” tại những sân chơi hiện đại như vậy. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh điều đó hoàn toàn không đúng. Sự xuất hiện của những cô bé, cậu bé đam mê nghệ thuật truyền thống lại trở thành những điểm sáng lạ kỳ khiến cho các cuộc thi trở nên đa dạng, hấp dẫn hơn rất nhiều.

a3abdd0ee_hnh_1.jpg
Quán quân Vietnam’s t Talent 2014 - Nguyễn Đức Vĩnh

Cậu bé 8 tuổi Nguyễn Đức Vĩnh đăng quang ngôi vị quán quân Vietnam’s t Talent 2014. Chiến thắng của Đức Vĩnh đã làm số đông dư luận thỏa lòng và dành cho sự trân trọng đặc biệt. Khác với nhiều bạn bè đồng trang lứa hay anh chị, cô chú đến với cuộc thi, cậu bé đến từ Bắc Ninh chỉ đam mê những bộ môn nghệ thuật truyền thống như chèo, hát văn, diễn tuồng, quan họ… Được biết Đức Vĩnh có năng khiếu hát chèo từ lúc mới 3 tuổi rưỡi. Em tự học hát, học diễn theo băng đĩa và internet.


Xúy Vân giả dại – Đức Vĩnh

Ngay từ vòng loại, Đức Vĩnh đã mạo hiểm khi thể hiện trích đoạn chèo kinh điển “Thị Màu lên chùa”. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng biểu cảm, các động tác múa của Đức Vĩnh rất “lẳng lơ”, nhuần nhuyễn. Ở những đêm thi sau, Đức Vĩnh đều tỏa sáng. Đặc biệt trong tiết mục “Xúy Vân giả dại”, cách truyền cảm xúc qua ánh mắt của em đã khiến bao người xúc động, rơi lệ. Trong đêm chung kết, trích đoạn tuồng “Ông già cõng vợ đi xem hội” của Đức Vĩnh đã khiến NSƯT Thành Lộc thốt lên rằng: “Hiện giờ trước mắt tôi, tôi không thấy đây là một tài năng nữa mà tôi thấy cháu có khả năng là một thần đồng”.

a3abdd0ee_hnh_2.jpg
“Cô bé dân ca” Phương Mỹ Chi

Tại cuộc thi Giọng hát Việt nhí 2013, sự xuất hiện của “cô bé dân ca” Phương Mỹ Chi thu hút được sự chú ý chưa từng thấy. Ca khúc Quê em mùa nước lũ mà Mỹ Chi trình diễn trong Vòng Giấu mặt đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả truyền hình, giúp em trở thành một “hiện tượng”. Mặc dù ở độ tuổi còn rất nhỏ nhưng cảm xúc mà Mỹ Chi thể hiện trong những khúc dân ca Nam Bộ vẫn rất chan chứa, đong đầy.

Giữa thị trường âm nhạc đang bão hòa với sự phát triển đa dạng các thể loại âm nhạc thì sự xuất hiện của một cô bé hát dân ca được xem như “dòng nước mát”, đưa nhiều người Việt trở về với nét văn hóa cội nguồn. Đáng chú ý, đa số người hâm mộ giọng ca Mỹ Chi là học sinh, sinh viên. Điều này cho thấy dòng nhạc quê hương vẫn luôn có sức sống mãnh liệt với giới trẻ khi có người thể hiện thành công, mà Mỹ Chi là một ví dụ điển hình.

Nài Đức Vĩnh, Phương Mỹ Chi, còn rất nhiều những em nhỏ khác đam mê âm nhạc quê hương, dân tộc đã được công chúng yêu mến. Tiêu biểu như Hoàng Kim Quỳnh Anh chuyên hát những ca khúc dân gian và thính phòng kinh điển, Thiên Nhâm yêu dân ca Nam Bộ, Nguyễn Quang Anh thể hiện thành công những ca khúc dân gian đương đại mà ca sĩ chuyên nghiệp còn phải e dè…

Cần phát triển tài năng đúng cách

Lại nói về cậu bé Đức Vĩnh, được biết kể từ khi nổi tiếng, em đã được mẹ dẫn đi diễn rất nhiều và địa điểm diễn cũng vô cùng đa dạng. Mẹ của Đức Vĩnh từng bị công chúng phàn nàn vì ỷ vào danh hiệu của con mà “hét” cát xê cao ngất khiến cho nhà tổ chức sự kiện nọ phải chào thua. Thực tế về tài năng, Đức Vĩnh vẫn chưa phải là đúc kết tinh hoa văn hóa dân tộc, mà vẫn chỉ dừng lại ở sự bản năng khi bắt chước thành công một vài vai diễn cổ. Em cần được đào tạo và học hỏi nhiều hơn thế nữa. Đó mới là điều quan trọng chứ không phải việc đưa em vào “vòng xoáy” của đồng tiền khi vẫn ở tuổi ăn tuổi học.

Trường hợp của Phương Mỹ Chi cũng tương tự như Đức Vĩnh, từ khi thành danh từ Giọng hát Việt nhí, Mỹ Chi rất nổi tiếng và lịch diễn dày không kém các ngôi sao hàng đầu. Các “show” diễn của em trải dài từ Nam ra Bắc, từ trong nước tới hải nại. Thậm chí vào năm 2013, Mỹ Chi còn bị nhà trường cảnh báo đuổi học vì nghỉ quá nhiều. Sau sự cố này, gia đình Mỹ Chi đã rút kinh nghiệm, đầu tư nghiêm túc vào học tập cho em hơn và đặc biệt hạn chế cho đi diễn show ở tỉnh.

Những em nhỏ có năng khiếu nghệ thuật nói chung và năng khiếu nghệ thuật truyền thống nói riêng cần phải được đầu tư phát triển hài hòa ở cả hai khía cạnh tài năng và văn hóa. Việc học tập vẫn phải đặt lên hàng đầu để các em có được kiến thức, phát triển nhân cách tốt nhất. Bên cạnh đó vào thời gian rảnh rỗi, các bậc phụ huynh có thể đưa con em đi học thêm về biểu diễn nghệ thuật, chọn show diễn phù hợp để các em được thỏa mãn đam mê.

Việc khai thác tài năng một cách thái quá rất dễ khiến cho con trẻ hư, quay ra sai khiến bố mẹ vì dần cảm nhận được sức mạnh của đồng tiền mình kiếm được. Vì vậy không nên biến các em thành “cỗ máy kiếm tiền” khi vẫn đang ở tuổi ăn tuổi học, hồn nhiên và trong sáng.

Đức Thịnh
Báo Mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN