Không hợp đồng: Cạm bẫy bóc lột sức lao động

(Sóng trẻ) - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã sử dụng lao động không hợp đồng tiềm ẩn nguy cơ vi phạm Luật Lao Động.

Lao động không quyền lợi

Trong thị trường lao động hiện nay, việc ký kết hợp đồng dường như chỉ dừng ở lời nói. Nhiều nhân sự sẵn sàng làm việc dù không có bất kỳ một văn bản nào. Khi phát hiện vấn đề thì không có đủ bằng chứng pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình.

Chị P.H (21 tuổi, Hà Nội), làm việc tại cửa hàng thời trang cho hay: “Tôi làm việc tại cửa hàng cũng được 4 - 5 tháng rồi nhưng chưa ký hợp đồng. Ban đầu công việc khá giống với yêu cầu khi phỏng vấn, mức lương ổn định nên tôi làm việc bình thường. Nhưng càng về sau tôi càng nhận thêm nhiều phần việc khác với thỏa thuận, lương chậm trễ nhiều ngày.”

Công việc lúc thỏa thuận một đằng, thực tế một nẻo nhưng không thể tranh cãi,  phản kháng, chỉ có thể tự mình gồng gánh vì không có một hợp đồng cụ thể.  Đây cũng là nguồn cơn gây nên nhiều hệ lụy cho đời sống lao động của nhân sự. Trong số đó, quyền lợi cơ bản nhất là bảo hiểm xã hội, đa phần đều bị doanh nghiệp ngó lơ hoặc bị “giam” không rõ ngày trả. 

unnamed-12.jpg
Người lao động kiệt sức do bị doanh nghiệp chèn ép. (Ảnh: NVCC).

 

Chị V.A (28 tuổi, Hà Nội) - nhân sự của một công ty mỹ phẩm bức xúc: “Trong  khoảng 1 năm đầu làm việc, tôi đã nhiều lần yêu cầu được nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ Lao Động nhưng công ty bắt buộc tôi phải làm việc trên 6 tháng mới được cấp.” 

Khi bắt đầu làm việc thì không được ký kết hợp đồng lao động, cũng không nhận được bất kỳ thông tin nào về các nội quy liên quan đến bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi yêu cầu công ty nộp bảo hiểm xã hội cho mình, công ty lại tạo thêm các văn bản nội quy mới chèn ép người lao động.

Chị Đ.T.T (28 tuổi, Hà Nội), đồng nghiệp của chị V.A chia sẻ thêm: “Công việc của tôi chủ yếu trả lời và bán hàng qua tin nhắn. Vì đặc thù công việc có thể làm online nên lễ, Tết tôi được nghỉ rất ít, thường ngắn hơn so với lịch nghỉ của Nhà nước từ 1 - 2 ngày, hoặc phải làm việc online ngay cả trong lễ mà không nhận được bất kỳ khoản lương tăng ca nào.Đôi khi có phụ cấp nhưng mà phần phụ cấp đó chỉ bằng ⅓ ngày công.”

Qua chia sẻ với  PV, mặc dù vô cùng bất mãn khi vừa không có hợp đồng, không bảo hiểm, tăng ca lại không lương, nhưng chị Đ.T.T vẫn chấp nhận chịu đựng vì bố chị hiện đang bệnh nặng, chị cần tiền để chữa bệnh cho bố nên không dám có ý kiến với cấp trên.

Người lao động cần phải “tự mình cứu lấy mình”
 Lắng nghe những trăn trở của người lao động hiện nay, bà Nguyễn Minh Trang, chuyên viên quản lý nhân sự  - hành chính chia sẻ: 

“Là người lao động, khi nhận thấy doanh nghiệp có các dấu hiệu trái pháp luật, thiếu minh bạch, nếu nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tài chính hay tính mạng, bạn có thể lựa chọn nghỉ việc ngay, càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nặng nề hơn.

Còn một khi đã gặp tổn hại về vật chất lẫn tinh thần, hãy mạnh dạn tìm gặp các cơ quan chức năng để yêu cầu sự giúp đỡ. Các cơ quan chức năng Việt Nam, đặc biệt là Bộ Lao Động cực kỳ quan tâm và bảo vệ người lao động. Vì vậy không phải sợ, phải mạnh dạn đòi lại quyền lợi cho chính mình, chỉ cần bạn có đầy đủ bằng chứng thì không bao giờ sợ thua thiệt.”

unnamed-35.png
TS Nguyễn Thành Tô, cựu Kiểm sát viên Viện KSND TP. HCM nhấn mánh sự thiếu sót của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: NVCC.

 

Liên quan đến sự thiếu sót của doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ quyền lợi nhân sự, TS Nguyễn Thành Tô, cựu Kiểm sát viên Viện KSND TP. HCM cho biết, theo quy định tại Điều 6; Điều 8; Điều 9; Điều 12; Điều 17; Điều 18 và Điều 19, Chương II, Nghị định 12/2022/NĐ-CP, với các trường hợp người lao động không được ký kết hợp đồng lao động hoặc chi trả các khoản quyền lợi do Nhà nước quy định, doanh nghiệp, kể cả những hộ kinh doanh gia đình đều sẽ phải chịu trách nhiệm trước hành vi vi phạm và chịu các mức phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng. 

“Nếu đây là thiếu sót trong hoạt động quản lý nhân sự của các doanh nghiệp do không có đầy đủ kiến thức, hiểu biết về luật hoặc không có nhân sự luật chuyên môn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thú và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo hướng dẫn tại Điều 4, Chương I, Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Riêng những trường hợp cố tình lấp liếm, khai báo gian dối để giảm thuế, trốn thuế sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS), với hình phạt nghiêm khắc nhất là 15 năm tù đến chung thân”, luật sư Tô phân tích.

Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới (WB), tình hình suy thoái kinh tế sẽ tiếp tục kéo dài và ngày càng trầm trọng, đặc biệt trong năm 2024. Vậy đâu là lối thoát dành cho những người lao động đang chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội? Liệu doanh nghiệp có cảnh tỉnh kịp thời để “giữ chân nhân sự” và tránh vòng vây của pháp luật?

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN