Không nhiều bằng cấp vẫn có thể trở thành nhà báo giỏi

(Sóng trẻ) - Với biển rộng tri thức thì có lẽ học không bao giờ là đủ. Vì vậy, cần lắm ở mỗi nhà báo lòng say mê, nhiệt huyết, sự cầu tiến và không ngừng học hỏi. Vốn kiến thức ngày càng sâu rộng cùng những bài báo hay, trung thực mới chính là tấm bằng có giá trị nhất với mỗi người làm báo.

Người ta vẫn từng nói nhà báo vừa là một chính trị gia, vừa là một nhà nại giao, đồng thời cũng là một chuyên gia, một nhà tư vấn… Điều này cũng có nghĩa rằng, cái nghề vốn đang được coi là “hot” trong giới trẻ này đòi hỏi người viết phải am hiểu rất nhiều lĩnh vực. Nài vốn kiến thức chuyên nghành, nhà báo còn phải không ngừng trau dồi, tìm hiểu mọi vấn đề, mọi khía cạnh của xã hội.

Ông cha ta xưa đã đúc kết: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Song với nghề báo càng biết nhiều về nghề khác càng cần thiết.

Trên thực tế, nhiều nhà báo đã lựa chọn một lĩnh vực chuyên sâu  để theo đuổi cả đời. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nhất thiết phải học lấy một tấm bằng đại học khác.

Chỉ lấy một ví dụ đơn giản nhất là nếu viết về nghề làm người mẫu không lẽ phải có tấm bằng về nghề này. Đâu phải ai thích thì cũng có thể trở thành người mẫu?

Ai cũng có thể tự tích luỹ kiến thức cho mình. Một người nông dân, thậm chí  mới chỉ học hết cấp II vậy mà nhờ sự say mê, tìm tòi cùng với kiến thức thực tiễn vốn có mà không ít những sáng chế khoa học đã ra đời và được Nhà nước ghi nhận. Trong khi đó, nhà báo là người có học thức, hiểu biết và điều kiện thì việc tự học là điều không hề khó.

Ngay cả khi học thêm trường đại học thứ hai thì cũng không có nghĩa là người học sẽ được cung cấp hết kiến thức về chuyên ngành hay lĩnh vực ấy. Trên giảng đường thầy cô chỉ là người định hướng, còn việc tìm hiểu và tiếp nhận kiến thức đến đâu vẫn xuất phát từ phía người học.

Tích lũy kiến thức là cả một quá trình. Nhà báo lại là người có rất nhiều nguồn cung cấp thông tin. Tự học, tự nghiên cứu từ sách, báo, Internet, từ những người đồng nghiệp hay những người bạn… đều là cách học vô cùng hiệu quả. Đặc biệt với những nhà báo viết về các mảng xã hội thì những trải nghiệm trong cuộc sống là rất quý giá. Nó sẽ cho họ những bài học và những kiến thức bổ ích cho mỗi bài viết của mình.

Với biển rộng tri thức thì có lẽ học không bao giờ là đủ. Vì vậy, cần lắm ở mỗi nhà báo lòng say mê, nhiệt huyết, sự cầu tiến và không ngừng học hỏi. Vốn kiến thức ngày càng sâu rộng cùng những bài báo hay, trung thực mới chính là tấm bằng có giá trị nhất với mỗi người làm báo.
                                                                                                          Ánh Nga
Báo mạng điện tử K.25

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN