Chia sẻ thú vị của Th.S Đinh Ngọc Sơn trong workshop “Làm báo trên smartphone: KHÓ hay DỄ?”

(Sóng trẻ) - 8h30 ngày 17/09/2019, tại Hội trường D, toà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra buổi Workshop “Làm báo bằng smartphone: KHÓ hay DỄ?”. Trong buổi Workshop, Th.S Đinh Ngọc Sơn – Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những chia sẻ thú vị về làm báo trên smartphone.

Buổi Workshop nằm trong chuỗi sự kiện chào tân sinh viên Sóng Trẻ Festival được tổ chức thường niên nhằm kỷ niệm sinh nhật của khoa Phát thanh – Truyền hình. Giống như cái tên của mình, buổi Workshop “Làm báo trên smartphone: KHÓ hay DỄ?” trao đổi kiến thức, phương pháp, kỹ năng liên quan đến việc làm báo bằng smartphone.

8c7f89a64_anh_1.jpg 
Các bạn tân sinh viên hào hứng tham gia buổi Workshop.

Có mặt trong buổi Workshop, Th.S Đinh Ngọc Sơn là Phó trưởng Khoa Phát thanh – Truyền hình Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thầy được biết đến không chỉ với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm mà còn được biết đến với những sản phẩm báo chí được thực hiện ngay trên chiếc smartphone. Các sản phẩm của giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền mặc dù chỉ được thực hiện trên chiếc smartphone nhưng vẫn chỉn chu về mặt chất lượng, không hề thua kém những sản phẩm báo chí khác được thực hiện bằng các phương tiện chuyên nghiệp, hiện đại. Th.S Đinh Ngọc Sơn cho biết: “Năm 2018, khi đến thăm Đài truyền hình Hàn Quốc và được nghe chia sẻ về dự án mới nghiên cứu về truyền thông. Trong dự án đó, smartphone được ứng dụng vào sản xuất các chương trình thời sự, sản xuất và phát sóng trên nền tảng của Facebook”. Nắm bắt được xu thế cập nhật tin tức nhanh chóng, ngay trong những buổi học đầu tiên của tuần học chính trị, Phó trưởng Khoa Phát thanh – Truyền hình đã cho sinh viên tiếp xúc với những bài học đầu tiên về báo chí bằng cách sử dụng chiếc smartphone.

8c7f89a64_anh_2_1.jpg
Th.S Đinh Ngọc Sơn hướng dẫn sinh viên cách quay bằng smartphone.

Phó trưởng Khoa Phát thanh – Truyền hình chia sẻ về cách quay trên điện thoại để tạo ra một sản phẩm báo chí, truyền thông: “Nội dung là rất quan trọng chính vì vậy cần phải học ngôn ngữ hình ảnh để quay theo câu và cụm hình ảnh”. Về nguyên tắc cần thiết khi quay như: cầm chắc máy, cần xác định được đối tượng khi quay, thời lượng quay trong từng lần bấm máy,… Để làm một sản phẩm báo chí, truyền thông bằng smartphone thì tư duy về mặt nội dung, hình ảnh là yếu tố quan trọng và phương tiện chỉ là những thứ hỗ trợ trong quá trình tác nghiệp.

8c7f89a64_anh_3_1.jpg
Tình huống thú vị được đưa ra trong buổi Workshop.

Trong buổi Workshop, phần tình huống đã tạo ra không gian cho các bạn sinh viên được thực hành tác nghiệp bằng smartphone. Tình huống được dựng lên là một người dân vô tình phát hiện một thi thể trên đường và sau đó các bạn phóng viên, nhà báo sẽ đến để thu thập tin tức và đưa tin. Đây được coi như điểm sáng của buổi Workshop khi tạo ra môi trường và tình huống rõ ràng cho các bạn sinh viên thực hành. Sau khi các bạn sinh viên đã thực hiện xong phần tác nghiệp của mình thì thầy Đinh Ngọc Sơn lên thực hiện lại một lần nữa để thấy được sự khác nhau trong quá trình tác nghiệp.

8c7f89a64_anh_4_1.jpg
Các bạn sinh viên được tham gia tác nghiệp trong tình huống giả định của buổi Workshop.

Sau phần tác nghiệp trong tình huống, Th.S Đinh Ngọc Sơn có thêm những chia sẻ trong quá trình thu thập tin tức, hình ảnh: “ Quan trọng nhất là nhà báo, người quay phim phải tìm ra góc nhìn của mình nếu không sẽ trở thành người qua đường đưa thông tin một cách hời hợt, không chính xác. Trong khi tác nghiệp phải biết lựa chọn góc nhìn đa chiều từ nài và trong và ngược lại để mang đến thông tin một cách khách quan, chân thực hơn. Đặc biệt, ưu tiên phỏng vấn những người quan trọng trong sự việc trước để thu thập thông tin trở nên có giá trị”.

8c7f89a64_anh_5.jpg
Th.S Đinh Ngọc Sơn tham gia tác nghiệp trong tình huống.

Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ thêm về xu hướng sử dụng smartphone trong báo chí và truyền thông: “Ngày nay, mạng xã hội lan tỏa thông tin rất nhanh chóng, vì thế các bạn học làm báo cần phải hòa vào xu hướng đó để dùng chiếc điện thoại sản xuất và đưa thông tin đến công chúng một cách nhanh nhất có thể. Chiếc điện thoại đã trở thành một công cụ để công chúng tiếp nhận thông tin và nó hoàn toàn có thể tạo ra các giá trị tin tức như quay video, chụp ảnh,… có thể gửi ngay đến ban biên tập hoặc đưa lên mạng xã hội. Chiếc điện thoại có hai vấn đề là đầu để tiếp nhận và tạo ra các sản phẩm truyền thông. Do đó, chiếc điện thoại trở thành một phương tiện rất gần gũi với người làm báo và truyền thông. Đưa thông tin nhanh nhạy, giảm chi phí sản xuất và có thể tác nghiệp mọi lúc mọi nơi. Nhưng bên canh đó cũng có những khó khăn như đòi hỏi thiết bị phải thông minh, chất lượng về độ phân giải không được tốt bằng những phương tiện chuyên nghiệp”. 

d06599016_anh_6.jpg
Workshop với sự tham gia của các khách mời có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí, truyền hình.

Buổi Workshop còn có sự tham gia của khách mời là những người làm truyền hình như: đạo diễn Nguyễn Đức Hòa – Phó trưởng Ban thanh thiếu niên VTV6, nhà sản xuất các chương trình giáo dục kênh VTV7 – MC Trần Ngọc. Những người có kinh nghiệm đi trước đã truyền đạt những kinh nghiệm thú vị cho các bạn sinh viên theo dõi buổi Workshop. Kết thúc buổi Workshop với những trải nghiệm đặc biệt là phần phát động cuộc thi “Tác nghiệm 24h bằng smartphone” với những giải thưởng vô cùng giá trị và hấp dẫn.

Workshop “Làm báo trên smartphone KHÓ hay DỄ?” đã đem đến cho các bạn sinh viên những chia sẻ thú vị, trải nghiệm thực tế về làm báo trên smartphone. Nài ra, các bạn sinh viên còn có cơ hội tham gia các sân chơi hấp dẫn như “Tác nghiệp 24h bằng smartphone”. Sóng Trẻ Festival hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến những trải nghiệm đặc biệt và thú vị trong chuỗi sự kiện chào tân sinh viên năm 2019.

Đội Viết - Sóng Trẻ Festival 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN