Kí gửi – triển vọng kinh doanh mùa bão giá

(Sóng trẻ) Nhìn những món đồ phụ kiện đẹp mắt hay những món đồ "độc" được trưng bày gọn gàng trong không gian có chút cổ kính của một cửa hàng sang trọng, ít ai nghĩ đó là những món đồ được đem đi kí gửi và bạn có thể mua chúng với mức giá rẻ bất ngờ.

Kinh tế khó khăn, tiết kiệm chi tiêu là điều mà bất cứ ai cũng từng nghĩ tới. Thế nhưng, làm thế nào để vừa tiết kiệm, vừa mua được những món đồ ưng ý lại là chuyện không hề dễ dàng. Xuất phát từ ý tưởng muốn chia sẻ lại những món đồ còn tốt nhưng bản thân không dùng đến. Một nhóm gồm 4 người trẻ tuổi đã cùng nhau góp vốn xây dựng mô hình kinh doanh “kí gửi” đầu tiên tại Việt Nam.

Chị Nguyễn Quỳnh Anh (Quản lý của nhà kho kí gửi CONSIGNISTA số 9a, Trần Thánh Tông) chia sẻ: “Mô hình kinh doanh này khá mới mẻ tại việt Nam, tuy nhiên không mới đối với nhiều nước trên thế giới. Khi bắt đầu dự án này, chúng mình cũng có sự tìm hiểu, tham khảo các mô hình kinh doanh như vậy ở một số nước khác”.

Nhà kho kí gửi nằm trong khu Zone 9 (số 9a, Trần Thánh Tông). Đây vốn là một công ty  Dược bỏ hoang. Sau đó, một số người đã rủ nhau thuê lại, tu sửa để mở ra các quán ăn, café, shop quần áo, biến khu vực bỏ hoang đó thành một khu “ăn chơi mới” giữa lòng Hà Nội.

cebc21cb2_anh_so_1.jpg

 Không gian thoáng rộng với phong cách trang trí có chút cổ điển của nhà kho

Điều thuận lợi nhất là mô hình kinh doanh kí gửi đánh đúng vào thị hiếu người tiêu dùng, muốn mua các vật dụng có giá trị sử dụng cao nhưng lại phải bỏ ra ít tiền. Với phương châm “cũ người, mới ta”, nhà kho kí gửi đang là điểm hẹn mua sắm đầy triển vọng của giới trẻ Hà Thành. 

“Lượng khách tới đây khá đông, nhất là dịp cuối tuần. Khu Zone 9 ngày càng được nhiều bạn trẻ biết đến qua facebook và một số trang báo, nên dù mới thành lập được hai tháng nhưng bọn mình cảm thấy có rất nhiều hy vọng về sự phát triển của mô hình kinh doanh “ký gửi” - chị Quỳnh Anh cho biết thêm.


Nhà kho sẽ nhận đồ ký gửi của khách hàng trong thời hạn tối đa là hai tháng. Giá sản phẩm do chính khách hàng tự đặt ra, nhân viên ở đấy chỉ đóng vai trò tư vấn. Nếu trong vòng từ 1- 5 ngày đầu, sản phẩm bán được, khách hàng sẽ được chia 70% giá bán sản phẩm. Từ ngày 6- 11, lợi nhuận giảm xuống 60%. Từ này thứ 41 trở đi, kho ký gửi tự ý hạn giá xuống 50%. Nếu khách hàng không đồng ý với mức giảm giá đó có thể thu hồi sản phẩm mà không bị mất phí vận chuyển. Còn trong ba mươi ngày đầu muốn lấy đồ lại khách hàng phải chi trả 30% phí vận chuyển cho nhà kho kí gửi. Tất cả các điều khoản đều được ghi rõ trong biên lai và khách hàng ký gửi đồ phải chấp nhận các điều khoản nêu trên thì nhà kho mới tiến hành nhận đồ.

Bạn Hoa, một người đến mua hàng tại nhà kho ký gửi chia sẻ: “Mình thấy mô hình này kinh doanh này rất hấp dẫn. Mình thích không gian yên tĩnh ở đây và cũng tìm được cho mình nhiều món đồ “độc” với mức giá phải chăng”.
Chị Quỳnh Anh cũng cho biết thêm, mặc dù nói là kho ký gửi nhưng vẫn có rất nhiều món đồ mới mà các bạn trẻ chưa dùng lần nào hoặc các shop quần áo muốn thanh lý hàng hóa. Hơn nữa, đồ do khách hàng mang đến ký gửi bọn mình cũng phải chọn lọc rất kỹ lưỡng. Vì vậy, các bạn trẻ có thể yên tâm là hàng hóa ở đây rất chất lượng với giá thành rẻ gấp 2-3 lần so với giá trên thị trường”.

cebc21cb2_anh_so_3.jpg

Chiếc túi xách hàng hiệu còn mới được ký gửi với giá 150.000đ

Mô hình kinh doanh của nhà kho kí gửi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Trước hết, nó giúp tận dụng tốt lượng sản phẩm dư thừa của một bộ phân dân số trong xã hội, chia sẻ lại cho những người có hoàn cảnh chi tiêu eo hẹp. Nhà kho ký gửi trở thành đầu mối phân phối lại hàng hóa giữa một bên có nhưng không dùng đến với một bên có nhu cầu nhưng lại không tìm mua được với mức giá phải chăng, thỏa mãn cả đôi bên. Mặt khác, nó tạo ra nguồn doanh thu cho bản thân chủ nhà kho và các nhân viên, giải quyết một lượng lao động nhất định. 

Tuy nhiên, mô hình này cũng không phải không tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi do. Ví dụ, nếu việc kiểm soát hàng hóa không chặt chẽ, dễ nảy sinh sự lẫn lộn. Việc chọn lựa, phân loại hàng hóa ký gửi cũng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức. Nếu sau một thời gian, sản phẩm không bán được mà khách hàng không đồng ý hạ giá xuống 50% thì cửa hàng phải tự bù lỗ chi phí vận chuyển để hoàn lại hàng hóa cho khách. 

Trên thế giới đã có những hệ thống bán hàng cũ ký gửi rất thành công như  Second time around hay once upon a child. Còn tại Việt Nam, mô hình kinh doanh “ký gửi” còn khá xa lạ với nhiều người. Nhưng trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, mô hình này hứa hẹn sẽ có nhiều triển vọng phát triển.

Trương Thu Hường
Báo mạng điện tử K31.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN