Làm thêm ngay trong lớp học

(Sóng Trẻ) -  Đã thành lệ, cứ mỗi lúc tan học, Hạnh (năm 1 - Đại học KHXH & NV) lại nán lại lớp một vài phút để thu dọn giấy thừa hay vỏ hộp nhựa đựng đồ ăn của các bạn trong lớp.

Công việc đã trở thành quen thuộc với cô bạn có vóc dáng nhỏ nhắn từ khi mới vào trường tới giờ. Hạnh tâm sự: "Cứ mỗi cân giấy bán được cũng giúp mình trang trải được một chút nhu cầu sinh hoạt cần thiết, dù không nhiều lắm..."

20288acba_st7.jpg
Sinh viên có thể tìm được việc làm tngay trong lớp học của mình
(Ảnh mình họa)
 
 
Lớn lên trong gia đình làm nông, ra thành phố học với Hạnh là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Để có thể vừa học tập tốt, vừa trang trải cuộc sống nơi phố thị, ban đầu, Hạnh xin đi làm tại một số quán ăn nhưng công việc quá vất vả, ảnh hưởng đến việc học tập nên Hạnh đã nảy ra ý tưởng thu m giấy tại trường để đem bán. Chỉ mất từ 15-20', nhân lúc các cô lao công chưa vào lớp dọn dẹp, Hạnh đảo qua các lớp trong khu nhà học, thu dọn giấy hay vỏ hộp nhựa từ ngăn bàn. Số lượng giấy bị bỏ lại trong lớp khá nhiều, có hôm cô bạn thu m được cả mấy túi to toàn giấy vụn.

"Khi mới bắt đầu làm cũng ngại lắm, mình không dám ngẩng lên nhìn mọi người nhưng rồi thì cũng quen, từ các bạn sinh viên cho tới cô lao công đều rất thân thiện với mình. Có bạn còn chủ động lấy giấy từ ngăn bản để lên bàn sẵn cho mình dọn cho nhanh nữa", Hạnh kể.

Trong những buổi dọn dẹp, cũng có vài trường hợp có bạn để quên đồ, từ vật nhỏ như hộp bút, gương, lược đến cả những thứ lớn như ví tiền, điện thoại, chìa khóa xe, Hạnh đều cẩn thận thu lại và giao cho cô phụ trách. Có bạn để quên ví ở lớp, gần 1 tiếng sau mới vội vàng quay lại, thấy Hạnh cầm hộ giùm mà cảm ơn rối rít. Hạnh chia sẻ, niềm vui từ công việc giản dị này không chỉ đến từ số tiền kiếm được mà còn cả những tình cảm ấm áp mà cô bạn nhận được từ xung quanh. Những cái vỗ vai động viên hay những nụ cười chào tạm biệt của các bạn cùng lớp là những kỉ niệm ngọt ngào giúp cô bạn càng cố gắng hơn.

Qua câu chuyện về việc làm thêm của Hạnh, ta nhận ra rằng, không nhất thiết phải là những công việc vất vả trôi nổi nài xã hôi đòi phải hi sinh quá nhiều thời gian và công sức, sinh viên chúng ta có thể tìm được những công việc thực sự ngay trong chính lớp học của mình.

Suy cho cùng, công việc nào cũng có mục đích là phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Chọn lựa công việc phù hợp với điều kiện sống của bạn để có thể dung hòa giữa công việc và học tập là điều mỗi bạn sinh viên nên làm trước khi bắt đầu một công việc làm thêm nào đó.

 Lâm Linh – Xuân Lộc
Báo mạng điện tử K.30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN