Lời dẫn và người dẫn chương trình truyền hình
(Sóng trẻ)- Trong thời gian gần đây, lời dẫn trong các chương trình truyền hình ở nước ta đã có nhiều bước tiến mới. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách không khắt khe lắm cũng có thể thấy còn rất nhiều điều phải bàn bạc, suy nghĩ, cải tiến để những lời dẫn và cách thể hiện lời dẫn có thể đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao và đa dạng như hiện nay.
1. Những yêu cầu chung
Chúng ta đã biết rằng, trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác, truyền hình mang tính tổng hợp tác động sâu sắc thông qua thính giác và thị giác. Nó có khả năng tác động nhanh, mạnh vào quá trình cảm nhận thông tin của khán giả. Tuy nhiên, sự sinh động, hấp dẫn và cụ thể ở truyền hình cũng có những nhược điểm. So với báo in, truyền hình kém về phân tích, lý giải và việc lưu giữ thông tin. Sự sinh động, xác thực của hình ảnh cũng có thể dẫn đến sự cẩu thả trong khi viết lời. Hình ảnh có thể lấp liếm sự yếu kém trong tư duy lôgíc. Sự xác thực, sinh động của hình ảnh cụ thể cũng có mặt trái của nó là hạn chế sự liên tưởng của khán giả trong một số trường hợp cần phải huy động trí tưởng tượng ...
Như vậy, có thể thấy hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm báo chí truyền hình quan hệ với nhau một cách hữu cơ, gắn bó. Chúng tạo tiền đề cho nhau, bổ sung và nâng đỡ nhau, hoà quyện với nhau trong một tổng thể... Mặc dù đặc trưng cơ bản của truyền hình được xác định là năng lực thông tin bằng những hình ảnh xác thực nhưng cũng không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của âm thanh (mà cơ bản là lời nói) trong loại hình báo chí này.
Với kí hiệu thông tin đặc trưng là hình ảnh và âm thanh tổng hợp, quá trình cảm thụ thông tin truyền hình diễn ra với hiệu quả cao. Những thông tin do truyền hình mang lại gây tác động mạnh mẽ vào quá trình nhận thức của khán giả. Hiệu quả thông tin của truyền hình có thể gây nên những dư luận rộng lớn nhờ tính xác thực, sống động, khả năng biểu cảm cao và phủ sóng rộng khắp... Việc giao tiếp trên truyền hình hiện nay đã xoá bỏ được khoảng cách về không gian rộng lớn, đồng thời tạo ra được hiệu quả đặc biệt đối với công chúng. Người xem không phải hình dung ra sự kiện mà là trực tiếp tham gia vào sự kiện. Những thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tạo cho khán giả cảm giác được chứng kiến như là những sự kiện, sự việc thật đang diễn ra ngay trước mắt họ.
Là một người dẫn chương trình hay phát thanh viên, một trong những nhiệm vụ khó nhất là đọc văn bản do người khác viết một cách gây ấn tượng. Trách nhiệm của họ là làm sao phải trình bày ý tưởng một cách xác thực trong tâm trí người nghe. Người nói trên sóng giỏi phải có cá tính, phong cách riêng của họ khi truyền đạt thông tin. Những người có kinh nghiệm luôn nhắc nhở rằng: khi nói trên sóng, bạn đang nói với từng cá nhân chứ không phải nói với một đám đông.
Việc thông tin truyền miệng có thể không gây hiệu quả khi người nói không thể trình bày một cách thuyết phục và rõ ràng. Năng lực chú ý của khán giả thì rất dễ khơi dậy, nhưng nếu nội dung của thông tin không gây hứng khởi cho người nói thì năng lực cũng chỉ là giả dối. Sự nhiệt tình không cần thiết sẽ làm cản trở việc truyền thông. Thông tin truyền miệng giỏi chỉ có được khi người nghe hoặc người xem cảm nhận được ý nghĩa đúng sự thật và có ấn tượng trong cách nói của người dẫn. Nền tảng đối với vấn đề trình bày trên sóng giỏi là sự am hiểu kỹ lưỡng những nội dung sẽ được trình bày.
Cũng như một nhạc sỹ hay nhạc trưởng phải hiểu được ý định của nhà soạn nhạc, người dẫn chương trình phải hiểu ý định người viết. Không chỉ trong truyền hình mà ngay cả trong phát thanh, người ta vẫn cho rằng trong khi nói vẫn nên biểu hiện tình cảm, thái độ qua nét mặt, tay và cơ thể (giống như khi đang hội thoại thông thường) vì việc tổng hợp các kỹ năng truyền thông sẽ giúp phát thanh viên làm cho thông tin của mình thêm sâu sắc mặc dù người nghe không nhìn thấy người nói. Tất nhiên trong trường hợp nói ứng khẩu, bình luận trực tiếp hoặc trình bày văn bản của chính mình thì người dẫn chương trình là người hoàn toàn sáng tạo. Sự biểu hiện qua ánh mắt, nét mặt, đôi khi cả tay nữa cũng diễn ra được ý nghĩa cho người xem.
Hiện nay, công chúng khán giả còn đòi hỏi người dẫn chương trình phải có một trình độ chuyên môn cao, nghĩa là họ phải có khả năng đảm nhiệm toàn bộ một tác phẩm từ khâu chọn đề tài - viết - dựng có khả năng đứng trước ống kính máy quay để thể hiện tác phẩm của mình và kể cả thể hiện lời dẫn cho những tác phẩm khác với một phong cách riêng. Nhiều phóng viên, biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam đã có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác và trong phong cách dẫn chương trình đã có những tiến bộ đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do ở nước ta cho đến nay vẫn chưa thực sự có được một đội ngũ dẫn chương trình truyền hình chuyên nghiệp và vì vậy, có thể nói việc đào tạo một đội ngũ những người dẫn chương trình chuyên nghiệp hiện vẫn đang là một vấn đề nan giải của ngành truyền hình cả nước.
2. Về chất lượng lời dẫn trên sóng truyền
Như đã trình bày ở trên, việc sử dụng ngôn ngữ trong lời dẫn trong các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam còn có rất nhiều điều phải bàn tới. Nài việc đảm bảo các đặc tính chung của ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ trong lời dẫn còn phải góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Một số người tham gia viết lời dẫn đã có ý thức sâu sắc và đã bộc lộ được bản lĩnh nghề nghiệp với sự phong phú, trong sáng của ngôn ngữ thể hiện. Tuy nhiên, cũng có không ít phóng viên, biên tập viên sử dụng ngôn ngữ một cách cẩu thả, mòn sao, thậm chí là ngây ngô do mắc những lỗi ngữ pháp đơn giản và có những lúc còn xô bồ... khiến công chúng không hài lòng, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm.
Trong khi thực hiện chương trình, nhiều người vẫn chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của lời dẫn nên thường đưa nguyên những điều có sẵn ở ngay dòng đầu trong một công văn, giấy mời hay văn bản phát biểu của người cung cấp. Lối viết ít sáng tạo như thế trong các bản tin của chương trình thời sự là chuyện không hiếm. Cách triển khai lời dẫn vẫn còn đi theo một lối mòn, trở nên cứng nhắc.
Mặc dù đã tránh được các lối diễn đạt dài dòng, thiếu mạch lạc nhưng có một xu hướng đang gia tăng trong cách dùng từ là việc sử dụng những từ ít giá trị thông tin (như: “có lẽ”, “có thể”, “phải chăng”, “nên chăng” v.v.). Một số người dẫn, bình luận các chương trình thể thao thường có xu hướng sử dụng những từ ngữ lạ lùng, thậm chí vô nghĩa trong khi bình luận các trận đấu. Có người còn lầm tưởng rằng lối nói với nhiều từ mang tính chất khẩu ngữ sẽ tạo cho văn phong lời dẫn thêm phần dân dã, đại chúng. Thực tế không hoàn toàn như vậy. Các từ ngữ mang tính khẩu ngữ (sử dụng nhiều câu cụt, câu không đủ thành phần, trích dẫn thành ngữ, tục ngữ…) chỉ phát huy sức mạnh biểu đạt và mang sắc thái biểu cảm cao khi được dùng đúng lúc, đúng chỗ. Trong khi đó, lời dẫn lại phải nhằm tới một số lượng khán giả khổng lồ và đa dạng về thị hiếu cũng như trình độ văn hoá - trong đó có cả sự đa dạng về quan niệm và trình độ tiếp nhận thông tin.
Một lời dẫn tốt phải có vai trò như một “ngòi nổ” châm ngòi cho một quá trình thông tin trên sóng. Bất cứ lúc nào nó cũng có thể tạo ra sự bùng cháy. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào mức độ nội dung cần thể hiện.
Tất nhiên việc đánh giá thực trạng là một chuyện, nhưng để đưa ra một quy định chung trong việc viết lời dẫn chương trình truyền hình như thế nào là đúng, là hay thì lại là một công việc không dễ dàng. Ở nước nài, người ta đã nói nhiều về vấn đề này. Bản thân lời dẫn luôn luôn là một thực thể năng động nên chẳng ai có thể quy chuẩn được nó, lại càng không thể trói nó vào trong một cái khuôn cứng nhắc của lý thuyết.
Giải pháp tốt nhất là mỗi phóng viên, biên tập viên nên tự tìm ra cho mình cách viết và thể hiện lời dẫn riêng, gắn liền với trình độ, vốn sống, kinh nghiệm và năng lực của chính mình. Cũng không thể không chú ý tới “gu” hoặc thị hiếu của công chúng khán giả trong chương trình mà người dẫn đảm nhiệm. Có những khán giả thích cách viết lời dẫn rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ không cần phải bóng bảy trau chuốt, nhưng lại có những người muốn được nghe lời dẫn mềm mại, tự nhiên và theo họ như thế lời dẫn mới dễ đi vào lòng người. Chính vì vậy, mỗi khán giả đã chọn cho riêng mình những người dẫn chương trình mà họ yêu thích.
3. Về người dẫn chương trình
Người dẫn chương trình là chất liệu sống động nhất và cũng chủ động nhất để cấu trúc một chương trình truyền hình. Dẫn chương trình ở đây không đơn giản là đọc nối để chuyển từ phần này sang phần khác, từ chủ đề này sang chủ đề kia mà bao hàm cả việc tạo ra không khí và kích thích hưng phấn của khán giả. Sự có mặt của người dẫn chương trình là cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của một chương trình trên sóng truyền hình.
Thông thường, phong cách và tiết tấu của tác phẩm truyền hình phụ thuộc rất nhiều vào phong cách và tiết tấu lên hình cuả người dẫn chương trình. Có thể nói chính người dẫn chương trình mới là yếu tố sống động nhất trong chương trình truyền hình. Sự trẻ trung, cách ăn mặc, lối dẫn chuyện của người dẫn sẽ tạo sinh khí cho chương trình.
Ở các kênh truyền hình của nước nài, người dẫn chương trình là nhân vật cực kỳ quan trọng. Phong cách trên hình của họ trở thành phong cách chủ đạo, xuyên suốt các kỳ tạp chí. Khán giả có thể quên nội dung của một hay vài kỳ tạp chí nhưng phong cách cá nhân và hình ảnh của người dẫn chương trình thì họ không thể nào quên được. Nếu thiếu vắng hình ảnh của ngời dẫn chương trình, chương trình có nguy cơ bị mất khán giả nên thông thường người ta phải dùng đến mức lương cao để giữ chân những người dẫn chương trình xuất sắc ở lại kênh truyền hình của mình trong bối cảnh luôn luôn có những lời mời chào từ những đối thủ truyền kiếp là các chương trình khác. Do đó, lương của những người dẫn chương trình này thường được trả một cách rất hào phóng.
Hiện nay có một xu hướng khá phổ biến là các phóng viên, biên tập viên trực tiếp trình bày tác phẩm trên sóng. Do là người trực tiếp thu thập những thông tin có liên quan đến vấn đề, sự kiện nên khi nói trên sóng, người phóng viên, biên tập viên có thể truyền đạt được một cách sinh động hơi thở của cuộc sống đến với thính giả. Có thể coi đây là cách tốt nhất để cho tác phẩm mang trọn vẹn cảm xúc của chính người tham gia chứng kiến và thẩm định sự kiện. Giọng của phóng viên, biên tập viên tuy không thật chuẩn xác như giọng của phát thanh viên chuyên nghiệp nhưng lại có thể tạo ra sự đa dạng, sinh động và cảm giác gần gũi cho thính giả. Việc tác giả trực tiếp tham gia trình bày tác phẩm của mình trên sóng là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng tác động của tác phẩm trên sóng phát thanh, truyền hình. Không chỉ chất lượng chương trình mới quan trọng. Một giọng nói dễ nghe, một chất giọng có cá tính sẽ làm cho người nghe bị cuốn hút vào nội dung bức thông điệp mà người nói truyền tải.
Tất nhiên, cũng phải thấy rằng ở phía sau một người dẫn chương hay, còn phải kể đến công sức của cả một ê kíp sản xuất tạp chí truyền hình. Đằng sau sự nổi tiếng và thành công của người dẫn là sự lao động miệt mài của những người khác và của đạo diễn chương trình. Chính đạo diễn mới là người chỉ huy việc xây dựng kết cấu chủ đề của tạp chí và xếp đặt vị trí của người dẫn chương trình trong kịch bản. Sự xếp đặt của đạo diễn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của chương trình và kể cả chất lượng, vai trò của người dẫn chương trình.
Như đã phân tích, người dẫn chương trình có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cấu trúc chủ đề của một truyền hình. Tất nhiên, người ta vẫn có thể sản xuất một truyền hình không có người dẫn chương trình mà chương trình đó vẫn có thể phát sóng. Nhưng chắc chắn là chương trình đó không thể được hiệu quả cao và được khán giả yêu mến.
Khi xuất hiện trên hình trong vai trò dẫn chuyện, người dẫn chương trình phải có khả năng diễn nại hình - tức là phải có khả năng thể hiện sắc thái tâm lý, tình cảm đối với những điều mình nói ra với khán giả với tư cách là người trong cuộc. Sự thể hiện thông qua nét mặt, điệu bộ, dáng đi, cử chỉ, hành động... kết hợp với chất lượng thông tin sẽ lôi cuốn được khán giả đến với màn hình.
Hiện nay, trong các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam, vai trò người dẫn chương trình ngày càng được khẳng định, đặc biệt trong các chương trình mang tính giải trí của VTV3. Tuy nhiên , vì sự ''bùng nổ ''của hiện tượng này mà cũng đã có không ít những điều bất cập trong phong cách của người dẫn chương trình. Những người dẫn chương trình trong các chương trình của VTV3 thường ít có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà thường thiên về lối “nói vo” mang tính ngẫu hứng.
Việc lựa chọn biên tập viên nào lên hình cũng là điều cần phải được cân nhắc. Khi có sự kiện nổi bật về một vấn đề hết sức quan trọng đối với dư luận xã hội thì nên để một người dẫn chương trình có uy tín trực tiếp đảm nhiệm. Chương trình thời sự của truyền hình Việt Nam nhìn chung đã hội tụ được những gương mặt dẫn chương trình tiêu biểu nhất. Mỗi người đều có cách viết, cách thể hiện lời dẫn riêng, cố gắng tìm ra cho mình một con đường thể hiện riêng mặc dù đến nay không phải ai cũng đã đạt được điều đó. Phong cách chính là một yếu tố thiết thực nhất để giúp cho người dẫn chương trình thời sự khẳng định được tên tuổi của mình trước đồng nghiệp và trong lòng công chúng.
Khi dẫn chương trình truyền hình, một nguyên tắc bao trùm là chỉ nói những điều cần thiết. Phải biết rõ những đoạn chính mang lượng thông tin chủ yếu để có thể cắt nghĩa cho khán giả. Người nói phải hoàn toàn chủ động trong việc xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra khi chương trình đang được thực hiện. Chất giọng và phong cách phải có sức sống. Người nói cần phải tôn trọng người nghe.
Để có thể trở thành một người dẫn chương trình truyền hình có thể gây ấn tượng với công chúng khán giả trong bối cảnh hiện nay, người dẫn phải đáp ứng được một số yêu cầu sau đây:
Nại hình đẹp, phù hợp với chương trình: Sự xuất hiện của người dẫn một chương trình quan trọng như chương trình thời sự là chương trình luôn có hàng triệu công chúng khán giả. Điều đầu tiên mà khán giả chú ý là nại hình và chất giọng của người dẫn. Những người có khuôn mặt đẹp, ưa nhìn luôn có một lợi thế rất lớn. Sự xuất hiện của ngừơi dẫn chương trình thời sự xuyên suốt trong khoảng thời gian liên tục từ tin này sang tin khác, từ ngày này qua ngày khác. Tên tuổi, gương mặt của họ đã gắn liền với chương trình và dù muốn hay không cũng đã trở thành một trong những biểu tượng của chương trình đó trong lòng công chúng khán giả. Họ trở thành những người nổi tiếng. Nhưng sự nổi tiếng đó chỉ thật sự có ý nghĩa, có chiều sâu khi họ không những có nại hình đẹp mà còn có một chất giọng thực sự phù hợp với chương trình.
Hai yếu tố nại hình đẹp, ưa nhìn và có giọng nói phù hợp có thể coi là một tài sản quý báu cho phóng viên truyền hình và những người dẫn chương trình. Tuy nhiên đó mới chỉ là những yếu tố bề nài. Tài sản thực sự của người dẫn chính là phong cách viết và thể hiện lời dẫn một cách hợp lý và hấp dẫn, độc đáo.. Một người dẫn chương trình có thể không có nại hình thực sự nổi bật và cũng không có tố chất giọng nói theo kiểu “chuyên nghiệp” của một phát thanh viên. Tuy nhiên họ vẫn có thể khẳng định mình qua hai khả năng quan trọng là viết và thể hiện lời dẫn.
Khán giả của truyền hình hiện đại không chỉ có nhu cầu biết thông tin mà còn có nhu cầu thoải mái trong tiếp nhận thông tin. Phong cách được ưa chuộng là "giao tiếp trên sóng" , trong đó người dẫn chương trình thể hiện cách giao tiếp ấm áp và tự nhiên như đang nói với một người bạn. Điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng khi phát thanh, truyền hình trở thành "diễn đàn" của đông đảo công chúng.
Để có được những chương trình truyền hình thực sự bổ ích và ấn tượng, người dẫn chương trình truyền hình phải không ngừng rèn luyện. Quá trình hoạt động thực tiễn và rèn luyện đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng góp phần tạo nên năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của một nhà báo truyền hình hiện đại.
1. Những yêu cầu chung
Chúng ta đã biết rằng, trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác, truyền hình mang tính tổng hợp tác động sâu sắc thông qua thính giác và thị giác. Nó có khả năng tác động nhanh, mạnh vào quá trình cảm nhận thông tin của khán giả. Tuy nhiên, sự sinh động, hấp dẫn và cụ thể ở truyền hình cũng có những nhược điểm. So với báo in, truyền hình kém về phân tích, lý giải và việc lưu giữ thông tin. Sự sinh động, xác thực của hình ảnh cũng có thể dẫn đến sự cẩu thả trong khi viết lời. Hình ảnh có thể lấp liếm sự yếu kém trong tư duy lôgíc. Sự xác thực, sinh động của hình ảnh cụ thể cũng có mặt trái của nó là hạn chế sự liên tưởng của khán giả trong một số trường hợp cần phải huy động trí tưởng tượng ...
Như vậy, có thể thấy hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm báo chí truyền hình quan hệ với nhau một cách hữu cơ, gắn bó. Chúng tạo tiền đề cho nhau, bổ sung và nâng đỡ nhau, hoà quyện với nhau trong một tổng thể... Mặc dù đặc trưng cơ bản của truyền hình được xác định là năng lực thông tin bằng những hình ảnh xác thực nhưng cũng không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của âm thanh (mà cơ bản là lời nói) trong loại hình báo chí này.
Với kí hiệu thông tin đặc trưng là hình ảnh và âm thanh tổng hợp, quá trình cảm thụ thông tin truyền hình diễn ra với hiệu quả cao. Những thông tin do truyền hình mang lại gây tác động mạnh mẽ vào quá trình nhận thức của khán giả. Hiệu quả thông tin của truyền hình có thể gây nên những dư luận rộng lớn nhờ tính xác thực, sống động, khả năng biểu cảm cao và phủ sóng rộng khắp... Việc giao tiếp trên truyền hình hiện nay đã xoá bỏ được khoảng cách về không gian rộng lớn, đồng thời tạo ra được hiệu quả đặc biệt đối với công chúng. Người xem không phải hình dung ra sự kiện mà là trực tiếp tham gia vào sự kiện. Những thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tạo cho khán giả cảm giác được chứng kiến như là những sự kiện, sự việc thật đang diễn ra ngay trước mắt họ.
Là một người dẫn chương trình hay phát thanh viên, một trong những nhiệm vụ khó nhất là đọc văn bản do người khác viết một cách gây ấn tượng. Trách nhiệm của họ là làm sao phải trình bày ý tưởng một cách xác thực trong tâm trí người nghe. Người nói trên sóng giỏi phải có cá tính, phong cách riêng của họ khi truyền đạt thông tin. Những người có kinh nghiệm luôn nhắc nhở rằng: khi nói trên sóng, bạn đang nói với từng cá nhân chứ không phải nói với một đám đông.
Việc thông tin truyền miệng có thể không gây hiệu quả khi người nói không thể trình bày một cách thuyết phục và rõ ràng. Năng lực chú ý của khán giả thì rất dễ khơi dậy, nhưng nếu nội dung của thông tin không gây hứng khởi cho người nói thì năng lực cũng chỉ là giả dối. Sự nhiệt tình không cần thiết sẽ làm cản trở việc truyền thông. Thông tin truyền miệng giỏi chỉ có được khi người nghe hoặc người xem cảm nhận được ý nghĩa đúng sự thật và có ấn tượng trong cách nói của người dẫn. Nền tảng đối với vấn đề trình bày trên sóng giỏi là sự am hiểu kỹ lưỡng những nội dung sẽ được trình bày.
Cũng như một nhạc sỹ hay nhạc trưởng phải hiểu được ý định của nhà soạn nhạc, người dẫn chương trình phải hiểu ý định người viết. Không chỉ trong truyền hình mà ngay cả trong phát thanh, người ta vẫn cho rằng trong khi nói vẫn nên biểu hiện tình cảm, thái độ qua nét mặt, tay và cơ thể (giống như khi đang hội thoại thông thường) vì việc tổng hợp các kỹ năng truyền thông sẽ giúp phát thanh viên làm cho thông tin của mình thêm sâu sắc mặc dù người nghe không nhìn thấy người nói. Tất nhiên trong trường hợp nói ứng khẩu, bình luận trực tiếp hoặc trình bày văn bản của chính mình thì người dẫn chương trình là người hoàn toàn sáng tạo. Sự biểu hiện qua ánh mắt, nét mặt, đôi khi cả tay nữa cũng diễn ra được ý nghĩa cho người xem.
Hiện nay, công chúng khán giả còn đòi hỏi người dẫn chương trình phải có một trình độ chuyên môn cao, nghĩa là họ phải có khả năng đảm nhiệm toàn bộ một tác phẩm từ khâu chọn đề tài - viết - dựng có khả năng đứng trước ống kính máy quay để thể hiện tác phẩm của mình và kể cả thể hiện lời dẫn cho những tác phẩm khác với một phong cách riêng. Nhiều phóng viên, biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam đã có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác và trong phong cách dẫn chương trình đã có những tiến bộ đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do ở nước ta cho đến nay vẫn chưa thực sự có được một đội ngũ dẫn chương trình truyền hình chuyên nghiệp và vì vậy, có thể nói việc đào tạo một đội ngũ những người dẫn chương trình chuyên nghiệp hiện vẫn đang là một vấn đề nan giải của ngành truyền hình cả nước.
2. Về chất lượng lời dẫn trên sóng truyền
Như đã trình bày ở trên, việc sử dụng ngôn ngữ trong lời dẫn trong các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam còn có rất nhiều điều phải bàn tới. Nài việc đảm bảo các đặc tính chung của ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ trong lời dẫn còn phải góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Một số người tham gia viết lời dẫn đã có ý thức sâu sắc và đã bộc lộ được bản lĩnh nghề nghiệp với sự phong phú, trong sáng của ngôn ngữ thể hiện. Tuy nhiên, cũng có không ít phóng viên, biên tập viên sử dụng ngôn ngữ một cách cẩu thả, mòn sao, thậm chí là ngây ngô do mắc những lỗi ngữ pháp đơn giản và có những lúc còn xô bồ... khiến công chúng không hài lòng, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm.
Trong khi thực hiện chương trình, nhiều người vẫn chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của lời dẫn nên thường đưa nguyên những điều có sẵn ở ngay dòng đầu trong một công văn, giấy mời hay văn bản phát biểu của người cung cấp. Lối viết ít sáng tạo như thế trong các bản tin của chương trình thời sự là chuyện không hiếm. Cách triển khai lời dẫn vẫn còn đi theo một lối mòn, trở nên cứng nhắc.
Mặc dù đã tránh được các lối diễn đạt dài dòng, thiếu mạch lạc nhưng có một xu hướng đang gia tăng trong cách dùng từ là việc sử dụng những từ ít giá trị thông tin (như: “có lẽ”, “có thể”, “phải chăng”, “nên chăng” v.v.). Một số người dẫn, bình luận các chương trình thể thao thường có xu hướng sử dụng những từ ngữ lạ lùng, thậm chí vô nghĩa trong khi bình luận các trận đấu. Có người còn lầm tưởng rằng lối nói với nhiều từ mang tính chất khẩu ngữ sẽ tạo cho văn phong lời dẫn thêm phần dân dã, đại chúng. Thực tế không hoàn toàn như vậy. Các từ ngữ mang tính khẩu ngữ (sử dụng nhiều câu cụt, câu không đủ thành phần, trích dẫn thành ngữ, tục ngữ…) chỉ phát huy sức mạnh biểu đạt và mang sắc thái biểu cảm cao khi được dùng đúng lúc, đúng chỗ. Trong khi đó, lời dẫn lại phải nhằm tới một số lượng khán giả khổng lồ và đa dạng về thị hiếu cũng như trình độ văn hoá - trong đó có cả sự đa dạng về quan niệm và trình độ tiếp nhận thông tin.
Một lời dẫn tốt phải có vai trò như một “ngòi nổ” châm ngòi cho một quá trình thông tin trên sóng. Bất cứ lúc nào nó cũng có thể tạo ra sự bùng cháy. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào mức độ nội dung cần thể hiện.
Tất nhiên việc đánh giá thực trạng là một chuyện, nhưng để đưa ra một quy định chung trong việc viết lời dẫn chương trình truyền hình như thế nào là đúng, là hay thì lại là một công việc không dễ dàng. Ở nước nài, người ta đã nói nhiều về vấn đề này. Bản thân lời dẫn luôn luôn là một thực thể năng động nên chẳng ai có thể quy chuẩn được nó, lại càng không thể trói nó vào trong một cái khuôn cứng nhắc của lý thuyết.
Giải pháp tốt nhất là mỗi phóng viên, biên tập viên nên tự tìm ra cho mình cách viết và thể hiện lời dẫn riêng, gắn liền với trình độ, vốn sống, kinh nghiệm và năng lực của chính mình. Cũng không thể không chú ý tới “gu” hoặc thị hiếu của công chúng khán giả trong chương trình mà người dẫn đảm nhiệm. Có những khán giả thích cách viết lời dẫn rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ không cần phải bóng bảy trau chuốt, nhưng lại có những người muốn được nghe lời dẫn mềm mại, tự nhiên và theo họ như thế lời dẫn mới dễ đi vào lòng người. Chính vì vậy, mỗi khán giả đã chọn cho riêng mình những người dẫn chương trình mà họ yêu thích.
3. Về người dẫn chương trình
Người dẫn chương trình là chất liệu sống động nhất và cũng chủ động nhất để cấu trúc một chương trình truyền hình. Dẫn chương trình ở đây không đơn giản là đọc nối để chuyển từ phần này sang phần khác, từ chủ đề này sang chủ đề kia mà bao hàm cả việc tạo ra không khí và kích thích hưng phấn của khán giả. Sự có mặt của người dẫn chương trình là cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của một chương trình trên sóng truyền hình.
Thông thường, phong cách và tiết tấu của tác phẩm truyền hình phụ thuộc rất nhiều vào phong cách và tiết tấu lên hình cuả người dẫn chương trình. Có thể nói chính người dẫn chương trình mới là yếu tố sống động nhất trong chương trình truyền hình. Sự trẻ trung, cách ăn mặc, lối dẫn chuyện của người dẫn sẽ tạo sinh khí cho chương trình.
Ở các kênh truyền hình của nước nài, người dẫn chương trình là nhân vật cực kỳ quan trọng. Phong cách trên hình của họ trở thành phong cách chủ đạo, xuyên suốt các kỳ tạp chí. Khán giả có thể quên nội dung của một hay vài kỳ tạp chí nhưng phong cách cá nhân và hình ảnh của người dẫn chương trình thì họ không thể nào quên được. Nếu thiếu vắng hình ảnh của ngời dẫn chương trình, chương trình có nguy cơ bị mất khán giả nên thông thường người ta phải dùng đến mức lương cao để giữ chân những người dẫn chương trình xuất sắc ở lại kênh truyền hình của mình trong bối cảnh luôn luôn có những lời mời chào từ những đối thủ truyền kiếp là các chương trình khác. Do đó, lương của những người dẫn chương trình này thường được trả một cách rất hào phóng.
Hiện nay có một xu hướng khá phổ biến là các phóng viên, biên tập viên trực tiếp trình bày tác phẩm trên sóng. Do là người trực tiếp thu thập những thông tin có liên quan đến vấn đề, sự kiện nên khi nói trên sóng, người phóng viên, biên tập viên có thể truyền đạt được một cách sinh động hơi thở của cuộc sống đến với thính giả. Có thể coi đây là cách tốt nhất để cho tác phẩm mang trọn vẹn cảm xúc của chính người tham gia chứng kiến và thẩm định sự kiện. Giọng của phóng viên, biên tập viên tuy không thật chuẩn xác như giọng của phát thanh viên chuyên nghiệp nhưng lại có thể tạo ra sự đa dạng, sinh động và cảm giác gần gũi cho thính giả. Việc tác giả trực tiếp tham gia trình bày tác phẩm của mình trên sóng là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng tác động của tác phẩm trên sóng phát thanh, truyền hình. Không chỉ chất lượng chương trình mới quan trọng. Một giọng nói dễ nghe, một chất giọng có cá tính sẽ làm cho người nghe bị cuốn hút vào nội dung bức thông điệp mà người nói truyền tải.
Tất nhiên, cũng phải thấy rằng ở phía sau một người dẫn chương hay, còn phải kể đến công sức của cả một ê kíp sản xuất tạp chí truyền hình. Đằng sau sự nổi tiếng và thành công của người dẫn là sự lao động miệt mài của những người khác và của đạo diễn chương trình. Chính đạo diễn mới là người chỉ huy việc xây dựng kết cấu chủ đề của tạp chí và xếp đặt vị trí của người dẫn chương trình trong kịch bản. Sự xếp đặt của đạo diễn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của chương trình và kể cả chất lượng, vai trò của người dẫn chương trình.
Như đã phân tích, người dẫn chương trình có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cấu trúc chủ đề của một truyền hình. Tất nhiên, người ta vẫn có thể sản xuất một truyền hình không có người dẫn chương trình mà chương trình đó vẫn có thể phát sóng. Nhưng chắc chắn là chương trình đó không thể được hiệu quả cao và được khán giả yêu mến.
Khi xuất hiện trên hình trong vai trò dẫn chuyện, người dẫn chương trình phải có khả năng diễn nại hình - tức là phải có khả năng thể hiện sắc thái tâm lý, tình cảm đối với những điều mình nói ra với khán giả với tư cách là người trong cuộc. Sự thể hiện thông qua nét mặt, điệu bộ, dáng đi, cử chỉ, hành động... kết hợp với chất lượng thông tin sẽ lôi cuốn được khán giả đến với màn hình.
Hiện nay, trong các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam, vai trò người dẫn chương trình ngày càng được khẳng định, đặc biệt trong các chương trình mang tính giải trí của VTV3. Tuy nhiên , vì sự ''bùng nổ ''của hiện tượng này mà cũng đã có không ít những điều bất cập trong phong cách của người dẫn chương trình. Những người dẫn chương trình trong các chương trình của VTV3 thường ít có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà thường thiên về lối “nói vo” mang tính ngẫu hứng.
Việc lựa chọn biên tập viên nào lên hình cũng là điều cần phải được cân nhắc. Khi có sự kiện nổi bật về một vấn đề hết sức quan trọng đối với dư luận xã hội thì nên để một người dẫn chương trình có uy tín trực tiếp đảm nhiệm. Chương trình thời sự của truyền hình Việt Nam nhìn chung đã hội tụ được những gương mặt dẫn chương trình tiêu biểu nhất. Mỗi người đều có cách viết, cách thể hiện lời dẫn riêng, cố gắng tìm ra cho mình một con đường thể hiện riêng mặc dù đến nay không phải ai cũng đã đạt được điều đó. Phong cách chính là một yếu tố thiết thực nhất để giúp cho người dẫn chương trình thời sự khẳng định được tên tuổi của mình trước đồng nghiệp và trong lòng công chúng.
Khi dẫn chương trình truyền hình, một nguyên tắc bao trùm là chỉ nói những điều cần thiết. Phải biết rõ những đoạn chính mang lượng thông tin chủ yếu để có thể cắt nghĩa cho khán giả. Người nói phải hoàn toàn chủ động trong việc xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra khi chương trình đang được thực hiện. Chất giọng và phong cách phải có sức sống. Người nói cần phải tôn trọng người nghe.
Để có thể trở thành một người dẫn chương trình truyền hình có thể gây ấn tượng với công chúng khán giả trong bối cảnh hiện nay, người dẫn phải đáp ứng được một số yêu cầu sau đây:
Nại hình đẹp, phù hợp với chương trình: Sự xuất hiện của người dẫn một chương trình quan trọng như chương trình thời sự là chương trình luôn có hàng triệu công chúng khán giả. Điều đầu tiên mà khán giả chú ý là nại hình và chất giọng của người dẫn. Những người có khuôn mặt đẹp, ưa nhìn luôn có một lợi thế rất lớn. Sự xuất hiện của ngừơi dẫn chương trình thời sự xuyên suốt trong khoảng thời gian liên tục từ tin này sang tin khác, từ ngày này qua ngày khác. Tên tuổi, gương mặt của họ đã gắn liền với chương trình và dù muốn hay không cũng đã trở thành một trong những biểu tượng của chương trình đó trong lòng công chúng khán giả. Họ trở thành những người nổi tiếng. Nhưng sự nổi tiếng đó chỉ thật sự có ý nghĩa, có chiều sâu khi họ không những có nại hình đẹp mà còn có một chất giọng thực sự phù hợp với chương trình.
Hai yếu tố nại hình đẹp, ưa nhìn và có giọng nói phù hợp có thể coi là một tài sản quý báu cho phóng viên truyền hình và những người dẫn chương trình. Tuy nhiên đó mới chỉ là những yếu tố bề nài. Tài sản thực sự của người dẫn chính là phong cách viết và thể hiện lời dẫn một cách hợp lý và hấp dẫn, độc đáo.. Một người dẫn chương trình có thể không có nại hình thực sự nổi bật và cũng không có tố chất giọng nói theo kiểu “chuyên nghiệp” của một phát thanh viên. Tuy nhiên họ vẫn có thể khẳng định mình qua hai khả năng quan trọng là viết và thể hiện lời dẫn.
Khán giả của truyền hình hiện đại không chỉ có nhu cầu biết thông tin mà còn có nhu cầu thoải mái trong tiếp nhận thông tin. Phong cách được ưa chuộng là "giao tiếp trên sóng" , trong đó người dẫn chương trình thể hiện cách giao tiếp ấm áp và tự nhiên như đang nói với một người bạn. Điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng khi phát thanh, truyền hình trở thành "diễn đàn" của đông đảo công chúng.
Để có được những chương trình truyền hình thực sự bổ ích và ấn tượng, người dẫn chương trình truyền hình phải không ngừng rèn luyện. Quá trình hoạt động thực tiễn và rèn luyện đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng góp phần tạo nên năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của một nhà báo truyền hình hiện đại.
L.T.
Cùng chuyên mục
Bình luận