Thực tiễn cuộc sống - ngôi trường tốt nhất cho mỗi nhà báo
(Sóng Trẻ) - Không riêng gì báo chí mà bất cứ một ngành nghề nào cũng đòi hỏi người ta phải không ngừng trau đồi kiến thức. Tuy nhiên, báo chí với những đặc thù nghề nghiệp riêng thì luôn đòi hỏi nhà báo phải có hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội. Điều này thì chỉ có thực tiễn cuộc sống mới có thể “dạy” cho các nhà báo chứ không phải bất kỳ một trường đại học nào khác.
Không ít người cho rằng tấm bằng đại học thứ hai là một tấm giấy thông hành cho con đường sự nghiệp của mỗi người thêm rộng mở. Điều này đúng, nhưng không phải với tất cả các ngành nghề.
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ chính của mỗi nhà báo là cung cấp thông tin, phản ánh nhanh nhạy và chính xác nhất các vấn đề nóng hổi trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, nhà báo cũng phải thể hiện được quan điểm, chính kiến của bản thân để từ đó định hướng dư luận và những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của công chúng.
Điều này đỏi hỏi mỗi người làm báo phải có vốn kiến thức rộng, để khi có bất cứ một sự kiện gì xảy ra nhà báo đều có thể nhanh chóng tiếp cận, từ đó nhìn nhận, đánh giá vấn đề và phản ánh lại với công chúng dưới cái nhìn khách quan và theo cách dễ hiểu nhất.
Như vậy, việc học quá sâu vào bất cứ một chuyên ngành nào sẽ hạn chế đi rất nhiều khả năng tiếp cận các kiến thức khác nhau trong đời sống xã hội của nhà báo. Vì thực tế cho thấy, để học thêm một bằng đại học thứ hai, nhà báo phải mất từ 2 đến 4 năm. Như vậy, nài thời gian, tiền bạc, công sức, nhà báo còn vô tình đánh mất niềm ham thích dành cho các lĩnh vực khác do đã quá chú trọng vào một lĩnh vực nhất định.
Cũng cần phải chú ý rằng, nếu cần đến những bài nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực, độc giả sẽ tìm đến các tạp chí chuyên ngành với những bài viết của các giáo sư, tiền sĩ… chuyên nghiên cứu về vấn đề đó. Độc giả tìm đến nhà báo bởi với khả năng của mình, nhà báo giúp vấn đề trở nên dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Vậy, tại sao lại phải học những thuật ngữ khó hiểu trong khi cái mà báo chí hướng đến là sự giản dị, dễ hiểu?
Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy đã có rất nhiều nhà báo dù không qua bất kì một trường lớp đào tạo chuyên ngành nào về báo chí, họ vẫn đảm nhiệm rất tốt vai trò của nhà báo. Chính lòng yêu nghề cộng với những kinh nghiệm tích luỹ được từ thực tế đã trở thành vốn kiến thức quý giá giúp họ làm báo.
Một lần nữa cần khẳng định rằng, trau dồi kiến thức là việc làm cần thiết và phải diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người cầm bút. Tuy nhiên, trau dồi như thế nào lại tuỳ thuộc vào bản thân mỗi người. Không có cuốn giáo trình nào đầy đủ hơn nài vốn kiến thức của nhân loại trên các nguồn sách báo, truyền hình, Internet… Và không có trường học nào dạy làm báo tốt hơn nài thực tiễn cuộc sống.
Ngọc Khanh
Báo mạng điện tử K.25
Cùng chuyên mục
Bình luận