Lớp võ thuật miễn phí dành cho sinh viên của thầy giáo trẻ

(Sóng Trẻ) - Lớp võ thuật hiện đại diễn ra vào mỗi buổi chiều hàng tuần của anh Trịnh Văn Đức đã đi vào hoạt động được hơn 5 năm với khoảng 1000 thành viên, mở rộng ở 3 cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Điểm đặc biệt là tuy quy mô hoành tráng và lực lượng hùng hậu là vậy, nhưng lớp võ này hoàn toàn không thu học phí.

Học miễn phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng

Lớp võ tự vệ do anh Trịnh Văn Đức (sinh năm 1991, quê Thanh Hóa, giảng viên Học viện Tài chính) cùng những đồng nghiệp trong “Cộng đồng Vì sinh viên” thành lập từ tháng 9 năm 2011. Lớp học bắt đầu chỉ với vài sinh viên tự tập và dạy lại cho nhau ở sân trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch, Hà Nội, đến nay, lớp đã có địa điểm tập ổn định tại 3 cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội với khoảng 1000 thành viên.

Nói đến học miễn phí, chắc hẳn nhiều người sẽ nghi ngờ về chất lượng, nhưng không, lớp học diễn ra như mọi lớp học đóng phí thông thường, thầy Đức và các trợ giảng của mình khi đến lớp vẫn điểm danh đầy đủ, chuẩn bị giáo trình bài bản và có cả hình phạt riêng đối với những bạn không chú ý học. Tuy vậy, các thầy cũng rất tâm lý, tạo ra lớp học vui vẻ như một sân chơi lành mạnh giúp sinh viên giao lưu với cộng đồng, giải tỏa stress sau những giờ học vất vả.

Đức cho biết: “Mục đích đưa ra là để cho sinh viên rèn luyện sức khỏe, và cái thứ hai là để cho các em có cái tự vệ trong cuộc sống. Từ trước đây, mình cũng từng đã gặp các cái tình huống trong xã hội, thực ra là các vấn đề trộm cắp, cướp giật, nên mình đưa vào đây để cho các em có kỹ năng chống lại các vấn đề đấy”

186191b0a__phi_tai_truong_cao_dang_thuong_mai_va_du_lich.jpg

Lớp võ tự vệ miễn phí tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch

Đúng 18h, lớp học bắt đầu, thầy Đức bước vào giọng dõng dạc hô lớp tập trung, sinh viên từ khắp các ghế đá, bục cây xung quanh vội vã chạy ùa ra tập trung chỉ trong giây lát đã xếp thành những hàng ngay ngắn lấp kín cả sân sau trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch. Màn tập khởi động diễn ra khá lâu và kỹ để các cơ được giãn và chân tay trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn trước khi thầy và trò bắt đầu thực hiện các động tác võ thuật.

Ngày qua ngày, lớp võ cứ thế duy trì hoạt động xen kẽ vào tất cả các buổi chiều trong tuần tại khắp các điểm trong nội thành bao gồm Công viên Thống nhất, Văn Quán và trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch để thuận tiện cho việc tập luyện của các bạn sinh viên. Dưới sự chỉ bảo của thầy Đức và các đồng nghiệp trong “Cộng đồng Vì sinh viên”, thấm thoắt tới nay đã hơn 5 năm kể từ ngày lớp võ hiện đại đi vào hoạt động. 

186191b0a_2._thay_nan_chinh_tung_dong_tac_cho_hoc_vien.jpg

Thầy nắn chỉnh từng động tác cho học viên

Đam mê võ thuật và cái tâm dành cho những thế hệ sinh viên

Ý tưởng thành lập lớp võ thuật hiện đại này cũng xuất phát từ chính niềm đam mê võ thuật từ nhỏ của Đức. Ngay từ khi học lớp 8, anh đã theo học nhiều bộ môn võ khác nhau, tuy nhiên sau một thời gian, Đức nhận thấy hầu hết các môn võ đều mang nhiều tính chất biểu diễn, nghệ thuật, thiên về các thế quyền đẹp mắt mà chưa thực sự hướng đến tính ứng dụng trong đời sống. 

Cho đến những năm học đại học, chi phí chi trả cho việc học võ bắt đầu trở thành vấn đề đối với Đức bởi ở thành phố có quá nhiều thứ phải chi tiêu. Anh nhận ra đây là vấn đề chung của nhiều sinh viên nên quyết định vừa học, vừa làm, tích cóp để mở lớp võ nhằm truyền dạy lại những kỹ năng mà anh học được từ trước, giúp cho các bạn rèn luyện thể lực, đồng thời biết bảo vệ bản thân khi gặp tình huống nguy hiểm. 

Đức chia sẻ: “Lớp học miễn phí vì mình cũng từng là sinh viên, có rất nhiều khoản phải lo, mình muốn giúp đỡ phần nào cho các bạn, nó xuất phát từ cái tâm, bản thân mình cũng thấy rất vui khi làm điều đó, nó như là một công việc tình nguyện vậy”.

186191b0a__tay_phai_dang_huong_dan_cho_cac_ban_sinh_vien.jpg

Thầy Đức (tay phải) đang hướng dẫn cho các bạn sinh viên

Khi lớp mới đi vào hoạt động, toàn bộ chi phí đều do Đức bỏ tiền túi ra để duy trì. Anh cũng tiết lộ rằng tiền thuê sân tập cho một lớp võ tốn khoảng gần 7 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể các chi phí cho các dụng cụ hỗ trợ học tập khác. Bên cạnh lớp võ tự vệ đường phố, Đức còn tổ chức nhiều khóa học về các trường phái khác như côn nhị khúc, gậy đoản côn, dao găm thực chiến,... đều có tính ứng dụng cao và thu hút đông đảo sinh viên.

Ban ngày đi làm, chiều tối lại dạy kiêm nhiều lớp võ như vậy, nhưng không khi nào nhận ra được nét mặt mệt mỏi của người thầy trẻ tuổi. Đức khẳng đinh, lớp võ đem lại cho anh nhiều niềm vui hơn là nỗi buồn và giúp anh thấy mình trẻ hơn trong môi trường sinh viên năng động, nhiệt huyết.

186191b0a_ban_hoc_vien_tap_trung_thuc_hien_tung_dong_tac.jpg

Các bạn học viên tập trung thực hiện từng động tác

Nài việc dạy võ, thầy Đức còn rất chú trọng giáo dục tư tưởng cho sinh viên, hướng các bạn tránh xa tệ nạn xã hội, cùng chia sẻ những khúc mắc của sinh viên trong mọi vấn đề từ học hành, công việc cho đến tình cảm cá nhân. Do vậy, Đức không chỉ là một người thầy mà còn là người anh cả đáng tin cậy đối với nhiều học viên và đồng nghiệp. 

Bạn Đinh Văn Giang (trợ giảng của lớp võ tự vệ) chia sẻ: “Thầy sinh năm 1991 nhưng mà có những ý tưởng và dám nghĩ dám làm, trong lĩnh vực này thầy rất chi là giỏi. Đấy là một câu khẳng định như thế”

Con đường võ thuật còn tiếp tục phát triển

Từ lớp võ thuật của mình, Trịnh Văn Đức và đồng nghiệp là những người yêu công việc thiện nguyện đã phát triển thành “Cộng đồng Vì sinh viên” là nơi để tất cả các bạn sinh viên được tham gia học tập miễn phí toàn diện về các bộ môn nại ngữ, tin học, các môn nghệ thuật và cả kỹ năng mềm cơ bản trong cuộc sống. 

Bên cạnh đó, trang thiết bị và địa điểm học tập cũng dần nhận được những khoản đầu tư từ các nhà tài trợ để lớp võ cũng như các lớp học khác được phát triển, nâng cao chất lượng hơn nữa.

Đức cho biết sắp tới, lớp võ tự vệ nói riêng và “Cộng đồng Vì sinh viên” nói chung sẽ được nhận hỗ trợ từ phía UNESCO để có thể mở rộng quy mô hoạt động. Đây là tin vui đối với các bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn xa nhà bởi các bạn sẽ có thêm cơ hội được học tập, trang bị kiến thức để thực hiện những ước mơ, dự định của mình trong tương lai. Đó cũng chính là điều mà những người thầy tâm huyết trong “Cộng đồng Vì sinh viên” vẫn đang nỗ lực thực hiện.

Nguyễn Thùy Dương
Báo chí đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN