Gốm Bát Tràng lao đao thời bão giá
(Sóng Trẻ) - Khi những mặt hàng thiết yếu cho đời sống và sản xuất như xăng dầu, điện, nước… đều leo thang với tốc độ chóng mặt, tạo nên sức ép không chỉ đối với người tiêu dùng mà ngay chính với cuộc sống cũng như việc kinh doanh của người dân làng nghề Bát Tràng.
Trước hết, giá cả tăng khiến các loại nguyên nhiên liệu cũng như vận chuyển gốm sứ đều tăng cao. Chưa kể trong cơn bão giá, việc đầu tư dây chuyền sản xuất, thuê địa điểm cũng như nhân công lao động ngày một tăng cao. Chính vì vậy, nhiều người kinh doanh mặt hàng gốm sứ cũng như các cơ sở sản xuất gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Lạm phát khiến giá các sản phẩm gốm đến tay người tiêu dùng tăng cao hơn, khách du lịch ít mua hơn. Các cơ sở sản xuất gốm sứ cũng như người dân làng nghề truyền thống chính là những người phải chịu hậu quả trực tiếp trong mùa “bão giá”.
Gian hàng trưng bày sản phẩm vắng bóng người trong mùa du lịch.
Đăng biển bán đúng giá tạo môi trường giá cả bình ổn tạm thời
Chưa kể tình trạng “cò gốm” đang khiến làng Bát Tràng đánh mất dần niềm tin với khách hàng mua sắm và du lịch.
“Cò mồi” đon đả chèo kéo khách đến xưởng nhà mình nặn gốm, tô tượng.
Đối mặt với thực trạng đó, tìm đầu ra cho sản phẩm cũng như cải tiến kĩ thuật là mục tiêu hàng đầu của người dân Bát Tràng. Ông Trần Tiến, một trong số những chủ cơ sở sản xuất chèo lái doanh nghiệp vượt cơn “bão giá” thành công, cho biết: “Trước thực trạng kinh tế chung hiện nay, tăng chất lượng sản phẩm , tạo thương hiệu uy tín, cân đối giá thành chính là cách làm hiệu quả nhất cứu Bát Tràng trước mùa bão giá”.
Để đạt được mục tiêu đó, làng nghề Bát Tràng đã áp dụng nhiều phương pháp hiệu quả và sáng tạo. Nhiều nghệ nhân cao tuổi hướng dẫn cho lớp trẻ trong làng bằng những kinh nghiệm tích lũy lâu dài. Các cơ sở, công ty sản xuất đồ gốm đầu tư khoa học kĩ thuật và mạng lưới phân phối, thậm chí vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất. Làng gốm Bát Tràng không chỉ đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa, bán hàng với giá mềm mà còn ưu tiên phát triển thương hiệu ra nước nài, thực hiện nghiêm ngặt các quy chuẩn chất lượng cũng như thời hạn giao hàng.
Ông Hùng - một nghệ nhân cao tuổi luôn mong mỏi truyền lại cho thế hệ sau tâm huyết và kỹ năng điêu luyện tạo nên những tác phẩm tinh xảo
Đặc biệt, phát triển lò nung gốm sứ bằng gas chính là hướng đi riêng giúp Bát Tràng vượt qua mùa bão giá. với ưu điểm ít tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian nung, lò gas đang là sự lựa chọn tối ưu của đại đa số các cơ sở sản xuất nơi đây.
Nâng cao chất lượng của loại hình du lịch Bát Tràng nhằm thu hút du khách trong và nài nước
Đẩy mạnh mô hình sản xuất hàng gốm sứ xuất khẩu có chất lượng cao, cạnh tranh tốt.
Nền kinh tế thị trường với những biến động về thị hiếu cũng như giá cả là điều tất yếu trong cuộc sống hiện nay. Chính vì vậy, năng động, nhạy bén để nắm bắt nhu cầu, tính toán hợp lý khâu sản xuất, tiêu thụ để tiết kiệm chi phí, sống chung và vượt qua bão giá chính là yêu cầu bức thiết của các doanh nghiệp tại làng nghề Bát Tràng.
Trước hết, giá cả tăng khiến các loại nguyên nhiên liệu cũng như vận chuyển gốm sứ đều tăng cao. Chưa kể trong cơn bão giá, việc đầu tư dây chuyền sản xuất, thuê địa điểm cũng như nhân công lao động ngày một tăng cao. Chính vì vậy, nhiều người kinh doanh mặt hàng gốm sứ cũng như các cơ sở sản xuất gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Lạm phát khiến giá các sản phẩm gốm đến tay người tiêu dùng tăng cao hơn, khách du lịch ít mua hơn. Các cơ sở sản xuất gốm sứ cũng như người dân làng nghề truyền thống chính là những người phải chịu hậu quả trực tiếp trong mùa “bão giá”.
Gian hàng trưng bày sản phẩm vắng bóng người trong mùa du lịch.
Đăng biển bán đúng giá tạo môi trường giá cả bình ổn tạm thời
Chưa kể tình trạng “cò gốm” đang khiến làng Bát Tràng đánh mất dần niềm tin với khách hàng mua sắm và du lịch.
“Cò mồi” đon đả chèo kéo khách đến xưởng nhà mình nặn gốm, tô tượng.
Đối mặt với thực trạng đó, tìm đầu ra cho sản phẩm cũng như cải tiến kĩ thuật là mục tiêu hàng đầu của người dân Bát Tràng. Ông Trần Tiến, một trong số những chủ cơ sở sản xuất chèo lái doanh nghiệp vượt cơn “bão giá” thành công, cho biết: “Trước thực trạng kinh tế chung hiện nay, tăng chất lượng sản phẩm , tạo thương hiệu uy tín, cân đối giá thành chính là cách làm hiệu quả nhất cứu Bát Tràng trước mùa bão giá”.
Để đạt được mục tiêu đó, làng nghề Bát Tràng đã áp dụng nhiều phương pháp hiệu quả và sáng tạo. Nhiều nghệ nhân cao tuổi hướng dẫn cho lớp trẻ trong làng bằng những kinh nghiệm tích lũy lâu dài. Các cơ sở, công ty sản xuất đồ gốm đầu tư khoa học kĩ thuật và mạng lưới phân phối, thậm chí vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất. Làng gốm Bát Tràng không chỉ đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa, bán hàng với giá mềm mà còn ưu tiên phát triển thương hiệu ra nước nài, thực hiện nghiêm ngặt các quy chuẩn chất lượng cũng như thời hạn giao hàng.
Ông Hùng - một nghệ nhân cao tuổi luôn mong mỏi truyền lại cho thế hệ sau tâm huyết và kỹ năng điêu luyện tạo nên những tác phẩm tinh xảo
Đặc biệt, phát triển lò nung gốm sứ bằng gas chính là hướng đi riêng giúp Bát Tràng vượt qua mùa bão giá. với ưu điểm ít tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian nung, lò gas đang là sự lựa chọn tối ưu của đại đa số các cơ sở sản xuất nơi đây.
Nâng cao chất lượng của loại hình du lịch Bát Tràng nhằm thu hút du khách trong và nài nước
Đẩy mạnh mô hình sản xuất hàng gốm sứ xuất khẩu có chất lượng cao, cạnh tranh tốt.
Nền kinh tế thị trường với những biến động về thị hiếu cũng như giá cả là điều tất yếu trong cuộc sống hiện nay. Chính vì vậy, năng động, nhạy bén để nắm bắt nhu cầu, tính toán hợp lý khâu sản xuất, tiêu thụ để tiết kiệm chi phí, sống chung và vượt qua bão giá chính là yêu cầu bức thiết của các doanh nghiệp tại làng nghề Bát Tràng.
Nhóm thực hiện: Minh Trang, Hoài Thương, Thu Hường, Ngọc Trâm
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo in K22
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo in K22
Cùng chuyên mục
Bình luận