Nam Định: Đẩy mạnh khai thác giá trị làng nghề truyền thống

(Sóng trẻ) -  Phát triển du lịch làng nghề, kết nối giữa làng nghề với làng nghề, làng nghề với lễ hội và di tích, danh thắng là kế hoạch mà Nam Định đang thực hiện nhằm giữ vững những giá trị của làng nghề truyền thống.

Theo số liệu của Sở Công Thương, toàn tỉnh có 124 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, 17 làng nghề truyền thống có lịch sử hình thành, phát triển hàng trăm năm, tập trung tại các vùng đất cổ lưu giữ nhiều di sản văn hóa. Tiêu biểu như các làng nghề: đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng (Ý Yên); mây tre đan Vĩnh Hào (Vụ Bản); cây cảnh Vị Khê, múa rối nước Bàn Thạch, làm khăn xếp Giáp Nhất (Nam Trực); ươm tơ Cổ Chất, dệt vải Cự Trữ (Trực Ninh); làm muối Văn Lý, làm kèn đồng Phạm Pháo (Hải Hậu); nước nắm Sa Châu, muối Bạch Long (Giao Thủy)…

nd-23.jpg
Làng muối Bạch Long (Giao Thuỷ, Nam Định). Nguồn Internet

Các làng nghề truyền thống hội tụ đầy đủ giá trị văn hóa vật thể (sản phẩm làng nghề, công trình kiến trúc di tích thờ tổ nghề) và văn hóa phi vật thể (kỹ năng, kỹ xảo nghề, lễ hội làng, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, không gian văn hóa làng). Dựa vào yếu tố tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, các làng nghề đã kết nối, hình thành các tuyến, điểm du lịch hấp dẫn du khách. Đó là các tour du lịch sinh thái cộng đồng với những hoạt động thú vị: Trải nghiệm làm diêm dân trên cánh đồng muối Văn Lý, kết hợp chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhà thờ đổ Hải Lý, thưởng thức đặc sản vùng quê biển (Hải Hậu); tham quan làng nghề làm nước mắm Sa Châu, trải nghiệm Homestay (nghỉ tại nhà dân), tìm hiểu văn hóa bản địa với các tuyến du lịch điền dã mà điểm đến là Bảo tàng Đồng quê, Vườn quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy)…

Những du khách đam mê cây cối có thể đắm mình trong không gian xanh của những vườn cây cảnh, cây thế ở làng hoa, cây cảnh Vị Khê (Nam Trực), trò chuyện, nghe các nghệ nhân làng nghề say sưa chia sẻ về những tác phẩm của mình và ước mơ về một “công trình” thế kỷ. Đặt chân đến vùng đất cổ Ý Yên, du khách được hòa mình vào không gian làng nghề chạm khắc gỗ thủ công mỹ nghệ với những tiếng đục, chạm, cưa, ngắm những chiếc sập gụ, tủ chè, hoành phi, câu đối chạm khắc tinh xảo thể hiện sự tài hoa, đôi bàn tay khéo léo của những người thợ mộc với tinh thần cần cù, sáng tạo, bền bỉ lưu giữ tinh hoa văn hóa làng nghề của cha ông để lại…

nd-22.jpg
Làng nghề ươm tơ Cổ Chất.

Cùng với tham quan, trải nghiệm di sản, du khách còn được tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống. Mỗi làng đều có truyền thuyết, lưu giữ được các di tịch cổ kể về những vị tổ nghề. Như ở làng Vân Chàng, thị trấn Nam Giang (Nam Trực) hơn 700 năm trước 6 vị tổ sư ở Núi Tiên, thuộc Quần thể văn hóa Tiên Sơn (nay là phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đến truyền nghề rèn cho 15 cụ tổ các dòng họ: Đoàn, Trần, Vũ, Đỗ, Ngô… ở quê hương.

Văn hóa truyền thống làng nghề ở tỉnh gắn bó chặt chẽ với sinh hoạt, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư, thể hiện qua các dịp lễ hội làng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ các vị tổ nghề. Vì vậy, việc hình thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh gắn với làng nghề trong không gian lễ hội và di tích lịch sử - văn hóa là điểm nhấn hấp dẫn trong bản đồ du lịch vùng đất trấn Sơn Nam Hạ xưa.

nd-21.jpg
Cầu đá Hải Hậu (Nam Định) gắn liền với lễ hội chùa Lương. Nguồn Internet

Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân mới, du khách về Nam Định dự lễ hội Khai ấn Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) có thể kết hợp tham quan làng nghề hoa, cây cảnh Vị Khê, xã Điền Xá (Nam Trực), tham dự lễ hội làng truyền thống tổ chức từ 12 đến 16 tháng Giêng tại Đình thờ Thành hoàng làng và ông tổ nghề Tô Trung Tự. Vào tháng 3 âm lịch, thời điểm Phủ Dầy, xã Kim Thái (Vụ Bản) mở hội, du khách không chỉ tham gia lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu mà còn kết hợp thăm làng nghề mây tre đan xã Vĩnh Hào, hòa mình vào không gian lễ hội làng tổ chức cùng thời điểm; trong đó đặc sắc nhất là cuộc thi tay nghề chẻ tre, đan cót và các sinh hoạt văn hóa truyền thống mang đặc trưng văn hóa làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ.

Du lịch làng nghề Nam Định bước đầu đã được ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh, chính quyền các địa phương quan tâm chỉ đạo, thúc đẩy, phát huy giá trị nhưng vẫn còn ở mức thấp. Ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định cho biết: "Để hình thành các tuyến du lịch liên kết bền vững cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của người dân địa phương, các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh. Sở đã phối hợp với các địa phương và các ngành liên quan lên kế hoạch trọng tâm để khai thác giá trị làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch".

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN