Nét độc đáo ở làng Hành Thiệ

(Sóng trẻ) - Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định từ xa xưa đã nổi danh khắp cả nước về truyền thống hiếu học, văn hiến. Nhiều truyền thống tốt đẹp, độc đáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, làng Hành Thiện đã nhiều lần đổi tên và di chuyển vị trí. Thời Lý, làng được gọi là ấp Hộ Xá rồi đổi thành Nghĩa Xá. Đến thời Trần, do ở đây có một hành cung của nhà vua lên làng được gọi là Hành Cung Trang. Năm 1611 triều vua Lê Thánh Tông, một trận lụt lớn làm phần lớn đất lở xuống sông, khiến phần lớn dân cư của làng di chuyển tới vị trí ngày nay, làng vẫn mang tên gọi Hành Cung. Năm 1823, tên Hành Cung được đổi thành Hành Thiện và được duy trì đến ngày nay.

Từ xưa đến nay, làng Hành Thiện được mệnh danh là mảnh đất ''Địa linh nhân kiệt'' do ở bất cứ thời điểm lịch sử nào, làng cũng sản sinh cho đất nước những anh tài. Không chỉ có vậy, làng còn mang trong mình nhiều nét văn hóa độc đáo mà không bất cứ nơi nào trên đất nước có được. Sau đấy, mời độc giả cùng chúng tôi điểm những điều độc đáo, thú vị của làng Hành Thiện.

Thế đất lạ, quy hoạch độc đáo

Bao quanh làng là hai con sông nhỏ, bắt nguồn từ sông Ninh Cơ (một nhánh của sông Hồng). Điều làm lên sự kì lạ chính là hai nhánh sông này đã tạo cho làng thế đất hình con cả chép đang quẫy, đầu cá hướng ra biển Đông. Tới nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh điều kì lạ này, không biết là do tự nhiên kiến tạo hay do con người ''quy hoạch''. Tại khu vực được coi là đầu cá, có giếng ngọc được dân làng gọi là ''mắt cá''. Giếng gắn liền với câu chuyện nhuốm màu huyền thoại về cụ Tả Ao - nhà phong thủy nổi tiếng trong dân gian đã giúp dân làng khai huyệt phong thủy.

d7a622ef3_anh1..jpg

Bản đồ làng Hành Thiện

Nếu coi làng Hành Thiện là một chú cá chép, thì đầu làng ứng với đầu cá, nơi đây là miếu thờ và giếng mắt cá. Phần mang cá là khu chợ làng với 4 gian đình chợ, được xây thành hình chữ ''Thị''. Phần bụng cá là nơi dân làng sinh sống của dân cư trong làng. Tại đây hình thành lên 14 dong (xóm), mỗi dong cắt ngang theo thân cá như chia khúc, gồm một con đường chạy dọc ở giữa và các ngôi nhà được xây dựng hai bên. Mỗi dong cách nhau đúng 200m. Tại phần đuôi cá là nghĩa trang và chùa miếu phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. theo như tài liệu để lại, trước đây toàn bộ đường đi trong làng đều được lát đá xanh, "mưa gió bùn đất không bén gót chân", bên cạnh đường xóm là rãnh thoát nước được xây bằng gạch mộc, chính vì thế làng không bao giờ phải chịu cảnh ngập lụt bởi tất cả nước mưa, nước sinh hoạt đều theo các rãnh này chảy ra hai nhánh con sông quanh làng và từ đó thoát ra sông Ninh Cơ.

Làng có tới hai ngôi chùa

Trên đất nước Việt Nam, đi đến đâu thấy có mái chùa là ở đó có làng. Chính vì thế từ xa xưa, mỗi khi lập làng là cha ông ta đều lập chùa, đình, miếu...nhằm sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng cộng đồng. Thật hiếm có ngôi làng nào trên cả nước có tới 2 chùa. Điều đặc biệt đó lại nằm ở làng Hành Thiện.

 d7a622ef3_anh2...jpg

Chùa Keo - một trong 2 ngôi chùa của làng.

Phần đuôi cá là nơi tọa lạc của hai ngôi chùa: Thần Quang tự và Đĩnh Lan tự. Chùa Thần Quang thờ Đức Thánh Tổ Thiền sư Không Lộ- vị Thánh bảo hộ của dân làng. Chùa Đĩnh Lan- gắn liền với sự tích về một bức tượng Mẫu trôi dạt vào làng, được trẻ mục đồng hương khói và phù hộ cho những người lính ra trận, từ đó nhân dân lập chùa thờ phụng. Cả hai ngôi chùa đều mang trong mình những câu chuyện huyền bí, huyễn hoặc mà ít có người nào dám nhắc đến.

Làng khoa bảng, đất mỹ nhân

Thời phong kiến, làng Hành Thiện có tới 3 tiến sĩ, 4 phó bảng, 97 cử nhân, 315 tú tài. Theo sử sách và nhiều tài liệu ghi lại, làng có 4 người làm Thượng thư, 4 người làm Tuần phủ, 4 người làm Tổng đốc cùng hàng chục người khác làm quan trong triều. Thời Pháp thuộc, làng Hành Thiện có 51 người đỗ tú tài và cử nhân.

Thời hiện đại, dù dân số chỉ khoảng 6.000 người, nhưng làng có tới 88 GS, tiến sĩ, phó tiến sĩ, số cử nhân cũng vượt trên con số 600. Tỷ lệ đỗ ĐH hàng năm của làng khó có vùng nào sánh kịp, với con số lên tới 50, 60, 70 người, đạt trên 90%. 

d7a622ef3_anh3......jpg

Cố Tổng bí thư Trường Chinh và Giáo sư Vũ Khiêu

Làng Hành Thiện cũng chính là quê hương của cố Tổng bí thư Trường Chinh, người học trò xuất sắc của Bác Hồ, người lãnh đạo đất nước qua những thời kỳ chiến tranh gian khổ nhất.

 Làng có 4 tướng lĩnh quân đội gồm: Thiếu tướng, PGS Đặng Quốc Bảo; Trung tướng Đặng Kinh, Trung tướng Đặng Quân Thụy; TSKH - Thiếu tướng Nguyễn Sĩ Quốc. Hai Anh hùng Lực lượng vũ trang là GS Phạm Gia Triệu, Nguyễn Đăng Kính (phi công quân sự nổi tiếng của Việt Nam). Nài ra, còn có hai người con của làng cũng rất nổi tiếng là Tiến sỹ Đặng Hồi Xuân (nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế) và tiến sĩ Đặng Vũ Chư (nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp).

Làng Hành Thiện còn ghi nhận hai người được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Đó là GS, Bác sỹ Đặng Vũ Hỷ và GS, nhà nghiên cứu văn hóa, AHLĐ Giáo sư Đặng Vũ Khiêu.

Không chỉ giàu truyền thống học hành, làng còn là quê hương của nhiều người đẹp, hoa hậu nổi tiếng. Hoa hậu Việt Nam 1994 Nguyễn Thu Thủy. Hoa hậu Việt Nam 1990 Nguyễn Diệu Hoa có mẹ là người gốc làng Hành Thiện. Á hậu 2 Đặng Minh Thu- cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt 2007. Cô rời làng xuất cảnh sang Nga từ khi 3 tuổi.

                                      Phạm Tiến Quân
                                      Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN