Chông chênh con đường “tài năng nhí”

(Sóng Trẻ) - "The Voice Kids" đã kết thúc nhưng những tài năng nhí của làng giải trí Việt vẫn cần rất nhiều thời gian để thích ứng được với sự khắc nghiệt của môi trường showbiz.

Gian nan con đường theo đuổi ước mơ

Được tham gia The Voice Kids mùa giải đầu tiên là niềm ao ước của biết bao đứa trẻ nhỏ khi ánh đèn sân khấu luôn thu hút các em đến diệu kì. Và những em nhỏ xuất sắc khi lọt qua vòng Giấu mặt hẳn phải hãnh diện và tự hào lắm khi con đường vinh quang đang dần mở ra với các em.

Thế nhưng, đằng sau nụ cười của các em là những giọt mồ hôi, nước mắt, những trằn trọc, khổ sở của cha mẹ khi sẵn sàng làm mọi việc để giúp con theo đuổi ước mơ. Cách đây không lâu trên mạng đã đăng tải những dòng nhật kí của một người cha khi đưa con đi thi The Voice Kids khiến khán giả không khỏi ngỡ ngàng trước những bí ẩn đằng sau một chương trình thực tế lớn. 

316cf5a09_anh1.jpg
Cha bé Thùy Mai (tác giả những dòng nhật kí gây xôn xao cư dân mạng) cùng con gái.

Bố em Lương Thùy Mai đã thổ lộ: “Chỉ trong tuần đầu tiên mà đã hết hơn chục triệu để lo ăn uống cho 2 bố con trong lúc chờ đợi đến vòng Giấu mặt. Càng vào đến vòng trong thì chuyện tiền nong đối với bố mẹ các thí sinh càng trở thành gánh nặng. Gia đình phải tự lo ăn uống, phương tiện đi lại, ngay cả trang phục biểu diễn của các em chương trình cũng nhường lại cho gia đình chuẩn bị (dưới sự hướng dẫn của stylist)”. Bố bé Lương Thùy Mai còn cho biết: “đã rất nhiều lần đã phải quay lại Hà Nội lấy tiền, nhưng vì ước mơ của con nên vẫn phải mỉm cười cho con theo đuổi nghiệp ca hát.” 

Đó là đối với những gia đình tạm gọi là “có điều kiện”, còn như gia đình bé Thu Hà hay Quang Anh, cho con đi thi là cả nỗ lực của những bậc cha mẹ. Có lẽ sau lần đi thi này, bố mẹ các em sẽ càng phải vất vả nhiều hơn để bù đắp lại số tiền bỏ ra quá lớn cho con đứng trên sân khấu.

Những bản hợp đồng kì lạ....

Lọt vào vòng Liveshow là một điều may mắn và hạnh phúc với các em, nhưng cũng là cả nỗi chật vật của bậc cha mẹ khi họ phải chấp nhận một bản hợp đồng mà phần lớn những điều khoản không hề có lợi cho các thí sinh (theo nhật kí của bố bé Thùy Mai). Là hợp đồng, tất yếu là phải có sự thỏa thuận của cả 2 bên. Nhưng những giấy tờ mà gia đình các em nhận được lại được kí bằng nỗi cay đắng, ngậm ngùi, bởi nếu không kí hợp đồng thì đồng nghĩa với việc phải dừng cuộc thi tại đây. Thôi thì vì con, các bậc phụ huynh lại chấp nhận cho con theo đuổi một tương lai mù mịt.

"Tôi đọc lướt nhanh các điều khoản thì thấy chẳng có điều khoản nào bên B (bên thí sinh) có lợi cả. Không những thế tại điều 4 hay 5 gì đó còn ghi rất rõ, tôi không nhớ từng câu từng chữ nhưng nội dung nổi bật là: Nếu không ký hợp đồng thì đồng nghĩa với việc phải rời cuộc thi và thay thế bằng thí sinh khác.

Ôi mẹ ơi! Thế này thì chết tôi à? Rồi ở cái điều khoản số mười mấy còn ghi: Nếu làm lộ nội dung hợp đồng thì bị phạt 10 ngàn đô la mỹ. Phòng điều hòa 21 – 22 độ mà mặt tôi bừng bừng. Nóng!

Thôi, thế này thì xong phim rồi…lấy hết bình tĩnh tôi mới hỏi cái cô luật sư trên tivi…rằng thì là: Em ơi, mình có được thay đổi gì trên hợp đồng này không? Nghĩa là có thể thêm, bớt, sửa vài chữ, vài điều nào trong ấy không?

Nhẹ nhàng em ấy giả nhời mình là: Không anh ạ. Đây là hợp đồng toàn cầu. Xong! Mấy bà mẹ của các thí sinh khác nghe vậy liền hỏi: “Thế chị ký thế này nếu cháu đi biểu diễn kiếm tiền ở mấy quán cà phê có bị phạt không?” Luật sự trả lời: “Không chị ạ, nhưng nếu làm lớn thì báo cáo qua chúng em 1 câu là chúng em tạo điều kiện”.

Haha! Hợp đồng toàn cầu nhưng áp dụng theo cách của VN."

Trích nhật kí “ Tôi đưa con đi thi The Voice Kids”

Tiếp nối những xôn xao về bản hợp đồng này là vụ việc kêu gọi nhắn tin bình chọn. Mỗi thí sinh có một mã số riêng và những ai yêu thích có thể nhắn tin đến ủng hộ. Tôi vinh dự khi có em họ đi thi, cũng hào hứng và sẵn sàng nhắn tin ủng hộ em cả khi chú tôi chưa gọi điện về nhờ cả gia đình ủng hộ cháu. Thật bất ngờ khi mỗi sim được nhắn đến cả chục tin, với số tiền 2000 đồng mỗi tin thì việc nhắn tin bình chọn đối với gia đình các em khá giả là chuyện rất đơn giản. Với sự phát triển nhanh chóng của sim rác như hiện nay, cùng với giá dịch vụ viễn thông ngày càng có nhiều ưu đãi thì chỉ cần bố mẹ các em đầu tư mua hàng chục cái sim về cũng đủ để các em được lọt vào top khán giả yêu thích.

Chương trình nào cũng có liên kết, hợp tác với các nhà tài trợ, nhưng sự liên kết này có lẽ đã vượt ra nài ranh giới một chương trình mang tính nghệ thuật. Nói cách khác, chương trình đã đặt mục đích thương mại lên trên. Liệu con số các em được khán giả bình chọn nhiều nhất có thực sự chân thực như khán giả mong muốn?

Khi dư luận “quan tâm” quá mức

Trước đêm chung kết, không ít người đã dự đoán rằng giải Quán quân sẽ thuộc về Quang Anh – cậu bé Thanh Hóa tài năng, đa dạng trong phong cách biểu diễn. Thế nhưng, khi công văn của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về việc vận động toàn tỉnh nhắn tin ủng hộ bé được đăng tải thì búa rìu dư luận lại hướng thẳng vào em, vào gia đình em. Người ta đem em ra bình phẩm, soi mói về cách thể hiện “tự tin quá đáng”, về trang phục quê mùa. Hay trước khi công bố kết quả, thấy em bình tĩnh thì lại có tin đồn em biết trước kết quả nên không còn hồi hộp nữa.
316cf5a09_anh3.jpg
Bản công văn kêu gọi của tỉnh Thanh Hóa.

Ai cũng biết, gia đình em không giàu có, mẹ em chỉ là nhân viên dọn vệ sinh, cho em đi thi cũng là đã rất nỗ lực, thì làm gì tính được đến chuyện dùng tiền để sắp đặt kết quả. Hay tỉnh Thanh Hóa vận động toàn tỉnh ủng hộ em cũng chỉ là vì niềm tự hào quê hương, không nên vì chuyện của em mà mang cả tỉnh Thanh Hóa ra kì thị.

316cf5a09_anh4.jpg
Facebook ngập tràn những lời trách mắng.

Chương trình kết thúc, kết quả ai cũng công nhận là đúng đắn, là xứng đáng với Quang Anh, dù rất tiếc cho Phương Mỹ Chi và Ngọc Duy. Nhưng trước dư luận cay nghiệt như thế này, có lẽ Quang Anh không nên giành được quán quân. Như thế sẽ tốt hơn, sẽ bình yên hơn cho em khi em còn quá nhỏ để đứng ra bảo vệ cho mình. Cõ lẽ phải mất một thời gian rất lâu nữa, khi dư luận đã “chán” chuyện của em thì em mới có thể tìm lại được vẻ ngây thơ như chính tuổi của mình.
Kết

Trẻ em là mầm non của đất nước. Các em có quyền thể hiện bản thân, thể hiện tài năng của mình qua những cuộc thi. Chỉ vì những câu chuyện phiếm xôn xao, vì dư luận tò mò mà các em phải vất vả, gian nan trên con đường khẳng định bản thân. Liệu đây có phải là cách thể hiện sự quan tâm đến các em quá mức của xã hội? Liệu sau vụ việc này, có còn phụ huynh nào dám cho con đi thi các chương trình tìm kiếm tài năng nhí như vậy nữa?

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN