Nghệ nhân tò hè Văn Hậu: Người đi gìn giữ một nét xưa
(Sóng trẻ) - Sinh ra và lớn lên tại làng nghề truyền thống nặn tò he duy nhất tại Việt Nam – làng Xuân La (Phượng Dực – Phú Xuyên – Hà Nội), chính truyền thống tại đây cùng niềm đam mê của bản thân đã thôi thúc người nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu gắn bó và không những phát triển nghề nặn tò he quê hương.
Tò he từ lâu được biết đến như một thứ đồ chơi dân gian quen thuộc của trẻ em vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Nhắc về những món quà quê, ai đó đã có câu: “Thứ nhất bánh cuốn, thứ nhì bánh đa, thứ ba chim cờ”. Chim cò là từ thường dùng để chỉ tò he bắt nguồn từ việc làm đồ thờ cúng trong những dịp lễ Tết, đặc biệt là Tết Trung Thu, do các nghệ nhân xưa dùng bột nếp nặn những mâm ngũ quả để phục vụ việc cúng lễ. Chim cò cúng xong được chia cho trẻ con chơi, thậm chí có thể đem hấp lên ăn. Đầu tiên chim cò chỉ là những hình con chim, con cò đơn giản. Ngày nay, sở thích trẻ em là những nhân vật hoạt hình, hoa lá cây cỏ, người nghệ nhân sáng tạo thêm một cây kèn lá nhỏ gắn dưới thân, khiến nó phát ra tiếng tò te tí te, vì vậy chim cò đã được chuyển sang tên Tò he như người ta vẫn quen gọi và biết đến.
Hình ảnh những con tò he nhiều màu sắc in đậm trong ký ức mỗi người
Chúng ta đã khá quen thuộc với hình ảnh ông già tóc bạc, râu dài ngồi tỉ mẩn nặn tò he xanh đỏ tím vàng nhiều màu sắc chốn chợ quê, nơi góc phố, nhưng ngày nay, có không ít những người trẻ đam mê và quyết định gắn bó lâu dài với nghề này, và Đặng Văn Hậu cũng là một trong số đó.
Đặng Văn Hậu sinh ra và lớn lên tại làng Xuân La – Phượng Dực – Phú Xuyên – TP Hà Nội. KÍ ức thưở bé của anh gắn liền với những con tò he đầy đủ kiểu dáng, màu sắc bắt mắt của ông nại – nghệ nhân tò he nổi tiếng Đặng Văn Hạ. Cũng chính từ những sở thích ngày nhỏ, cộng với sự chỉ dạy tận tình của ông nại, dần dần nghề “nặn con giống” đã trở thành một phần cuộc sống của anh Hậu. Anh tự hào: “Nghề nặn tò he là một nghề thật quý giá. Nó đã nuôi sống cả làng vượt qua những năm tháng khốn khỏ, thời chiến tranh và cả bây giờ. Nhưng hơn thế, điều làm những người con Xuân La chúng tôi tự hào, là vì mình đang là người giữ gìn một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chúng và người Hà Nội nói riêng”.
Chân dung nghệ nhân Đặng Văn Hậu
Là một nghệ nhân trẻ, trong quá trình gìn giữ nghề nặn tò he truyền thống, nghệ nhân Đặng Văn Hậu gặp phải không ít khó khăn. Vào đầu năm 2008, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Hà Nội, quyết định này ảnh hưởng khá nhiều đến công việc của anh thời điểm đó. “Đã có lúc cảm thấy nhụt chí và định bỏ nghề rồi đấy” – nghệ nhân Hậu chia sẻ. Tuy nhiên, không chỉ những em nhỏ ở vùng sâu vùng xa mà còn những trẻ em thành phố đầy đủ điều kiện vật chất, đồ chơi vẫn ưu thích những con tò he khiến nghệ nhân Hậu ngày càng có niềm tin phát triển nghề “nặn con giống” của tổ tiên. “Trong những lần đi dạy về tò he thì có hai kỷ niệm đáng nhớ nhất, một là đi dạy cho trẻ em nghèo tại Mường Khến Hòa Bình, các em tham gia rất đông, phải ngăn thành mấy lớp học một mình dạy không nổi nhưng rất vui. Hai là lần tham gia tại khu đô thi Ciputra Tây Hồ - Hà Nội, có ông bố đợi rất lâu để mang về một con tò he cho con đang ốm ở nhà vì con rất thích. Điều này khiến anh rất cảm động, không ngờ tò he vẫn được yêu quý đến vậy” – nghệ nhân Văn Hậu hào hứng. “Quá trình làm nghề nặn tò he cho trẻ em đòi hỏi sự sáng tạo và cải cách mẫu mã vô cùng lớn. Phải nhanh nhạy cập nhật các nhân vật hoạt hình cho phù hợp thị hiếu của lớp trẻ nên bản thân cũng thường xuyên tìm hiểu phim hoạt hình, nhân vật nào đang được yêu thích”.
Các em nhỏ đến thăm làng nghề và được trực tiếp nặn những con tò he của riêng mình
Để ngày một phát huy hơn nữa làng nghề truyền thống, nghệ nhân Đặng Văn Hậu đã vạch ra những kế hoạch phát triển riêng. Anh chia sẻ trong thời gian sắp tới sẽ đứng ra tập hợp lại các nghệ nhân trẻ nặn tò he mở một xưởng sản xuất tò he có chuyên môn và kỹ thuật cao. Anh Hậu cho rằng: “Nếu sản phẩm tò he được đặt hàng sản xuất thường xuyên, công việc diễn ra liên tiếp thì cuộc sống sẽ bớt khó khăn. Các nghệ nhân quy tụ tránh việc sinh sống du mục, cùng sản xuất để nghề tò he có thu nhập ổn định”. Nghề tò he làng Xuân La đã từng được cố nghệ nhân cụ Đặng Văn Tố - nghệ nhân đầu tiên được BỘ Văn hóa cử sang nước nài biểu diễn nghệ thuật nặn tò he, nghệ nhân Nguyễn Văn Thuận – đại diện tham gia kỷ niệm 10 năm quan hệ Việt – Mỹ năm 2005…Nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng có mong muốn và hoài bão lớn rằng sẽ đem tò he Việt đến khắp bạn bè năm châu và phổ biến, làm tò he trở thành “nét văn hóa” được xuất đi nước nài. Ngay từ bây giờ, anh Hậu đã bắt tay vào nghiên cứu những nguyên liệu, mẫu mã phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật để sản xuất số lượng lớn phục vụ trong và nài nước. Nài ra, để quảng bá cho làng nghề truyền thống, anh còn sở hữu một trang web riêng toheviet.vn.
Việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống luôn là nỗi trăn trở của không chỉ riêng nghệ nhân Hậu. Bởi cùng với sự ra đời của nhiều trò chơi, đồ chơi công nghệ cao..tò he ngày nay phải đối mặt với việc mai một dần dần. Thêm nữa, đời sống kinh tế khó khăn khiến lớp trẻ không còn mặn mà với nghề cha ông để lại. Nét đẹp văn hóa khiến anh Hậu tự hào nhưng đi kèm với nét đẹp đẽ ấy luôn là sự lo lắng cho tương lai của cả một làng nghề.
Thành tích anh đã đạt được Giấy khen do Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tặng do có thành tích xuất sắc tham gia dạy và trình diễn nghệ thuật Tò he năm 2010 Giải nhất thi nặn Tò he do Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch người cao tuổi tổ chức năm 2012 Giải nhất Liên hoa năn Tò he trong Hội chợ Tết tôn vinh làng nghề và hàng nông sản chất lượng cao do Ban Chấp Hành TW Hiệp hội làng nghề Việt Nam trao tặng năm 2013 Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong việc Xây dựng làng nghề truyền thống giai đoạn 2012 – 2013 Danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” do Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội – Sở Công thương Hà Nội trao tặng năm 2014 Được mời tham dự và giảng dạy tại các lễ hội, hội chợ, triển lãm do Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức Tham gia giới thiệu văn hóa tò he trong chuỗi các hoạt động tham quan nại khóa tới các đại biểu Đại hội đồng liên minh nghị viện Thế giới IPU132 do Việt Nam đăng cai tổ chức.
|
Khánh Huyền
Báo mạng điện tử K33
Cùng chuyên mục
Bình luận