Người hướng ngoại phát triển bản thân thế nào trong mùa dịch?

(Sóng trẻ) - Với lối sống cởi mở và ưa thích mở rộng mối quan hệ, người hướng ngoại gặp phải nhiều khó khăn trong thời gian dài giãn cách xã hội. Có người rơi vào trầm cảm nhưng cũng có những bạn trẻ tận dụng khoảng thời gian này để phát triển bản thân, trau dồi kiến thức và kỹ năng làm nghề cho chính mình.

Theo định nghĩa của nhà tâm lý học Carl Jung, người hướng nội thường tập trung vào đời sống nội tâm, những suy nghĩ, cảm xúc diễn ra bên trong. Họ có thể tự sản sinh và tái tạo năng lượng khi ở một mình. Trái lại, người hướng ngoại thích sự hoạt náo và có được năng lượng từ môi trường xung quanh, từ việc giao tiếp với người khác. Chính sự khác biệt này đã khiến nhiều bạn trẻ hướng ngoại gặp không ít khó khăn trong thời gian giãn cách tại nhà.

Trò chuyện với cảm xúc

Trong khoảng thời gian 5 tháng giãn cách, nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm nhẹ vì không được giao lưu, tiếp xúc với bạn bè, đồng nghiệp. “Khoảng thời gian đầu, mình cực kỳ căng thẳng, thường xuyên rơi vào trạng thái “hư vô” và không tập trung được vào công việc. Mình cũng rất hay cáu gắt, tức giận với người thân vì cảm xúc tiêu cực không được giải tỏa ra bên ngoài. Đấy là khoảng thời gian mình không bao giờ muốn quay lại một lần nào nữa”, bạn Hà Thu – sinh viên năm ba, Đại học RMIT chia sẻ.

 

pix3_051919010821.jpg
Nhiều bạn trẻ lâm vào trạng thái khủng hoảng tinh thần khi cảm xúc bị dồn nén quá mức

 

Bàn về vấn đề này, Chuyên gia tư vấn Tâm lý – Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền nhận định: “Việc thay đổi môi trường nhanh chóng, chưa kịp thích nghi với phong cách sống và làm việc Online dễ khiến người trẻ rơi vào chứng trầm cảm. Họ sẽ thu mình vào bốn bức tường và từ chối tiếp xúc với bên ngoài. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn và để lại những di chứng tâm lý về sau.”

Sức khỏe tinh thần không phải là một chủ đề mới đối với nhiều người trẻ, song vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để bởi nó phụ thuộc khá nhiều vào tính cách, độ thích nghi với môi trường và thái độ khi đối diện với vấn đề của từng người. Đối với bạn Trần Thanh Vân, sinh viên năm tư – Đại học Y dược Hà Nội khi mất động lực hoặc mệt mỏi, bạn chọn cách dành thời gian để thấu hiểu chính mình, hướng nhiều vào nội tâm nhiều hơn hướng ra ngoài như trước. Để ổn định lại tâm lý trong mùa dịch, Thanh Vân thường viết lại những suy nghĩ, cảm xúc của mình trong một ngày để từng bước hiểu bản thân cần gì, muốn gì và bắt đầu nghiêm túc với chặng hành trình trò chuyện với chính mình.

Xông pha nơi tâm dịch cũng là cách trau dồi tri thức

Thời điểm dịch bệnh phức tạp làm đảo lộn cuộc sống, thay vì chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, nhiều người tận dụng biến nó thành một dịp để “nâng cấp” bản thân thích ứng với thời cuộc. Vượt qua quãng thời gian căng thẳng, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm vì phải bó buộc trong nhà, bạn Nguyễn Văn Đồng - sinh viên năm 3 trường Đại học Y dược Cần Thơ, đã chọn cách tham gia tình nguyện phục vụ tại “điểm nóng” của địa phương. 


Đối với người hướng nội việc thích nghi với môi trường học tập, làm việc tại nhà luôn dễ dàng hơn so với người có lối sống hướng ngoại. Nhưng với Đồng, tình nguyện chống dịch tại tình nhà là cơ hội để học tập, tích lũy kinh nghiệm thực tế ngay trên “chiến trường” nơi tâm dịch. 

 

img_9757.JPG
Năng lượng tích cực, sự vui vẻ, nhiệt huyết là những gì Đồng và các bạn cùng đoàn đem đến điểm hỗ trợ phòng chống dịch tại Cần Thơ


“Khó khăn nhất có lẽ là phải mặc đồ bảo hộ trong nhiều giờ và không thể uống nước để tránh phải thay bộ đồ khác khi muốn đi vệ sinh, như vậy cũng để tiết kiệm chi phí cho địa phương. Có những lúc mình cũng rất sợ, vì mỗi ngày phải tiếp xúc với mấy trăm người. Mỗi khi lấy mẫu xét nghiệm phát hiện thêm F0 mình cũng lo lắng, bối rối”, Văn Đồng cho biết. Nhưng tất cả đều có thể gạt qua một bên nhờ “liều thuốc tinh thần” là những lời động viên, chia sẻ của các đồng chí sát cánh trong công việc này. Bên cạnh đó, sự cổ vũ, ủng hộ từ gia đình cũng giúp Đồng có thêm động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Mỗi lần được người dân nói lời cảm ơn hay có bác gửi tặng chúng mình chai nước, khuyến khích, động viên là mọi lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi đều tan biến”, Đồng nói.


Xông pha nơi tâm dịch phải đối mặt với vất vả, nguy hiểm, rủi ro bất cứ lúc nào nhưng những tình nguyện viên như Đồng luôn cảm thấy được nhận lại nhiều hơn cho đi. Họ có kí ức tuổi trẻ đầy tự hào, đáng nhớ, nhận về những người bạn, người anh chị san sẻ kinh nghiệm làm nghề. Hơn thế, họ đã tìm ra cách phát triển bản thân, “nuôi dưỡng” tình thần ngay trong thời điểm khó khăn nhất của đất nước.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN