Người khôi phục di sả

(Sóng trẻ) Cần mẫn và kiên trì suốt hơn 10 năm, nghệ nhân Đỗ Văn Mạnh gắn cuộc đời mình với việc tu bổ, khôi phục các di sản văn hóa dân tộc.

91d5123f2_image1.jpg

Ồng Đỗ Văn Mạnh khôi phục các công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử.

Từ cái nghề đến cái yêu

Ở Thạch Xá (Thạch Thất, Hà Nội), không ai không biết đến câu chuyện của nghệ nhân Đỗ Văn Mạnh. Ông đã dành nhiều năm tâm huyết cho công việc tôn tạo các công trình kiến trúc đền chùa – nơi chứa đựng những văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng ngàn đời của người Việt.

Công việc đầy trọng trách này đã bắt đầu từ thời ông của ông, rồi đến cha ông và bây giờ truyền lại cho ông. Tình yêu quê hương, đất nước đã bền bỉ chảy suốt 3 thế hệ và được chuyển hóa thành hành động tôn tạo các di sản. Đối với nghệ nhân Đỗ Văn Mạnh, những công trình kiến trúc này là di sản thiêng liêng mang giá trị lịch sử, là nơi giao lưu, truyền bá những giá trị bất biến của dân tộc cho các thế hệ sau.

10 năm miệt mài

Trong khoảng thời gian đó, một mình ông Mạnh cần mẫn khôi phục và tôn tạo nhiều công trình kiến trúc giá trị như chàu Láng – nơi thờ Thiền sư Tự Đạo Hạnh, các chùa tại Trức bạch, đền Quán Thánh – thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, … Ông Mạnh chia sẻ: “Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó vì phần lớn các di tích đã tồn tại nhiều năm đều đã xuống cấp, có thể gây nguy hiểm trong quá trình trùng tu”.

Việc phục dựng, tôn tạo những di tích lịch sử theo ông Mạnh vừa phải có nghề vừa phải có cái tâm và tình yêu với lịch sử, với văn hóa dân tộc. Không chỉ dừng lại ở việc tôn tạo, sửa chữa mà phải lưu giữ được nét truyền thống, cái hồn lịch sử của công trình đó. Ông Nguyễn Văn Tiến – người trong nhóm tôn tạo di tích cho biết: “Nhiều lần đi làm cùng ông Mạnh, ông ấy cực kì tỉ mỉ, tính toán rất kĩ xem cái nào còn giữ được, cái nào buộc phải đập bỏ làm mới, những cái buộc phải làm mới thì ông ấy cũng có gắng làm cho giống y đúc”.

Trong lần trùng tu một ngôi chùa nhỏ ở huyện Thạch Thất, ông Mạnh bị mảng vữa trên trần rơi vào vai, khiến ông phải tạm nghỉ công việc trong hai tháng vì bả vai đau nhức. Nhưng sau tai nạn đó, ông Mạnh quay lại ngay với công việc của mình, ông chia sẻ nếu mình không nhanh chóng trùng tu sửa chữa lại các công trình lâu năm thì rất có thể những người đến tham quan sẽ gặp phải tai nạn giống mình, vì thế quay lại làm nhanh ngày nào thì càng giảm thiểu nguy cơ tai nạn ngày ấy. Bà Trần Thị Ngát – vợ nghệ nhân Đỗ Văn Mạnh cho biết: “Khỏi cái vai là ông ấy đi làm ngay, tôi cản bảo ở nhà nghỉ ngơi thêm thì ông ấy không chịu, cũng chỉ biết dặn dò ông ấy đi làm cẩn thận thôi chứ không cản được”.

“Mỗi khi sửa chữa, tôn tạo được một công trình là tôi mừng lắm, thứ nhất là đảm bảo an toàn cho mọi người ra vào tham quan, thứ hai là mình bảo tồn được cái công trình lịch sử của ông cha mình. Tiền công thì không có mấy đâu, nhưng làm được công việc mà mình thích là vui rồi” – Nghệ nhân Đỗ Văn Mạnh chia sẻ.

Một cây làm chẳng nên non

Nghệ nhân Đỗ Văn Mạnh luôn tâm niệm để duy trì và phát triển các di sản của đất nước, nếu chỉ có một vài người làm thì chỉ giống như đem muối bỏ bể. Nhưng nếu có thêm nhiều người chung tay, góp sức sẽ làm nên chuyện lớn.
Ông Mạnh chia sẻ ông mong muốn góp một phần sức lực của mình để khôi phục các di tích lịch sử, phục chế và bảo tồn bản sắc dân tộc. Ông cũng hy vọng thế hệ trẻ sẽ nhận thức được giá trị của các di sản dân tộc, từ đó chung tay bảo vệ và duy trì những hiện vật lịch sử thiêng liêng ấy. Không chỉ là cùng nhau gìn giữ, trân quý những gì cha ông ta để lại, công việc này còn có ý nghĩa nối dài sợi dây yêu nước qua nhiều thế hệ.

Trải qua bốn ngàn năm văn hiến, đất nước ta đã gây dựng được nền văn hóa đầy bản sắc với các di tích chứa đựng chiều sâu lịch sử. Có những di tích lịch sử được Nhà nước và chính quyền quan tâm, gìn giữ và bảo tồn, nhưng bên cạnh đó cũng không ít di tích lịch sử - văn hóa bị lãng quên và mất đi do tác động của khí hậu và thời tiết khắc nhiệt, cũng như thử thách của thời gian. Vì vậy, hy vọng nghệ nhân Đỗ Văn Mạnh sẽ không còn đơn độc. Mong sẽ có thêm nhiều người cùng chung sức với ông làm công việc giữ gìn, bảo tồn các di sản.

Thế Đoàn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN