Người khuyết tật và những ước mơ cháy bỏng


(Sóng trẻ) - Bạn đã bao giờ suy nghĩ rằng mình rất hạnh phúc khi là người lành lặn chưa? Bên cạnh chúng ta vẫn có biết bao cuộc sống không may mắn nhưng trong họ luôn cháy bỏng ước mơ,  niềm tin và nghị lực sống. Họ sống để có ích cho đời.

Những số phận không may mắn

Sinh ra như những đứa trẻ khác nhưng đôi chân chị Hoàng Yến (TP. Hồ Chí Minh) bị teo tóp dần sau cơn sốt lúc lên ba.

Chị Đinh Việt Anh (SN 1978, Hương Sơn - Hà Tĩnh) ngay từ lúc sinh ra đã bị thoái hóa giác mạc và sau trận sốt, đôi mắt ấy cứ mờ dần đi và đến năm 10 tuổi thì chị không thể nhìn được nữa.

Chị Nguyễn Thị Mai Khuyên (SN 1988, Hà Nội) sau cơn sốt thập tử nhất sinh đôi chân trở nên bại liệt.

Doug Forbit (SN 1987, ở Spartanburg, bang South Caroline) sinh ra đã bị chứng bệnh hiếm gặp là sacral agenesis – một bệnh ngăn chặn xương cột sống phát triển bình thường khi mới 2 tuổi khiến anh mất hoàn toàn khả năng đi lại.

Và còn bao số phận không may khác…

Theo quy luật của thị trường lao động, ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề, cung luôn luôn vượt cầu. Người lành lặn tìm được việc làm đã khó, người khuyết tật (NKT) tìm việc làm còn khó hơn. Trong số 5,3 triệu NKT ở Việt Nam có 60% trong độ tuổi lao động. Trên thực tế đa số người khuyết tật không thể sống tự lập, khoảng 70% sống dựa vào gia đình, chỉ có khoảng trên 25% có hoạt động tạo thu nhập. Trong số đó, những người có việc làm được trả lương chiếm một con số rất ít ỏi.


9c77a7585_445.1.jpg
Người khuyết tật và những ước mơ cháy bỏng  - (Nguồn: internet).

Sống là để chiến đấu

Chị Hoàng Yến quyết không bằng lòng với hoàn cảnh. Chị đã đi học bằng nạng. Đến nay, chị đã có 2 bằng đại học, tốt nghiệp thạc sỹ ngành khoa học hành vi tại ĐH Kansas (Mỹ) và hiện là Giám đốc trung tâm Khuyết tật và phát triển của ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh.

Chị Việt Anh luôn đứng đầu lớp trong 12 năm học phổ thông. Chị là người khiếm thị duy nhất của Việt Nam được cử tham gia khóa học công nghệ thông tin tại Nhật Bản. Chị có 2 bằng tốt nghiệp Đại học loại giỏi.

Cố gắng học tập và rèn luyện, chị Mai Khuyên đã đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi Văn của thành phố Hà Nội. Sau khi thi đỗ ĐH Hà Nội, bạn đã trở thành Chủ tịch CLB Sinh viên Khuyết tật Hà Nội và là Phó chủ tịch Câu lạc bộ Tình nguyện viên vì hòa bình Việt Nam. Khuyên đã đi sang nhiều nước để tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật trong nước.

Anh Forbit giờ đây đang học năm đầu tiên của chương trình 2 năm tại trường Cao đẳng Converse. Anh dự định sẽ dạy môn giáo dục thể chất cho trẻ em khuyết tật sau khi ra trường và giờ đây anh đang nỗ lực biến điều đó thành hiện thực.

Trên thế giới có khoảng 120.000 nhà khoa học khuyết tật. Cùng với tài năng bẩm sinh và sự tự rèn luyện vượt lên số phận, họ đã phát minh nên những điều kì diệu, có ích cho cuộc sống. Có thể nhắc tới: Thomas Alva Edison, ông bị điếc và đến năm 12 tuổi mới biết đọc nhưng ông đã phát minh ra hơn 1.000 đồ vật trong cuộc sống. Nổi tiếng nhất là bóng đèn điện, máy hát, máy ghi âm, tàu điện, hệ thống điện báo…

Stephen Hanking là một trong những nhà vật lý thiên văn thời hiện đại với nhiều đóng góp lý thuyết về nguồn gốc của vũ trụ và là tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng. Ít ai biết rằng ông bị liệt thần kinh vận động, kèm teo cơ. Hay Isaac Newton, nhà vật lý vĩ đai phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. Ông bị bệnh nói lắp và động kinh…

Lời kết

Những người khuyết tật cũng như bao con người khác. Họ không ngừng hòa nhập với xã hội. Họ luôn hi vọng và muốn vươn lên làm được những điều bình thường nhất trong cuộc sống. Để đạt được thành công, họ đã mất bao công sức học tập và rèn luyện. Chị Yến mất 30 năm để học đại học trong và nài nước, Edison đã thất bại hàng nghìn lần khi thí nghiệm…

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Theo suốt thông điệp đó, 18/4 - ngày Người khuyết tật Việt Nam ra đời như để nhắc nhở người dân Việt rằng xã hội chúng ta vẫn còn nhiều số phận kém may mắn, bất hạnh. Họ đang rất cần sự chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng để vượt lên chính mình. Hãy giúp họ làm chủ xã hội chứ không phải là gánh nặng cho xã hội. Hãy chung tay cho người khuyết tật vì một xã hội tốt đẹp hơn!

Lưu Thị Hồng Nhung
Báo in K.29A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN