Người nghệ nhân giữ gìn nét tinh hoa nghề đồng của dân tộc

(Sóng trẻ) - “Dệt Yên Thái, Gốm Bát Tràng, Vàng Định Công, Đồng Ngũ Xã”, mỗi khi nhắc đến những sản phẩm truyền thống của mảnh đất nghìn năm văn hiến thì cái tên Ngũ Xã  (Ba Đình, Hà Nội) đã đứng vào hàng tinh hoa và là bảo chứng cho chất lượng của đồ đồng. Tuy nhiên điều đáng buồn là đến nay mảnh đất này chỉ còn một nghệ nhân duy nhất lưu giữ nghề truyền thống đúc đồng này.”

Đồng Ngũ xã không chỉ sâu sắc về nội dung mà còn tinh tế về kiểu dáng nên rất được ưu chuộng ở đất kinh kỳ xưa kia. Tuy nhiên, theo thời gian, đồng Ngũ Xã tuy vẫn tinh xảo như thế nhưng số lượng người theo nghề thì lại ngày càng ít đi. Ông Nguyễn Văn Ứng là một trong hai người cuối cùng còn theo nghề đúc đồng truyền thống và là người duy nhất còn lại đủ tay nghề để được tôn làm bậc nghệ nhân của làng này, đồng thời ông cũng là nghệ nhân duy nhất được trao tặng danh hiệu “Bàn tay vàng” của Việt Nam trong những năm 90 của thế kỉ 20. 

Ông cho biết, nhu cầu dùng đồ đồng theo năm tháng không giảm mà còn tăng, nghề đúc đồng tiên tiến cũng có chỗ đứng nhất định tại nước ta hiên nay. Thế nhưng nghề đồng truyền thống, đặc biệt là nghề đồng Ngũ Xã đẹp đẽ, tinh xảo và giàu giá trị truyền thống đến vậy cứ hao mòn dần, bốn, ba rồi giờ chỉ còn một mình ông là nghệ nhân theo nghề. 

e7b253bb2_anh_1.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Văn ứng bên các sản phẩm đồng của mình

Những tác phẩm của ông Ứng được đặt ở nhiều nơi quan trọng như: tòa nhà Chính phủ, văn phòng quốc hội,…hay những nơi mang đậm dấu ấn lịch sử như: Ngã ba Đồng Lộc, Khu căn cứ địa An toàn Khu...Ông luôn tâm niệm rằng những kiệt tác ấy không đại diện cho ông mà đó là sự tinh túy trong nghệ thuật đúc đồng của Ngũ Xã.

e7b253bb2_anh_2.jpg
Sản phẩm đồng tinh xảo của nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng

Theo như ông Ứng, đúc đồng thì nơi đâu cũng vậy, cũng trải qua bằng đó công đoạn nhưng cái tạo nên nét đặc sắc riêng của từng làng lại xuất phát từ khâu làm màu. Màu được pha ra sao, tỉ lệ thế nào có lẽ chỉ dân Ngũ Xã biết và cũng chỉ có duy nhất dân Ngũ Xã nhận ra. Mỗi màu pha đều mang nét đặc trưng, cái tinh túy của làng đúc. Nó không đơn thuần chỉ là lớp bảo vệ bên nài mà nó là nhân tố quyết định sự trường tồn của tác phẩm đó. Lớp đồng và lớp màu hòa quyện, sinh chặt nhau như đôi vợ chồng mới cưới. Có ai ngờ thứ sơn có mùi nồng nặc đủ làm người ta say lại đang ngày ngày giúp người thợ tạo nên những sản phầm đồng say lòng người.

e7b253bb2_anh_3.jpg
Lớp sơn đặc trưng của đồng Ngũ Xã

Nghệ thuật truyền thống luôn đi liền với những gì là tinh hoa, là độc đáo và hơn hết nó được nuôi dưỡng bằng chính đam mê của người thợ nhưng có lẽ đam mê thôi chưa đủ, anh Nguyễn Văn Long, người con trai duy nhất được ông Ứng tin tưởng truyền nghề cho biết: “Anh đã theo nghề này từ nhỏ, tuy biết rằng bản thân đang làm ra những sản phẩm tinh hoa cho dân tộc nhưng sự vất vả của nghề quả thật không phải ai cũng theo được. Làm nghề đúc đồng trước hết thực sự phải thật yêu nghề, phải có sức khỏe để chịu được môi trường làm việc độc hại, sau đó thì cũng cần sự quan tâm của Nhà nước cũng như khoảng diện tích phù hợp thì xưởng đồng mới tồn tại và phát triển được.”

e7b253bb2_anh_4.jpg
Xưởng đồng với bộn bề công việc

Thưởng thức cái đẹp thì dễ, tự hào về giá trị truyền thống là điều hiển nhiên nhưng đằng sau đó lại là một câu chuyện dài khó nói hết. Làm nên một tác phẩm đồng phải trải qua khuôn, nung, nguội, đúc, mài, dũi, khắc, chạm... Quả thật,  nghề đồng hẳn là sự giao thoa của nghệ thuật và mưu sinh. Một thợ thủ công để mưu sinh lành nghề cũng mất gần chục năm tôi rèn, nhọc nhằn và kiên trì biết mấy.Chả thế mà xã hội cứ khắc khoải. Người đứng nài thì tiếc hoài tiếc mãi vì nghề đúc đồng truyền thống không thịnh được như xưa, người trong nghề thì không phải không muốn theo nghề nhưng mưu sinh và sức khỏe để ăn đời kiểm với nghề là vấn đề lớn, con cháu họ vì thế nhìn vào cũng không còn lắm tha thiết và đủ tình yêu với nghề nữa.

Những làn khói nung đồng Ngũ Xã bao giờ tắt thì không ai biết được, chỉ biết  khói tắt thì nghề đồng truyền thống không còn nhưng người thợ chắc sẽ không còn phải hít bụi đồng hàng ngày nữa mà tìm nghề nào đó trong lành hơn. Liệu rằng bao giờ đến Ngũ Xã lại tấp nập như xưa? Liệu bao giờ đến Ngũ Xã vào nhà nào nhà nấy cũng thấy làm được đồ đồng đẹp và tinh, nhà nào cũng đỏ lửa nung đồng.  Liệu bao giờ Ngũ Xã có một ông Ứng thứ hai và có lẽ liệu nhất là …liệu bao giờ cho đến ngày xưa?  

Phan Quốc Huy
Truyền Hình K32.A1


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN