Người phụ nữ công giáo và hành trình 8 năm đi thu nhặt xác hài nhi

(Sóng trẻ) - 63.000 ngôi mộ đã được người phụ nữ giáo họ Bến Cốc ấy xây nên. Bà vượt qua bao đàm tiếu của xã hội, đi thu lượm xác hài nhi và tình nguyện cưu mang, giúp đỡ những cô gái trót lỡ làng nhằm giữ lại những sinh linh còn chưa kịp lọt lòng.

Hiến đất xây dựng nghĩa trang – tấm lòng hi sinh tất cả.

Người phụ nữ mà chúng tôi nhắc tới là bà Anna Nguyễn Thị Nhiệm, ở thôn Bến Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Bà bắt đầu làm công việc “chẳng giống ai” này từ năm 2006. Bồi hồi nhớ lại, thời gian đầu khi đến các cơ sở y tế y, bác sỹ không tin tưởng giao thai nhi nên bà đã phải vất vả, chầu chực bao ngày đêm ở các bệnh viện để thuyết phục, cuối cùng các y, bác sỹ đã chấp nhận giao thai nhi cho bà.

Khó khăn là vậy, Anna Nguyễn Thị Nhiệm còn chịu sự đàm tiếu, chê bai của xóm giềng. Bà Nhiệm chia sẻ: “Làm cũng muôn vàn khó khăn lắm, người thì nói là nó dở, nó tâm thần mới làm công việc này. Người cũng nói mang về đây ô nhiễm môi trường thối tha, người thì nói đất cát ở đâu mà chôn”.

Được sự ủng hộ, đồng ý từ phía gia đình, bà Nhiệm đã quyết định hiến đất để xây nghĩa trang cho các bé. Nghĩa trang thai nhi của giáo họ Bến Cốc chính thức được thành lập vào năm 2007, đây cũng chính là nghĩa trang thai nhi đầu tiên ở miền Bắc.

80017fa15_nghia_trang_1..jpg

Nghĩa trang thai nhi Bến Cốc nơi chôn cất hơn 63 000 xác hài nhi

Như một cái “nghiệp” gắn bó với cuộc đời

Công việc “cực chẳng đã”, mất thời gian, tiền bạc, công sức lại chịu sự đàm tiếu của dư luận xã hội nhưng việc làm của bà xuất phát từ cái tâm, từ suy nghĩ của một người công giáo: “Ai đói cho ăn, ai khát cho uống, ai rách cho mặc, phải chôn xác những kẻ chết. Phần hồn chắc chắn các cháu sinh ra là Chúa đã đón rồi, còn phần xác mình phải làm thế nào cho các cháu được như mọi người khác khi chết là  phải có chỗ nghỉ ngơi, tôi nghĩ các công việc đấy là tôi phải làm”

eb7f16bb8_nghia_trang_2.jpg  

    Công việc “cực chẳng đã” này đã gắn bó với bà trong suốt 8 năm qua

Bà Nhiệm nhớ lại, ngày đầu tiên làm công việc này bà chỉ khâm liệm cho một em duy nhất, nhưng số thai nhi cứ ngày một tăng lên, nhất là vào mùa đông, có ngày kỷ lục xác thai nhi lên tới 70 em, bình thường ngày nào cũng phải 20 em. Thời gian đầu bà còn tự làm, sau này bà đã phải kêu gọi sự giúp đỡ của xóm giềng, sự trợ giúp của các bạn sinh viên tình nguyện và đặc biệt là từ phía gia đình. Thương vợ, thương các thai nhi nên ngày hai buổi (sáng 4h và chiều 17h) chồng bà lại chạy xe máy đến các cơ sở y tế thu nhặt các thai nhi về cho vợ chôn cất: “Hằng ngày tôi phải nhờ chồng tôi, các con phải giúp đỡ tôi công việc này. Ông nhà đi thu nhặt các cháu về là tôi khâm liệm, hằng ngày khâm liệm xong, thắp hương rồi đọc kinh”.

Mới đầu dư luận còn xôn xao nhưng sau này những người dân sinh sống quanh khu vực đã quen và thấu hiểu được ý nghĩa công việc mà bà đang làm, dần dần họ trở nên cảm kích. “Tôi đã chứng kiến bác đi thu nhập thai nhi từ các bệnh viện lớn nhỏ xung quanh khu vực về đây chôn cất. Việc làm này rất có ý nghĩa và giúp các em có một nơi an nghỉ để các em có thể siêu thoát” - chị Nguyễn Thị Nhâm, người dân thôn bến Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn chia sẻ.

Cưu mang những cô gái trót lỡ làng

Không chỉ đi thu thập các thai nhi về chôn cất, bà Nhiệm còn trực tiếp liên hệ với các bác sỹ, nếu có cháu nào lỡ làng, hoặc gia đình không có điều kiện nuôi con thì tìm đến bà. Bà sẽ giúp đỡ đến khi sinh nở, và nếu như họ không nuôi được con thì bà sẽ nuôi hoặc gửi đến các gia đình hiếm muộn. Bởi bà quan niệm việc làm đầu tiên là phải bảo vệ sự sống của các cháu.

Nguyễn Thị N đến từ Vĩnh Phúc chia sẻ lúc đầu nghe báo đài nói cô không tin là có thật, sau này cô thử tìm đến gia đình bà Anna Nguyễn Thị Nhiệm, cô không nghĩ mình lại được cưu mang và được đối xử tử tế như con cháu trong nhà: “Mình có bầu được 4 tháng thì tìm đến nhà bác. Mình rất cảm ơn bác, gia đình nhà bác ai cũng tốt, ăn ở sinh hoạt thì coi mình như con cháu trong nhà. Thật sự mình rất là cảm ơn bác”.

Thu lượm và chôn cất các thai nhi có lẽ đó là “cái nghiệp” đã gắn với cuộc đời bà, mà bà không thể nào bỏ được. Mong muốn truyền lại cho các con công việc mà mình đang làm, bà nói: “Công việc của tôi thì chắc chắn là bao giờ tôi qua đời thì tôi mới có thể bỏ được, nhưng mà tôi sẽ truyền lại cho các con tôi không thể bỏ các cháu được, nguyện vọng của tôi là như thế”.

Điều bà lo lắng nhất bây giờ là quỹ đất chôn các bé sắp hết. Mua đất thì gia đình không có tiền, đổi đất ở xung quanh nghĩa trang thì người dân không cho đổi. Bà chỉ mong muốn chính quyền địa phương có thể giúp đỡ một chút đất để bà có thể tiếp tục công việc của mình.

Ngày ngày, người phụ nữ nơi Giáo họ Bến Cốc ấy vẫn cần mẫn, cần mẫn thu lượm và chôn cất từng thai nhi một, những mong các em có thể được siêu thoát và thanh thảnh nơi đất Chúa. Âu cũng là để giái thoát cho một kiếp người!

                                                                           Nguyễn Thị Huyền
                                                                           Phát thanh K31


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN