Người phụ nữ với cuộc chiến xóa mù chữ ở xứ Thanh

(Sóng trẻ) - Trời vừa sập tối, khi bước vào căn phòng rộng 20m vuông với bàn ghế cũ làm bằng gỗ ép cùng hơn chục người lớn tuổi từ 34 đến 80 với tiếng đọc viết rôm rả, ê a tại ủy ban nhân dân xã Ngư Lộc, người ta sẽ tưởng đang được tham gia một lớp bình dân học vụ những năm 40 của thế kỷ trước.

Tấm lòng thiện nguyện của cô giáo làng 70 tuổi
Lớp học miễn phí do cô giáo Nguyễn Thị Thông tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa lập nên để xóa mù chữ cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật và những người già trong xã không biết chữ mà không có cơ hội được đến trường.

Tất cả ở chung một phòng nhưng được chia thành từng ca và từng đối tượng học. Ca chiều dành để dạy cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật từ 6 đến 15 tuổi với chương trình học từ lớp 1 đến lớp 5, còn ca tối dạy chữ cho người lớn trong xã.
Cô Thông cho biết, năm 2001, cô về hưu nhưng với lòng yêu nghề và thương các em học sinh nghèo cô trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để giúp các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp xúc với cái chữ. Với suy nghĩ đó vào 10/2/2002 được sự đồng ý của các cấp ủy đảng và trường Tiểu học Ngư Lộc 2 cô mở lớp dạy miễn phí cho mọi người. 
Lớp học đầu tiên có 18 em trên địa bàn toàn xã trong độ tuổi phổ cập từ 6 đến 15. Để có được số lượng học sinh này cô đã phải đến gia đình của từng em để thuyết phục cha mẹ cho các em đến lớp vì hầu hết các em đều có hoàn cảnh rất khó khăn phải đi làm thêm kiếm sống hằng ngày.

b2a5a6fe2_anh_2.jpg
Buổi sáng các em đi làm kiếm sống, chiều chiều lại đến lớp chăm chú nghe cô giảng bài

Sau khi được theo học, 1/3 số em được tiếp tục nhận vào các trường tiểu học, trung học cơ sở, em thì học nghề, hay ít nhất cũng biết chữ để đọc báo, đọc băng rôn, khẩu hiệu hay thông báo của thôn xã. Nhìn các em biết đọc biết viết và ngày một trưởng thành hơn khiến cô quên đi khó khăn, tuổi tác và yêu hơn công việc "không công" của mình.
Mỗi năm một lớp, trong suốt gần 15 năm qua cô đã mang đến cái chữ cho hơn một trăm trẻ em trong đó chủ yếu là trẻ em nghèo và tật nguyền.
Điều kiện dạy và học rất khó khăn, thiếu chỗ học, thiếu bàn ghế, sách vở; nhưng vượt lên trên tất cả với lòng yêu nghề, ham muốn được mang cái chữ đến với trẻ em nghèo, để các em có một việc làm ổn định cho tương lai, cô Thông dù đã 70 tuổi nhưng chưa bao giờ nhiệt huyết nghề giáo già đi trong cô. 
Cô Thông tâm sự: "Có những em thiểu năng nhà trường trả về vì em không thể tiếp thu được kiến thức, bố mẹ khuyên em không đến trường nhưng em không chịu, lúc đó tôi cảm thấy rất buồn và có một sự thôi thúc nào đó khiến tôi quyết định nhận em vào lớp. Không giống với những em khác chỉ học một năm là biết đọc biết viết, còn em thì học tới bốn năm mới có thể đọc thông viết thạo". 
Nếu không có lòng yêu nghề, tình yêu thương thật sự thì cô giáo làng đã không kiên trì đến vậy.

b2a5a6fe2_anh_3.jpg
Em Nguyễn Văn Nguyên - một trong những học sinh khuyết tật được cô nhận dạy.

Người học sinh 80 tuổi với ham muốn thoát mù chữ
Tiếng lành đồn xa, sau khi mở lớp dạy các em được 4 năm, ai ai trong xã cũng biết đến cô giáo làng Nguyễn Thị Thông. Nhiều người dân trong xã trước kia chưa có điều kiện học chữ nay lại quá tuổi đến trường đã xin cô Thông cho đến lớp học.
Tuy tuổi đã cao, sức khỏe của cô cũng đã yếu dần nhưng chưa bao giờ cô từ chối nghiệp dạy của mình. Căn phòng nhỏ không đủ chỗ cho tất cả mọi người nên cô đã chia ca để tiện cho việc giảng dạy. Lớp học bổ túc văn hóa dành cho người lớn tuổi từ đó được hình thành. Lớp được mở vào buổi tối từ 6h30 đến 9h30 vào tất cả các buổi trong tuần.

b2a5a6fe2_anh_4.jpg

b2a5a6fe2_anh_5.jpg

b2a5a6fe2_anh_6.jpg
Tuy đã lớn tuổi, có gia đình đêm đêm họ vẫn đánh vật với chữ cái ,con số.

Trong số tất cả học sinh, chúng tôi đặc biệt chú ý đến cụ bà Bùi Thị Đảm. Cụ năm nay đã qua tuổi bát thập cổ lai hy nhưng vẫn đến đây học chữ, không phải vì bất cứ lý do nào khác mà chỉ vì cụ khát khao muốn biết chữ và muốn được giống như mọi người. Lớp học bổ lúc văn hóa của cô Thông đã giúp cụ thực hiện mong muốn mà 80 năm qua cụ chưa từng làm được.

b332764b2_anh_7.jpg
Học sinh Bùi Thị Đảm - 80 tuổi

Cô giáo làng không gia đình con cái.
Chúng tôi đã từng hỏi cô rằng, tuổi đã già sao cô không nghỉ ngơi hưởng phúc cùng chồng và con cháu lại phải vất vả cực nhọc như thế?. Cô cười và nói: "Cô không lập gia đình, cô ở vậy để còn chăm sóc cho bố mẹ già vì người anh trai duy nhất trong gia đình cô đã mất khi đi chiến tranh, các chị em gái cũng đi lấy chồng. Bây giờ cô coi các học sinh là con là cháu, coi các chị em theo học là bạn tuổi già, được cống hiến cho quê hương ngày nào vui ngày ấy. Ngày nào cô còn đi được, nói được, tay còn cầm phấn được là cô còn dạy".

b332764b2_anh_8.jpg
Căn nhà nhỏ nơi cô sống và làm việc

Cô năm nay đã 70, gắn bó với mục giảng không biết được bao lâu nữa, liệu đến khi cô không còn cầm được phấn ai sẽ lại dìu dắt các em? Ai sẽ tối tối đứng lớp dạy chữ cho người già trong xã? Có lẽ đâu đó quanh ta vẫn sẽ có những tấm lòng như thế...phải không?
Hoàng Hồng
BM33




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN