Người trẻ Việt và những cái “tôi” chưa lớ
(Sóng trẻ)- Nhiều sự việc diễn ra khiến ta giật mình đặt ra câu hỏi: Liệu cái “tôi” của người trẻ hiện nay đi ngược với tiến bộ đến vậy sao?
Những cái tôi thiển cận trên facebook
Vị khủng bố ngày 13/11/2015 tại Paris gây ra cái chết cho 129 người dân vô tội đã khiến nhân loại chìm trong đau xót và tiếc thương. Ai cũng nhận ra rằng nhà nước tự xưng IS dùng những hình thức vô cùng tàn bạo để gây ra cuộc khủng bố đẫm máu này.
Trong khi đó, một số thành phần facebooker Việt Nam lại đăng đàn, vào một tài khoản facebook cá nhân được cho là của một thành viên IS lên tiếng thách thức IS tấn công đến Việt Nam. Rất nhanh chóng, trên tài khoàn này dày đặc những bình luận mang tính chất “anh hùng bàn phím” bằng tiếng Việt.
Mặc dù sau đó, tài khoản này đã được chứng minh là của một người Việt Nam lập ra nhằm mục đích…trêu đùa, nhưng khi xem xém đến toàn cảnh sự việc thì hình như sự trêu đùa đã đi quá đà. Lập một tài khoản ảo để vui vẻ trên nỗi đau, trên sinh mệnh của biết bao nhiêu con người ư? Những lời bình luận thiếu văn hóa để “quảng bá” cho một Việt Nam “hiếu chiến” ư? Không một ai muốn chiến tranh hay đổ máu, vậy những bạn trẻ ấy đang muốn thể hiện điều gì? Phải chăng chỉ là sự xốc nổi và thiếu hiểu biết thôi sao!
Những lời bình luận của giới trẻ Việt Nam trên trang cá nhân được cho là của mộ thành viên IS
Lời “ phản pháo” nhận được
Nài ra, việc đổi ảnh đại diện trên facebook với hình in mờ quốc kỳ Pháp cũng bị nhiều bạn trẻ lấy ra làm trò tiêu khiển. Không hiểu sự việc xảy ra, với vài dòng trạng thái khó đỡ, như: “phong trào”, “thả tim”,…không hiểu các bạn ấy có tự thấy mình “chưa chín” trong cách suy nghĩ mà sửa đổi không?
Ăn theo “phong trào”
Trong trường học
Bên cạnh việc sống ảo với “cái tôi” chưa được tiết chế trên facebook,người trẻ hiện nay cũng đang thể hiện bản thân một cách vô cùng tiêu cực ở trong cả môi trường học đường. Ta đã không còn lạ lẫm gì với những video nam sinh đánh nhau, nữ sinh lột đồ bạn học,…. Thời gian gần đây, dư luận cũng được tiếp nhận khá nhiều thông tin về hiện tượng đánh nhau của học sinh. Ví dụ như vụ nữ sinh Đà Nẵng dùng gậy sắt đánh bạn dã man vào ngày 11/11/2015, với nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ một lời nói xấu. Cả 5 học sinh tham gia vào vụ ẩu đả trên đều không quá 14 tuổi, quá non nớt. Những cá tính còn suy nghĩ bồng bột, nông cạn thích thể hiện kiểu “anh chị giang hồ” đang trong những ngày chờ xét xử, mà sao đau lòng thay cho cả một thế hệ chuẩn bị làm chủ đất nước.
Và cả trong showbiz
Showbiz vốn là chốn thị phi ồn ào, nên những cái “tôi” chưa lớn cũng thể hiện khá rõ qua một vài vụ lùm xùm được giới truyền thông đưa lên mặt báo. Ví dụ như chương trình The Voice 2015,việc học trò trong đội huấn luyện viên Thu Phương tố thầy sống giả tạo, hai mặt đã trở thành “vết nhơ” đi kèm tên tuổi của ba cô ca sĩ trẻ là Kim, Kiều Anh và Yến Tatoo.
Có lẽ, phân định đúng sai thì người trong cuộc mới hiểu rõ nhất, nhưng cư dân mạng dương như đã thấy được phần nào bản chất của Kim. Dư luận vẫn không hiểu tại sao, đợi đến khi The Voice kết thúc, cô mới lên tiếng tố cáo cách sống của Thu Phương với một thứ ngôn ngữ bất cần và có phần xấc xược như thế, trong khi những sự việc xuất hiện ngay từ khi The Voice đang diễn ra, và trước đó thì cô vẫn thể hiện thái độ “yêu quý”, “kính trọng” với vị huấn luyện viên này. Tất cả dường như đi ngược lại với đạo lý mà cô đã dùng để mở đầu cho status của mình: “một chữ là thầy, nửa chữ là thầy”.
Status mà Kim đăng tải “tố” thầy nhanh chóng bị chủ nhân gỡ bỏ
Cô “hotgirl Cà Mau” Thúy Vy cũng đã tùng có thời gian làm báo chí tốn giấy mực với những cụm từ như “tình địch Midu”, “bồ nhí Phan Thành”. 17 tuổi với ước mơ bước chân vào showbiz Việt, người ta nhớ đến cô như những thế hệ tiếp theo của Bà Tưng, Lệ Rơi, sử dụng chiêu trò để nổi tiếng. Mặc dù, lỗi lầm thì có thể được tha thứ, nhưng thiết nghĩ, vói những chiêu trò như vậy, liệu rằng cô gái này sẽ sử dụng cái gì để xây dựng hình tượng trong giới showbiz, một thế giới mà sự cạnh tranh và đào thải diễn ra vô cùng quyết liệt. Định hướng sai lầm của một cái “tôi” quá trẻ, liệu sau này cô có hối hận?
Là những lời nhắc nhở
Sống có cá tính, có chính kiến riêng để thể hiện bản thân là nguyện vọng chính đáng của mỗi người trẻ, nhưng hãy nhìn vào những sự việc đã xảy ra để trang bị cho mình cái “tôi” thật vững vàng, thật bản lĩnh, thật chuẩn mực để không chỉ người trẻ, mà toàn bộ người dân Việt Nam tự hào vì có những cá nhân như thế!
Nguyễn Thị Hoài Thu
Báo chí đa phương tiện K34 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận