Nguồn gốc cây trồng trên thế giới: Chuyến du hành kéo dài hàng nghìn năm

(Sóng trẻ) – Những cây trồng phổ biến tại các quốc gia, châu lục có thể có nguồn gốc từ một vùng đất xa xôi hoàn toàn khác. Sự phân bố cây trồng trên thế giới hiện nay là kết quả của cách thức con người khám phá thế giới qua hàng nghìn năm lịch sử.

Trái cây phổ biến ở một nước có thể lại có nguồn gốc từ một nơi xa xôi khác

Bạn có thể nghĩ rằng những món ăn trên khắp thế giới sẽ cho biết những loại cây có thể ăn được của quốc gia đó. Điều này chỉ đúng ở một mức độ nhất định. Ví dụ, những món ăn ở Ấn Độ thường chứa hạt tiêu, loại cây có nguồn gốc từ các tiểu lục địa; và ô liu, cây bản xứ của vùng Địa Trung Hải, lại là nét đặc trưng trong các món ăn của người Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. 

Vẫn còn nhiều trường hợp nại lệ khác nữa. Hãy lấy món bánh táo yêu thích của người Anh làm ví dụ. Kent được biết đến là khu vườn của nước Anh bởi nghề trồng táo được lưu truyền lâu năm ở nơi đây. Tuy nhiên khoa học về gen lại cho biết rằng táo bắt nguồn từ Kazakhstan. Và sự ưa chuộng của người Ý đối với cà chua chỉ thực sự bắt đầu sau cuộc gặp tình cờ của Christopher Columbus với Tân thế giới vào năm 1492. 

Câu chuyện liên quan đến việc các món ăn trên thế giới đã xuất hiện như thế nào phản ánh phương thức mà con người đã khám phá ra thế giới trong suốt những thế kỷ qua. Đó là một câu chuyện thú vị mà ở đó các lực lượng quân đội chiến đấu, những nhà thám hiểm tiên phong, những kẻ buôn lậu cây trồng và những thực dân khát đất đều giữ một vai trò nhất định.

4ae67d3d4_hinh_anh_1.jpg

Trái cây yêu thích của người Anh có nguồn gốc từ Kazakhstan

Đối với hệ thực vật bản địa, một vài quốc gia được ban tặng điều kiện trồng trọt tốt và theo cùng với nó là sự phong phú đa dạng của các loại cây ăn quả, trong khi một số vùng khác thì kém may mắn hơn. Ví dụ như, Peru có tới hơn 25 nghìn loài cây trồng bản địa. Đất nước này có nhiều vùng khí hậu và địa hình khác nhau, từ dải đất thấp duyên hải đến rừng rậm nhiệt đới Amazon hay dãy Andes. Vào thế kỷ thứ 15, người Inca đã trồng hơn 70 loại cây trồng khác nhau và sử dụng một hệ thống ruộng bậc thang và kênh đào phức tạp để tưới tiêu cho những cây non. 

Ngược lại, một quốc đảo nhỏ của Vương quốc Anh lại có thảm thực vật bản địa cằn cỗi. Và thậm chí những loại cây trồng phát triển ở nơi đây vào cuối kỷ Băng hà còn có mùi vị không nn. Một bảng danh sách các loại rau dại, quả và hạt dại sẵn có dành cho những người săn bắt hái lượm ở Anh chỉ có cải xoăn biển, quả phỉ, quả việt quất và quả mận gai. Bởi vì thế, việc người Anh muốn có những loại cây trồng lạ từ nước nài mỗi khi họ bắt gặp chúng thì cũng không có gì là lạ.

Khoảng 2350 năm về trước, Alexander Đại đế đã xây dựng nên Đế chế Hy Lạp trải khắp ba lục địa, bao phủ cỡ 2 triệu dặm vuông. Ông cũng góp phần phát tán các loại giống cây trồng trên Trái Đất, gửi về các mẫu nghiên cứu cho nhà khoa học, nhà triết học Theophrastus - người đã tập hợp chúng cùng với thực vật vùng Địa Trung Hải, dữ liệu được ghi lại trong Khảo sát về cây trồng - bản nghiên cứu về thực vật học sớm nhất còn tồn tại ở châu Âu. Những con đường thương mại bằng đường bộ sớm đưa cây trồng từ phía đông khu vực ngự trị của Alexander đến phía tây.

Vào thế kỷ thứ 16 và thế kỷ thứ 17, chế độ thực dân trên thế giới do các quốc gia châu Âu đi đầu càng trở nên lớn mạnh với việc cạnh tranh của Anh, Pháp và Hà Lan để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Các loại cây trồng cũng được coi trọng trong cuộc tranh đấu quyền lực này. Mỗi quốc gia xây dựng những khu vườn thực vật ở các nước thuộc địa của mình và giành giật nhau để trồng những loại giống mang lại lợi nhuận cao. Ông Joseph Banks -ông chủ không chính thức của vườn thực vật hoàng gia Kew (nước Anh) từ năm 1773, nhận thức rất rõ những lợi ích kinh tế tiềm năng của những hoạt động đó nên đã xem Kew như một ngôi nhà trao đổi cây trồng lớn dưới Đế chế Alexander.

Cây trồng ở châu Âu

Châu Âu ngày nay là một điểm đến yêu thích của những người yêu thích ẩm thực. Trong các khu chợ ở Địa Trung Hải, các sọt đầy những quả cà chua đầy đặn, cà tím bóng loáng và những quả dừa mọng nước. Những cửa hàng thực phẩm bán sắn, dưa hấu và ớt, những đồ ăn nóng lạnh của Scandinavi hấp dẫn với khoai tây thịt hầm và hạt hồi. Tuy nhiên, không một loại cây nào ở đây là cây bản địa của châu Âu.

Những loài cây trồng phổ biến tại châu Âu du nhập vào châu lục này qua con đường thương mại bằng đường biển từ thời Trung đại trở đi. Khung cảnh còn lại sau kỷ Băng hà đã xác định sự phân bố của các loại cây trồng bản địa, và những người săn bắt hái lượm thời kỳ đồ đá cũ có chế độ ăn phụ thuộc vào các loại cây trồng, bao gồm hạt của cỏ dại, các loại cây dưới nước, các loại rau củ, trái cây và quả hạch. Dẫn chứng từ một di chỉ khảo cổ học ở xứ Wales đã đề cập tới việc các cộng đồng người đã từng ăn quả phỉ, táo cua và quả mâm xôi, thỉnh thoảng có thịt nai.

4ae67d3d4_hinh_anh_2.jpg

Cây phỉ phổ biến ở châu Âu sau kỷ Băng hà

Cây phỉ là một trong số những cây trồng đầu tiên được nhân rộng khắp châu Âu. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy vỏ hạt phỉ cháy ở Mesolithic và Neolithic ở phía Bắc Âu. Một vùng trên đảo Scotland của Colonsay từng thu hoạch được hàng trăm nghìn vỏ quả phỉ cháy tử 9000 năm trước. Các nhà khoa học tin rằng quả hạch được nướng để bảo quản hoặc làm loại hạt này dễ tiêu hóa hơn. Tất cả các loại hạt được thu hoạch trong một năm, điều này cũng có nghĩa là tất cả mọi người trong cùng một cộng đồng sẽ chung tay để thu lượm chúng.

Đến thời Trung Đại, các loại rau, hạt và ngũ cốc là thức ăn chính của người nghèo. Họ ăn những bát súp lớn và bắp cải hầm, củ cải vàng, đậu Hà Lan và các loại rau khác. Thời gian đầu, chỉ có những người giàu mới có thể thử những loại thức ăn mới nhập từ bên nài bằng đường bộ. Về sau, từ đầu thế kỷ 15 khi công nghệ đóng tàu xuất hiện, các loại gia vị lạ, trái cây và rau được dỡ xuống ngay ở các bờ biển châu Âu. Màu sắc, cấu tạo, mùi vị của thực phẩm được sử dụng ở đây không bao giờ bị hạn chế nữa.

Cây trồng ở Tây Á

Bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra rằng lúa mì, lúa mạch và đậu được trồng ở khu vực Fertile Crescent, trải dài từ núi Levant đến Zagros của Iran vào khoảng 10.000 năm trước đây. Phần diện tích xung quanh Armenia, Georgia và bờ biển Đen có cây nho là loài cây bản địa. Nơi đây, nho được trồng lần đầu tiên vào khoảng 5000 năm trước. Cây ô liu có nguồn gốc từ Tây Á nhưng lại tìm thấy môi trường thuận lợi ở Địa Trung Hải. Mẫu thực vật lâu đời nhất tại vườn Kew là một vòng hoa của lá ô liu được tìm thấy ở quan tài của vua Tutankhamun.

4ae67d3d4_hinh_anh_3.jpg

Những hình ảnh minh họa đầu tiên của cây dừa

Tỏi tây quen thuộc ở phía Đông Địa Trung Hải cũng thường được thấy chôn ở trong các khu mộ của người Ai Cập. Người Ai Cập đã trở thành trở thành những người ăn tỏi sống trước cả khi kim tự tháp Giza được xây dựng: khoảng 680.000 kg tỏi được mang đến cho những người công nhân ăn, và khi nguồn cung hạn hẹp bị cạn kiệt, họ phản kháng bằng các cuộc đình công.

Cây trồng ở châu Mỹ

Châu Mỹ đã đóng góp một số lượng lớn các loại cây trồng vào căn bếp của mỗi nhà. Trong đó có khoai tây, cà chua và ớt đều xuất phát từ cùng một họ có tên Solanaceae. Khoai tây được trồng ở dãy Andes khoảng 7000 năm trước. Vào thế kỷ 15, người Inca ở Peru đã thành thạo việc trồng khoai tây. Họ rải cá cơm có nhiều chất dinh dưỡng trên đất để làm phân bón, và trong những vị thần của họ có thần Axomama, vị thần Khoai tây.

Cũng giống như người Inca phát triển nghề trồng khoai tây, những người Mexico ở giai đoạn này - người Aztec cũng tiên phong trong nghề trồng cà chua. Không xác định chắc chắn được ai là người đã đưa trái cây đến châu Âu; đó có thể là Columbus hay người dân Tây Ban Nha. Nhưng “quả táo vàng” lần đầu tiên được nhắc đến trong văn học châu Âu là vào năm 1544, trong cuốn Bách thảo tập được viết bởi một nhà thực vật học người Ý tên Pietro Andrea Mattioli.

Cùng thời gian này, cây ớt cũng có mặt ở châu Âu. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đưa nó đến châu Á, nơi rất ưa chuộng ớt đỏ. Cuối thế kỷ thứ 16, một nhà thơ Ấn Độ tên là Purandaradasa đã tả cây ớt như một món quà với người nghèo và là thứ đánh thức mùi vị tuyệt vời. 

4ae67d3d4_hinh_anh_4.jpg 

Cây dứa được Columbus mang đến châu Âu

Quả dứa đã giành được con dấu ủng hộ của Hoàng gia khi Columbus mang nó đến châu Âu. Đến năm 1822, vườn Kew đã trồng dứa trên với một diện tích rất lớn và trong Bộ sưu tập Cây trồng có lợi ích kinh tế của Kew có cả một chiếc áo sơ mi làm từ sợi dứa.

Carolyn Fry (Telegraph)
Ảnh minh họa: Kew Archive
Dịch: Lê Thị Loan
Báo mạng K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN