Nguy hiểm "trá hình" trong thú vui "tao nhã" của sinh viê

(Sóng trẻ) - Sống xa nhà, một cuộc sống tự do, không ai kèm cặp, không ai quản lí, nhiều thời gian rảnh rỗi khiến nhiều “thú vui tao nhã” dần hình thành trong cuộc sống của sinh viên. Những thú vui ấy đang giết dần thời gian, tiền bạc sức khỏe, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc học tập của nhiều bạn sinh viên.

Thú vui vô bổ

Game online trở thành niềm đam mê của nhiều sinh viên, khiến họ trở thành những “con nghiện” khó gỡ ra được.

Dạo quanh một vòng gần khu vực các trường Đại học, Cao đẳng thậm chí vào trong ngõ ngách của các con phố nhiều sinh viên trọ dễ dàng thấy nhan nhản quán “Game Online”, “PS”… Một điều ngạc nhiên là bất cứ khi nào ngang qua cũng thấy tấp nập, nhộn nhịp sinh viên trong đó. Đặc biệt bước chân vào quán Internet thì thấy có chế độ giành cho những “con nghiện” nào là đồ ăn sẵn, ngủ nghỉ sẵn tại trận. 

44c8a2587_anh_game.jpg
 Lưng trần “cày” game

Bạn Ngân (sinh viên Cao đẳng sư phạm) cho biết: “Vì mình học sáng nên nhận làm thêm ca chiều cho một quán Internet. Nhiều bạn có khi mình đến làm đã ngồi ở quán, tan ca mình về vẫn đang chơi. Ở quán thì chuyện văng tục, chửi bậy khi thua game là bình thường”. 

Hầu hết sinh viên học Đại học thường được gia đình cố chắt bóp mua cho một cái latop hoặc một máy PC để con học hành không thua bạn kém bè về đồ dùng học tập. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng, con cái họ, dùng laptop, PC phục vụ học tập thì ít, “cày game” thì nhiều. đĐều đặc biệt là dù có máy tính nhưng nhiều sinh viên vẫn ra quán ngồi. Khi được hỏi thì Dũng (sinh viên ĐH Mỏ- Địa chất) cho hay: “chơi game mình chơi theo đội, ra quán thì còn hỗ trợ nhau được nhiều chứ ở phòng lủi thủi một mình không có tinh thần”. 

Đắng cay hơn khi nhiều trường hợp tiền trợ cấp của bố mẹ gửi lên chỉ đem ra quán ngồi game. Dù mỗi giờ chỉ 3.000-4.000 đồng nhưng ngồi cả ngày, cả tuần, cả tháng thì số tiền không hề nhỏ. Thậm chí nhiều sinh viên còn nợ nần vì game đến mức cắm cả điện thoại, máy tính…


Tụ tập nhậu nhẹt

Không chỉ sinh viên nam mới nhậu, mà trong quan điểm của nhiều bạn nữ thì hiện nay bình đẳng rồi “Con trai nhậu được thì con gái cũng thế”. Những ma men từ đây mà xuất hiện. Mỗi lần từ quê ra các bạn khăn gói bao nhiêu thứ đồ ăn. Thế là tụ tập các bạn xóm trọ hay lũ bạn THPT, bạn Đại học xếp quanh sàn nhà mỗi người một chén. Cứ như thế, rượu dần trở thành đồ uống “khoái khẩu” của sinh viên. Vui uống để cùng chia vui, buồn cũng uống để giải đen, thất tình cũng kiếm rượu để giải sầu. Sinh viên nại trú cũng nhậu, nội trú cũng nhậu. 

Bạn Tân (ĐH Sư phạm Thái Nguyên) tâm sự: “Sống trong kí túc nên bọn mình ít được tụ tập với nhau ở phòng lắm. Hầu hết là ra quán ăn uống rồi đi hát karaoke. Mà đâu nhất thiết phải là sinh nhật bạn nào trong phòng, nhiều khi đơn giản chỉ là thành viên nào có người yêu thì phải đưa ra mắt. Cười”.

44c8a2587_anh_bia.jpg
 Nữ cũng “tham gia” bàn nhậu

Các cuộc vui cứ như thế được sinh viên thành lập với đa dạng lí do. Nếu không kiềm chế được cuộc vui sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, đến thời gian và kết quả học tập thì nhậu còn là nguyên nhân cơ bản của nhiều vụ xích mích, đánh nhau, va chạm ảnh hưởng đến người khác. 

Vừa qua, Thảo Trang ( ĐH Phương Đông) trên đường đi học về bị một xe chở 3 thanh niên, mặt đỏ phừng phừng, vừa đi vừa đánh võng khiến Thế Anh đổ xe và ngã thương tích đầy mặt mũi. Không một lời xin lỗi mà chúng dừng lại chỉ để nói: “ Đi bố mày thế à!” rồi vụt đi. Trên các phương tiện thông tin đại chúng tràn lan các vụ việc vào quán nhậu rồi chỉ cần một cái nhìn “đểu” cũng dẫn tới đánh nhau “sứt đầu mẻ trán”, hai người bạn vào nhậu rồi cũng chỉ vì một câu nói mà dẫn tới cãi nhau rồi gây thương tích bằng chính vỏ chai bia rượu….

Xa gia đình, không được bố mẹ răn đe, bao bọc kề bên, sinh viên được tự do làm mọi điều mà không ai quản lí, thầy cô không giám sát như học phổ thông mà cần sự tự giác của bản thân, hãy cố gắng làm chủ được bản thân và kiềm chế trong những cuộc vui để tránh hậu quả không đáng có.  


Thùy Linh
Báo mạng k31


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN