“Nhà là nơi ta cảm thấy hạnh phúc nhất”
(Sóng trẻ) – Nhân dịp ra mắt cuốn sách “Gần như là nhà”, chiều ngày 21/4/2019, tại Công viên Thống nhất, NXB Trẻ tổ chức tọa đàm “Người Việt trẻ bước ra thế giới – Nơi đâu là nhà?”. Được tổ chức trong khuôn khổ Hội sách chào mừng Ngày Sách Việt Nam, buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.
Diễn giả của tọa đàm gồm 5 trong số các tác giả của cuốn sách (Vanessa Phạm, Hà Trang Vân, Lan Nguyễn, Hoàng Anh Đức, Sơ Nguyên), nhà báo Trương Anh Ngọc và nhà văn Nguyễn Trương Quý (đồng thời là người dẫn chương trình). Tại buổi tọa đàm, xoay quanh nội dung cuốn sách, các diễn giả đã giúp khán giả hiểu rõ hơn các vấn đề trong cuộc sống, trong học tập và làm việc, những tâm tư tình cảm của người Việt ở nước nài.
Các diễn giả tham gia tọa đàm là những gương mặt nổi tiếng, đem đến nhiều góc nhìn khác nhau về chủ đề đặt ra
Đầu tiên, về mục đích ra đời cuốn sách “Gần như là nhà”, tác giả Sơ Nguyên cho biết: “... Chúng tôi chỉ hy vọng qua đây, người đọc sẽ được hiểu hơn về cuộc sống ở nước nài... Chúng tôi cũng mong sẽ giúp được những ai đang chuẩn bị ra nước nài, có được sự chuẩn bị về tinh thần, hoặc những ai đang ở nước nài có được sự đồng cảm, an ủi với nhau. Hi vọng mọi người khi đọc được cũng có thể thấy một chút “ bản thân mình” ở trong đó, để vững bước hơn trên con đường viết những câu chuyện của mình".
Là một người Việt trẻ nhưng đã đạt được nhiều thành công mà rất nhiều người mong muốn như bằng cấp quốc tế, khởi nghiệp trong môi trường quốc tê, gia đình hạnh phúc... Hoàng Anh Đức cho rằng: “ Những cánh hoa bồ công anh giống như những cuộc phiêu lưu, cùng một mẹ sinh ra nhưng mỗi cánh hoa lại đến một vùng đất khác nhau và reo lên một một cái cây mới và tiếp tục lan tỏa, để rồi một lúc nào đấy đủ nắng đủ gió những cánh hoa khác lại bay đi... Người Việt mình ở khắp nơi cũng tương tự vậy. Mình đi xa và làm đẹp cho đời...”
Nói về những khó khăn của người Việt khi ra nước nài sinh sống, học tập và làm việc, diễn giả Hà Trang Vân, người vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Đại học Lund, Thụy Điển chia sẻ:“... Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước châu Âu là rất lớn, do đó sự khác biệt giữa thời gian, sinh hoạt, văn hóa là dễ hiểu... Chúng ta có thể bị trầm cảm, buồn tủi vì không tiếp xúc với mọi người, trong một môi trường đó thì mình rất dễ cảm giác về cô độc”.
“...Giao tiếp không phải là một rào cản, nhưng biết ngôn ngữ đó trong một hoàn cảnh cụ thể tại một nền văn hóa lại là một thử thách lớn... Nếu như mình không thực sự hiểu văn hóa của người ta thì mình cũng sẽ đang tự cô lập mình đối với môi trường ấy. Khi mình sống ở đâu thì mình phải theo bối cảnh của nền văn hóa ấy”, Trang Vân cho biết thêm.
Hà Trang Vân chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của du học sinh khi ra nước nài
Cũng nói về đặc điểm khác biệt ở nước nài, diễn giả Lan Nguyễn chia sẻ: “ Ở Mỹ, có chia 2 văn hóa khác nhau, bờ đông và bờ tây. Bờ đông lạnh hơn, những người ở đây họ cũng khép kín hơn, tựa Bắc Âu. Và họ cũng tôn trọng sự riêng tư và tự do gần như tuyệt đối. Nhưng cũng chính bởi sự tự do gần như tuyệt đối, nhiều khi người dân ở đây cũng mong có những cộng đồng “mạng lưới liên quốc gia”, tức những người hàng xóm để chia sẻ, liên kết, gần gũi như ở mình”.
Không giống các bạn trẻ tham dự tọa đàm, những người đi du học, bằng trải nghiệm của mình nhà báo Trương Anh Ngọc cho biết: “Khi tôi ra nước nài thì điều tôi quan tâm nhất là làm thế nào để có thể tận dụng được tốt nhất khoảng thời gian mà mình sống ở đó, có thể nhìn được tất cả các khía cạnh về văn hóa , con người ở những nước mà mình đang đi qua cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực... Bạn phải là người văn minh, đem những gì tinh hoa, đẹp đẽ nhất của chúng ta để cho nhân loại biết chúng ta là ai"!
Nhà báo Trương Ánh Ngọc bày tỏ quan điểm tại tọa đàm
“Bây giờ là thế kỷ 21, thế giới phẳng, đôi khi được bạn từ đâu đến không quan trọng bằng việc bạn muốn đi đâu. Nếu bạn hợp với giá trị hay nét ẩm thực của một nước, hay tôn giáo một nước khác thì đó là cái “identity” (danh tính) mà bạn tự đặt ra cho bạn...”, Vanessa Phạm, người mang hai dòng máu Việt – Pháp, hiện đang làm tại Thông tấn xã Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam khẳng định.
Khi nói về hành trang khi ra nước nài sinh sống, học tập và làm việc, các diễn giả cho biết: Một trong những cái quan trọng nhất là mình phải tìm hiểu trước cái nơi mà mình đến là như thế nào đặc biệt là văn hoá và luật pháp; khí hậu ở đâu thì mình nên sang đó để mua. Tuy nhiên, cái trọng nhất mà chúng ta phải mang đi là tâm hồn, sự hướng thiện, sự khao khát phát hiện thế giới của bản thân...
Quay trở lại cuốn sách với tựa đề “ Gần như là nhà”, nhà báo Trương Ánh Ngọc chia sẻ : “ Gần như là nhà nhưng không phải là nhà. Trước giờ chúng ta quan niệm nhà, quê hương còn hạn hẹp quá... Tôi nghiệm ra rằng: nhà không phải là nơi có bốn bức tường với cái trần bên trên hay cũng phải không phải nơi có 5 tỷ 10 tỷ mà nhà là nơi ta cảm thấy hạnh phúc nhất, ta có được những khắc vui vẻ. Và khi đó, nhà có thể ở bất kỳ đâu trên thế giới này".
Đông đảo khán giả tham dự tọa đàm
Đắc Quang
Cùng chuyên mục
Bình luận