Nhạy cảm giới trong truyền thông phòng chống bạo lực gia đình

(Sóng trẻ) - Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một hiện tượng nhạy cảm, khó nhận diện và đang nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ xã hội. Tính cấp thiết được đặt ra cho công tác truyền thông trong việc nâng cao nhận thức đầy lùi BLGĐ. Nhưng không ít người làm truyền thông có thể nhìn nhận sai lệch về vấn đề này.

Nhìn nhận nguyên nhân BLGĐ chưa chính xác

Theo một số nghiên cứu thì nguyên nhân của BLGĐ là thái độ gia trưởng và niềm tin của người gây bạo lực, rằng họ là chủ gia đình nên có quyền áp đặt ý muốn và quyền hạn đối với mỗi thành viên trong gia đình. Những người làm truyền thông khi sử dụng các cụm từ “xuất phát từ mâu thuẫn vợ chồng” hoặc “do nóng giận” để mô tả quan hệ bạo lực đã vô hình chung quy trách nhiệm gây ra bạo lực về cả 2 phía.

Những tít bài báo như “Mâu thuẫn sát hại vợ”, “Giết vợ vì từ chối yêu” hay “Giết vợ vì không cho tiền mua rượu” được đặt theo lối nguyên nhân – kết quả. Nếu đọc lên những cái tít này thì người đọc sẽ hiểu rằng bạo lực do yếu tố bên nài tác động, chứ không liên quan tới niềm tin và mong muốn quyền lực của người gây ra bạo lực.

fbf6014c2_anh_1.jpg
Nhiều người viết chưa hiểu đúng về nguyên nhân BLGĐ

Nài ra, người làm báo cũng cần tránh lý giải BLGĐ là do sự thiếu khả năng kiểm soát cơn nóng giận của vợ hoặc chồng. Nói như vậy nhà báo vô tình đang làm giảm hành vi phạm tội cũng như xem bạo lực nằm nài tầm kiểm soát của người gây bạo lực. Bởi theo nghiên cứu thì người gây bạo lực rất tỉnh táo, chủ động và hoàn toàn có khả năng kiểm soát hành vi.

Khuyến cáo không đầy đủ nếu phản ánh BLGĐ trong phạm vi một vụ án

BLGĐ là cả một quá trình, có tính chu kỳ và là hệ quả của sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình. Nó bắt đầu từ những hành vi đơn giản như một cái tát đến hành động cực điểm như giết người hay gây thương tích. Dù là hành động nhỏ hay lớn thì chúng đều có nguy cơ tiềm ẩn bạo lực. 

fbf6014c2_anh_2.jpg
BLGĐ là cả một quá trình và người làm báo cần đi sâu vào làm rõ

Vì thế việc chỉ dừng lại mô tả BLGĐ tại thời điểm xảy ra thương tích hay cái chết của nạn nhân khiến người đọc nhìn nhận nó như một hành vi bột phát, nằm nài sự kiểm soát của kẻ gây tội. Điều này vô hình chung bao biện cho hành vi của kẻ gây ra bạo lực.

BLGĐ là do bất bình đẳng giới, do chênh lệch vị thế của nữ giới so với nam giới trong xã hội. Vì vậy người viết cần lý giải nguyên nhân sâu xa đó cho bạn đọc . Đây cũng là một cách truyền thông hiệu quả về BLGĐ trong cộng đồng.

Ngôn ngữ đổ lỗi cho người bị bạo lực góp phần làm BLGĐ gia tăng

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi xem xét các trường hợp BLGĐ là người gây ra bạo lực phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của mình. Có thể nạn nhân mắc những sai lầm nhưng người gây bạo lực không có quyền xâm phạm đến thân thể cũng như tước đi sự tự do của họ. 

Cách viết của bài báo sau đây trên báo Hạnh phúc gia đình ra ngày 3/4/2009 đã bênh vực người nam giới và quy trách nhiệm về phía người phụ nữ đối với hành vi bạo lực do chồng gây ra: “Thực tế cũng có những người vợ quá yếu kém. Chẳng hạn khi bước chân về nhà chồng chưa có nghề nghiệp. Phải sống bám vào nhà chồng, không có kỹ năng nội trợ, không biết đối nhân xử thế và không biết pháp luật. Họ an phận như một cái bóng bên chồng, cái bóng ấy ngày càng mờ nhạt, buồn tẻ và yếu ớt. Vì thế họ bị chồng chán và càng khinh nhờn, chồng xem như cái bị để anh ta trút giận khi cần...”.

fbf6014c2_anh_3.jpg
Người làm báo cần dùng từ chính xác và cẩn thận hơn nữa để tránh gia tăng BLGĐ

Bài báo này chỉ là một ví dụ cho nhiều bài báo khác có cách viết như thế. Và tất nhiên đọc xong bạn đọc sẽ hiểu rằng muốn giải quyết vấn đề bạo lực cần phải tập trung cải tạo cách nói năng và cư xử của người phụ nữ. Đương nhiên, nhận thức sai lầm như vậy sẽ tạo cơ sở cho ngụy biện của người đàn ông gây bạo lực và sự tự quy kết tội lỗi cho mình của người phụ nữ.

Kết luận: Đối với các nhà báo, việc trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng truyền thông về BLGĐ có thể tạo nên sự khác biệt quan trọng trong việc giáo dục cộng đồng nhận thức đầy đủ hơn về BLGĐ.

Trịnh Thị Quỳnh Trang
Lớp Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN