Nhọc nhằn nghề biển của những người phụ nữ Cồn Gò (Cẩm Nhượng)

 

(Sóng trẻ) - Dẫu biết nghề làm biển rất nhọc nhằn, thu nhập bấp bênh, thế nhưng, ngày nối ngày, hàng chục phụ nữ ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, HàTĩnh) vẩn bám trụ ở vùng ven biển để kiếm sống, mưu sinh mỗi ngày. Sự mặn mòi của biển cùng sự chịu thương chịu khó đã tạo nên nét đẹp rất riêng của người phụ nữ làng Gò.

l1.png
    Chợ Cồn Gò sáng sớm

                 

Người phụ nữ làng biển hôm nay không chỉ biết khắc khoải ngồi momg ngóng chồng con trên bến đợi. Giờ đây, họ lao mình vào cuộc mưu sinh vất vả, mệ nhoài như bất kì một người đàn ông nào khác. Họ mở các cơ sở chế biến hải sản, bán buôn… Và ngoài ra họ cũng là những người đàn bà đi biển.

Không kể giờ giấc sáng tối, cứ khi nào có tàu cập bến thì công việc của những người phụ nữ xã Cẩm Nhượng (trước đây là Nhượng Bạn) lại bắt đầu. Họ tất bật với công việc khiêng vác, gồng gánh cả tấn cá, tôm rồi lại phân loại ngay trên bờ biển. Trước nắng gió trùng khơi những người phụ nữ ấy vẩn đẹp bình dị, mộc mạc mà không kém phần kiên cường, kiêu hãnh trên sóng nước.

l2.png
Người hậu phương vững chắc cho chồng ra khơi

          

Nghề làm biển vốn chưa bao giờ là dễ đối với những ngư dân ở xã Cẩm Nhượng. Chị Nguyễn Thị Phượng (thôn Hải Nam, Cẩm Nhượng) cho biết: “Mặc dù biết làm biển vất vả lại gặp nhiều nguy hiểm nhưng vì đồng tiền nuôi sống cả nhà và cho  bốn con ăn học vợ chồng chúng tôi vẩn phải làm, vẩn phải cắn răng chịu đựng. Khổ nhất là vào những ngày đông , cái giá lạnh của thời tiết và thiên tai khắc nghiệt mà chồng tôi vẩn phải ra khơi”.

l3.png
Với mức thu nhập bấp bênh, trung bình mỗi ngày của hai vợ chồng làm biển chỉ tầm 200 nghìn đồng

 

Người thì vui vẻ, lạc quan, yêu đời, nhưng cũng có những người phụ nữ chỉ cần chạm vào bằng một câu hỏi là nước mắt họ trào ra. Chị Nguyễn Thị Hoàng ở thôn Phúc Hải là người như thế. Nhìn dáng chị gầy gò chia từng mớ cá, mớ tôm dưới cơn mưa rào trong những ngày sau dịp tết Tân Sửu mới thấy được nổi vất vả của người phụ nữ mất chồng. Chị Hoàng xúc động kể rằng, chồng chị trước đây cũng đi biển nhưng sau đó anh bị suy thận, phải đi chạy thận. Từ đó, chị càng phải bám chặt mỏm đất nơi đầu cửa biển này. Chị không nghỉ chợ cá một ngày, kể cả mưa, gió. Hồi anh còn sống, phải đi chạy thận 3 lần/tuần nhưng cũng cố gắng đi một mình, vì chị phải bám lấy gò để lo cho cả gia đình.

l4.png
Tất bật với những mớ cá, tôm chị Hoàng chẳng bao giờ chăm chút tới bản thân mình

  

Cũng có người phụ nữ mạnh mẽ hơn, biết giấu nước mắt vào trong như chị Nguyễn Thị Tiến ở thôn Xuân Nam. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển, chị Tiến (48 tuổi) chia sẻ , chồng ốm yếu không đi làm biển được nhưng một mình chị vẩn luôn cố gắng bươn chải ở Cồn Gò. Mỗi ngày, chị thu mua từ 1 - 2 tấn cá để làm nước mắm; mua tép để làm ruốc. Khoảng 10 ngày, chị lại đóng từ 1 - 2 tấn ruốc để nhập ra thị trường phía Bắc. Chị nói: “Giờ nghỉ trưa thì đi trở ca, khi trời mưa thì ôm hàng chạy, sáng chưa rõ mặt người lại ra gò để thu mua. Phải tự thu mua, tự chế biến mới kiếm được đồng lời, nếu không thì chẳng ăn thua. Khó khăn vất vả là vậy, nhưng với tôi biển là nghiệp mưu sinh, là cuộc sống của mình”.

l6.png
Khuôn mặt rám nắng và đôi bàn tay chai sạm đã toát lên nổi vất vả nhọc nhằn của người phụ nữ vùng biển

 

Như vậy, người phụ nữ làng biển sống trọn đời vì biển, vì hạnh phúc gia đình, hi sinh cho chồng con. Người dân ở Cẩm Nhượng ai nấy đều kì vọng một năm mới 2021 an lành, dịch bệnh Covit-19 tiêu tan sạch sẽ, thời tiết được mưa thuận gió hòa để ra khơi thuận lợi và thu nhập nghề biển được ổn định.

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN