Những “chiêu trò” chống đối khi bắt gặp lực lượng 141

(Sóng trẻ) – Mặc dù đã “quen mặt” được hơn 6 năm nay thế nhưng cho tới thời điểm hiện tại, một bộ phận người dân Việt Nam vẫn có thái độ chống đối, bất hợp tác khi lưu thông trên đường bất chợt bắt gặp lực lượng 141 đang làm nhiệm vụ. 

141 là lực lượng được Công an thành phố Hà Nội thành lập vào cuối năm 2011 bao gồm: Cảnh sát giao thông (CSGT), Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và Cảnh sát hình sự (CSHS) với mục đích đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trận tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Với những công cụ hỗ trợ cùng biện pháp công khai kết hợp hóa trang, lực lượng này có nhiệm vụ xử lí các phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc có biểu hiện tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản phạm tội mà có tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn Hà Nội.

Quay đầu xe – biểu hiện vi phạm

Quay đầu xe bỏ chạy là chuyện xảy ra… như cơm bữa tại mỗi ca làm của tổ công tác 141. Trung bình 1 ca (kéo dài 4 tiếng) có không dưới 15 xe quay đầu ngược chiều với nhiều lí do khác nhau. Đa phần, họ đều là những người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đeo tai nghe khi lưu thông trên đường, trông thấy chốt từ đằng xa, họ lập tức quay đầu xe với hi vọng “thoát thân”. Tuy nhiên cũng có trường hợp người tham gia giao thông mặc dù không có biểu hiện vi phạm vẫn quay đầu bỏ chạy với lí do: “Nhìn thấy các anh em sợ bị kiểm tra vì hôm nay không mang giấy tờ”. Cũng chính bởi hiện tượng này mà trào lưu “hóng chốt” (đứng/ngồi xem tổ công tác làm nhiệm vụ) của một bộ phận giới trẻ Hà Nội ra đời. Hỏi nhanh một thanh niên đang đứng xem chốt trên phố Hàng Bông tầm 23h30 tối, cậu trả lời: “Ở nhà cũng chẳng có việc gì làm nên mình thích thì mình ra xem thôi. Rủ anh em bạn bè ra xem các anh bắt xe quay đầu với xem chúng nó “thông chốt” như nào”. 

03de566b0_21903501_1402977443151225_681272388_n.png
Sơ đồ minh họa vị trí các điểm chốt A, B, C của tổ công tác 141 làm việc tại ngã tư Phố Huế - Nguyễn Du

Việc phóng xe bỏ chạy ngược chiều lưu thông là rất nguy hiểm cho những người đang đi đúng hướng ở xung quanh. Chính vì vậy, tổ công tác 141 được bố trí làm nhiệm vụ với ba điểm chốt lần lượt là A, B, C (như hình minh họa). Trong đó, A là điểm chốt cao nhất - nơi đưa xe vào khu vực kiểm tra hành chính và xử lí. C là điểm chốt thấp nhất có nhiệm vụ quan sát vi phạm và báo đàm lên phía trên. Trong khi đó B sẽ chốt chặn ở giữa cung đường (thường là ngay trước những ngõ thông để tránh việc vi phạm bỏ chạy) có nhiệm vụ báo nối, hướng dẫn đồng chí CSGT và CSCĐ ở điểm A di chuyển để dừng xe vi phạm. Các đồng chí làm nhiệm vụ tại những điểm A, B, C đều được trang bị bộ đàm để tiện liên lạc, tăng khả năng phối hợp, kết nối với nhau. B, C sẽ hướng dẫn A sang phải, sang trái còn khi vi phạm quay đầu bỏ chạy, A sẽ báo xuống để B, C ra hiệu lệnh dừng xe.

Không đơn thuần chỉ là xử lí các phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ, lực lượng 141 còn có nhiệm vụ truy bắt các đối tượng có biểu hiện tàng trữ ma túy, vũ khí, tài sản ăn trộm,… - những người này được gọi chung là “đối tượng”. Theo thiếu úy Bùi Văn An – CSCĐ thuộc tổ công tác Y5/141: “Đối tượng thường là những người có vẻ nài nhìn táo tợn, da mặt xạm màu khói, gầy và đặc biệt là xăm trổ. Nài ra những người này còn điều khiển phương tiện với tốc độ rất cao, khi nhìn thấy chốt thường có biểu hiện giật mình mặc dù trên đầu có đội mũ bảo hiểm và có những hành vi khác lạ so với người tham gia giao thông bình thường như thò tay vào túi áo, túi quần để chuẩn bị phi tang vật chứng”. Anh cũng nói thêm: “Trong trường hợp những đối tượng này quay đầu bỏ chạy, các đồng chí tại điểm B, C sẽ cố gắng chốt chặn bằng những phương tiện được trang bị. Tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét tình hình vì thông thường các đối tượng này phóng xe với tốc độ rất cao, hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của những người xung quanh”.

Tổ công tác Y5/141 trấn áp đối tượng tàng trữ ma túy đá trên đường Nguyễn Văn Cừ

Khi “Chí Phèo” sợ thử nồng độ cồn

Không chỉ quay đầu bỏ chạy khi có dấu hiệu vi phạm, một số người còn tỏ thái độ không hợp tác với yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT, thậm chí có hành vi chống đối, lăng mạ cán bộ, chiến sĩ ngay tại khu vực xử lý. Tình trạng này xảy tương đối phổ biến, đặc biệt là những người đã uống quá nhiều rượu bia khi tham gia giao thông. Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt do Chính phủ đã ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2013, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá định mức cho phép sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 3.000.000 đồng. Chính vì mức tiền phạt lớn như vậy cho nên các đối tượng uống rượu bia thường không chấp hành yêu cầu kiểm tra.

Một số “kiểu” tránh máy đo nồng độ cồn của vi phạm

 “Rượu vào, lời ra”, các đối tượng vi phạm lỗi này người thì ngỏ ý xin xỏ, người lại cố tình giả vờ lề mề, đình trệ không chịu làm việc gây mất thời gian của tổ công tác, có người thậm chí còn uống nhiều tới mức lăng mạ, chửi bới lực lượng chức năng gây mất trật tự trị an, gây rối nơi công cộng khiến tổ công tác phải sử dụng đến biện pháp cưỡng chế. 

Được biết, chiều ngày 1/9, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) CATP Hà Nội đã tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng camera giám sát bí mật cho hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc 15 tổ công tác 141. Theo đó, camera giám sát này có hình dạng bút gài túi áo ngực, có chức năng ghi hình, ghi âm ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu với tia hồng nại. Thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho quá trình xử lý vi phạm của tổ công tác 141 được thuận tiện hơn. Đồng thời cũng ghi lại những bằng chứng xác thực của các đối tượng có biểu hiện chống đối để tránh tình trạng mất gây mất trật tự, náo loạn tại khu vực xử lý.
THẾ ANH

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN