Những con người ngụ cư bên rác

(Sóng trẻ) - Chuột rầm rầm chạy qua mái nhà. Bà T., 60 tuổi (Vạn Phúc, Ba Đình) chép miệng cười: “Chuột đông như cáy vậy. Cứ mặc chúng, thấy người lạ chúng sợ nên chạy đấy”. 

“Miếng cơm” mưu sinh bên rác

Đi hết đường Vạn Phúc thênh thang, chúng tôi bắt gặp một thế giới khác hoàn toàn sự sạch sẽ và tinh tươm trước đó. Con ngách dài chừng 1,6 km nối sang Đội Cấn chạy dọc mương Kẻ Khế nước lặng, đen ngòm. Hai bên bờ san sát những ngôi nhà cấp bốn lụp xụp, đường đất gồ ghề, rác thải dân sinh chen ngang lối đi hẹp. 

Bà T. vốn gốc Hải Dương. Quê nghèo, bà ra thủ đô trông cháu cho hai đứa con đi làm cả ngày. Thu nhập không được là bao nên gia đình chỉ thuê được những nơi giá rẻ. Cạnh chỗ trọ có một bãi rác lớn, “ngày trước có công nhân môi trường đi thu m , lâu dần người ta chẳng còn quan tâm”, con gái bà T. bình thản. Người con gái chuyên nhận nấu cỗ cho các gia đình, trong gian bếp vẫn đang nấu bò sốt vang với một con gà luộc để giao đầu chiều. Bếp cách mương Kẻ Khế chừng 2m và cách bãi rác gần nhất 3m. “Chuột ranh lắm, nên đồ ăn phải đậy kỹ, sểnh ra là chúng bò vào ăn hết”. Trong lúc bà T. cảnh giác, người con gái vẫn lạc quan: “Chúng tôi nấu ăn ở đây mãi rồi, vẫn khỏe mạnh, có ai bệnh tật gì đâu".

9fc6cd089_anh_1.jpg
Căn nhà đầy rẫy những phế liệu của bà T. 

Quanh bờ mương ngập rác, nước đen đặc và bốc mùi. Trẻ con ở đây  đã làm quen với rác. Năm đứa cháu nhà bà T. từ khi ra thủ đô được dạy đừng chơi gần bờ mương và những chỗ rác rưởi. Nhưng không hiểu vì phòng trọ giá rẻ hay vì “khám không ra bệnh gì”, mà gia đình bà T., vẫn kiên trì bám trụ lại cuộc sống nơi đây.

Đi thêm 400m, chúng tôi nhận được câu trả lời cho thắc mắc của mình. Anh Đỗ Văn Hoàng và vợ - chị Hà, đang luôn tay luôn chân dập vỏ lon và sắp xếp bìa các-tông. Trong căn nhà ngập giấy, nhựa và lon sắt, chị Hà tâm sự: “Ở nơi này cũng sợ ảnh hưởng sức khỏe chứ, sợ lắm, nhưng sợ chẳng để làm gì. Giờ về quê chúng tôi không đủ sống, mà cũng không rời đi chỗ khác được”. Từ Nam Định ra Hà Nội làm nghề thu m phế liệu hơn chục năm, ở cái tuổi ngũ tuần, anh Hoàng không biết mình còn mưu sinh được bằng nghề nào khác ở Hà Nội hay không. 

Phần lớn người dân tỉnh lẻ làm công việc thu m phế liệu như anh Sinh, vợ chồng anh Hoàng, đều chọn cách ngụ cư trái phép dọc những khu đang được ‘cống hóa’ hoặc vùng ven đô. Mương ngày càng ô nhiễm, nhiều người tự ý chiếm dụng bờ mương để kinh doanh dịch vụ, lập bãi trông gửi xe hay tập kết vật liệu xây dựng, tạo nên khung cảnh nhếch nhác. Phải chăng ở đây, họ mới kiếm được đủ “miếng cơm” mưu sinh?

Sống cạnh rác… thành quen

Những người ngụ cư bên rác thường tự lựa chọn và chấp nhận cuộc sống như vậy. Theo số liệu điều tra dân số 2019 của Tổng cục thống kê, mỗi năm Hà Nội tăng khoảng 200.000 người, trong đó phần lớn là tăng cơ học từ nhập cư. Kết quả khảo sát cho thấy 120 người nhập cư ở phường Phúc Xá (quận Ba Đình) năm 2017 có tới 9,2% người làm nghề thu m phế liệu, nằm trong top 4 nghề có nhiều người làm nhất.

Bà Bích cũng là một trong số những người làm nghề này cạnh chợ Long Biên. Bà cùng chồng từ Hưng Yên ra thủ đô từ những năm 90 thế kỷ trước, họ dựng tạm căn chòi nhỏ cao chưa tới 1m, không đường điện và đường nước. Gần 30 năm bà Bích làm nghề bới rác và thu m phế liệu, ngày trước còn khỏe thì đi khắp quận Ba Đình. Bây giờ bà nhặt nhạnh những túi ni lông và bìa các – tông ở mấy bãi rác gần nhà, kiếm dăm ba đồng trang trải qua ngày. Hằng ngày cùng 5 con chó già, bà ngồi trước cửa cái chòi tránh mưa tránh gió, phơi phóng dăm cân túi ni lông để bán kiếm sống trang trải qua ngày.

9fc6cd089_anh_2.jpg

9fc6cd089_anh_3.jpg

14d980959_anh_4.jpg
Một số hình ảnh cuộc sống của người dân tại đây


Khi chúng tôi hỏi sao bà không làm nghề gì khác, rồi kiếm một nơi trọ tốt hơn, bà cười ha hả: “Giờ sức khỏe thế này còn ai thuê mình nữa. Cô với chồng dựng kiếm vài que gỗ dựng nhà tạm, nhìn lụp xụp mà mưa gió có chuyện gì đâu. Chính quyền cũng không đuổi, mùa đông Đoàn thanh niên còn tặng áo ấm và chăn mới”. Bà Bích sống lay lắt mà “vui vẻ” ở thủ đô, cũng ít màng tới chuyện về quê. Ngày nào cũng dăm cân phế liệu 3000đ/1kg, 1500đ/1kg các tông, ngày may thì được năm chục một trăm, còn sàn sàn tầm 20.000đ – 30.000đ. “Sắp chết rồi, ngày cốc rượu điếu thuốc lào là sướng, sống được bao nhiêu nữa đâu mà cần nhiều”. 

Không chỉ bà Bích, mỗi lần gặp một người ngụ cư sống bám vào rác, chúng tôi đều ái ngại về sức khỏe của họ. Nhưng một nửa lạc quan mà rằng: “Nhìn xung quanh rác rưởi vậy thôi chứ thực ra không có mùi gì hôi thối cả, trời phú cho chúng tôi khỏe mạnh lắm, khám chưa bao giờ ra bệnh gì”. Bà Hoàng Thị Hoa đứng ngay trên mương Đồng Bông vởn đục nước thải mà xởi lởi: “Mọi người ở nơi khác đến không quen mới bị bệnh. Cô làm việc cả ngày, rồi ở đâu quen đó, chính ra lại khỏe mạnh  và có đề kháng tốt”. Phần còn lại lo lắng cho sức khỏe , nhưng họ còn lo nhiều hơn cho miếng cơm manh áo của mình…

Chính những nơi ngập rác và ô nhiễm như vậy, lại là nơi tạm cư của rất nhiều người. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: “Ô nhiễm như vậy chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Người sống trong môi trường ô nhiễm bao giờ cũng bệnh tật liên tục, có thể sống dai nhưng không khỏe mạnh, hay đau ốm. Đặc biệt người già, trẻ em và phụ nữ mang bầu càng phải cẩn trọng, vì đây là những đối tượng yếu ớt nhất”.

Khác với dân định cư lâu đời bức xúc trước tình trạng ô nhiễm nặng nề, dân ngụ cư vá víu cuộc sống tạm bợ của mình bên rác, chấp nhận rác và sống dựa vào rác. Hằng ngày họ ở cạnh rác, kiếm ăn trên rác với một nỗi lo mơ hồ về sức khỏe và một niềm tin vững chắc rác sẽ sinh tiền…  

Hà Trang 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN