Những hình ảnh đại diện cuối cùng của voi nhà Tây Nguyê
(Sóng Trẻ) - Trên thế giới có thể đếm trên đầu ngón tay các quốc gia có được sự ưu đãi của thiên nhiên, ban tặng cho loài vật to lớn và thông minh nhất trên cạn, đó là loài voi. Tiếc thay danh sách này đang ngắn lại và Việt Nam đang đứng ở cuối danh sách.
Đi cùng những câu chuyện huyền thoại lịch sử đó là những đoàn tượng binh dũng mãnh luôn đồng hành cùng người Việt trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Bởi vậy voi đã trở thành những “người bạn lớn” của con người theo suốt chiều dài lịch sử.
Với 51 bức ảnh khổ lớn về 51 con voi trong số 52 con voi nhà còn lại ở Đắc Lắc như: Voi Bặc Khăm, voi Bắc Lanh, voi Bắc On, voi Bun Nang, H’Khum…, triển lãm như một lời giới thiệu để người xem góp phần chuyển tải thông điệp kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng với loài voi nhà.
Năm 2001, Ban tổ chức chiến dịch bắt voi giữ Tánh Linh đã tuyển chọn những con voi nhà đủ tiêu chuẩn mạnh khỏe, nhanh nhẹn và khéo léo để làm nòng cốt tiếp nhận voi giữ và H’Khum đã trúng tuyển. Cô nàng chính thức có “biên chế nhà nước” từ đó. Suốt quá trình bắt, kèm cặp và thuần dưỡng, hai chú voi rừng Tánh Linh là Thông Khăm và Thông Ngân đều do H’Khum đảm nhiệm. Bởi thế có thể coi nó là “bà bảo mẫu” cho hai chú voi nhỏ. Giờ đây, tuy đã ở tuổi lục tuần nhưng H’Khum vẫn rất nhanh nhẹn và khéo léo, nó thực hiện được rất nhiều khẩu lệnh của quản lượng.
Triễn lãm do nhóm “enterVietnam” cùng sự bảo trợ của nhà sử học Dương Trung Quốc tiến hành khảo sát thu thập thông tin và hình ảnh các loài voi, tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam, chương trình “Hành trình Việt Nam xanh” đồng tổ chức tại Hà Nội.
Triển lãm “Những đại diện cuối cùng của voi nhà Tây Nguyên” kéo dài trong 1 tuần (từ 30/9- 7/10)
Đi cùng những câu chuyện huyền thoại lịch sử đó là những đoàn tượng binh dũng mãnh luôn đồng hành cùng người Việt trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Bởi vậy voi đã trở thành những “người bạn lớn” của con người theo suốt chiều dài lịch sử.
Với 51 bức ảnh khổ lớn về 51 con voi trong số 52 con voi nhà còn lại ở Đắc Lắc như: Voi Bặc Khăm, voi Bắc Lanh, voi Bắc On, voi Bun Nang, H’Khum…, triển lãm như một lời giới thiệu để người xem góp phần chuyển tải thông điệp kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng với loài voi nhà.
Năm 2001, Ban tổ chức chiến dịch bắt voi giữ Tánh Linh đã tuyển chọn những con voi nhà đủ tiêu chuẩn mạnh khỏe, nhanh nhẹn và khéo léo để làm nòng cốt tiếp nhận voi giữ và H’Khum đã trúng tuyển. Cô nàng chính thức có “biên chế nhà nước” từ đó. Suốt quá trình bắt, kèm cặp và thuần dưỡng, hai chú voi rừng Tánh Linh là Thông Khăm và Thông Ngân đều do H’Khum đảm nhiệm. Bởi thế có thể coi nó là “bà bảo mẫu” cho hai chú voi nhỏ. Giờ đây, tuy đã ở tuổi lục tuần nhưng H’Khum vẫn rất nhanh nhẹn và khéo léo, nó thực hiện được rất nhiều khẩu lệnh của quản lượng.
Triễn lãm do nhóm “enterVietnam” cùng sự bảo trợ của nhà sử học Dương Trung Quốc tiến hành khảo sát thu thập thông tin và hình ảnh các loài voi, tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam, chương trình “Hành trình Việt Nam xanh” đồng tổ chức tại Hà Nội.
Triển lãm “Những đại diện cuối cùng của voi nhà Tây Nguyên” kéo dài trong 1 tuần (từ 30/9- 7/10)
Nguyễn Thị Lan
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận