“Ngọn nến cong" Ánh Ngọc đoạt vương miện hoa khôi “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết 2013”
(Sóng trẻ) - “Cuộc sống là đấu tranh, chấp nhận và vượt qua” – đó là chia sẻ của Ánh Ngọc với chúng tôi. Bằng nghị lực và tình yêu và niềm tin vào cuộc sống, "hoa khôi" đã gạt nỗi đau vĩnh viên không bao giờ có thể đi trên chính đôi chân của mình để theo đuổi ước mơ.
Ước mơ tỏa sáng
Trong đêm chung kết cuộc thi “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết 2013” diễn ra vào tối 15/3/2013 tại khách sạn Melia, Nguyễn Thị Ánh Ngọc, cô sinh viên năm 3 Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn đã ngồi trên chiếc xe lăn dành chiếc vương miện giải nhất của cuộc thi.
Trong phần thi trang phục tự chọn, Ngọc mặc chiếc váy màu hồng hướng tới hình ảnh một nàng công chúa. Ngọc chia sẻ: "Bất kì người con gái nào cũng đã từng có giấc mơ được một lần tỏa sáng như một nàng công chúa. Tôi cũng đã từng có một giấc mơ như vậy khi còn là một cô bé. Và ngày hôm nay, tôi đã biến giấc mơ đó trở thành sự thật… Qua đây, tôi cũng muốn gửi đến một thông điệp rằng, dù chúng ta là 1 cô gái khiếm khuyết hay hoàn hảo thì chúng ta đều có quyền nuôi dưỡng một giấc mơ trở thành một nàng công chúa xinh đẹp, không có giấc mơ nào là hoang đường, có giấc mơ thì mới có hiện thực, cho dù giấc mơ đó chỉ là một câu chuyện cổ tích thì cũng hãy tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra được câu chuyện cổ tích cho riêng mình, chỉ cần chúng ta tin và chờ đợi…"
Ánh Ngọc chụp hình cùng bạn trong đêm chung kết
Ánh Ngọc đã thuyết phục giám khảo bởi câu trả lời trong phần thi ứng xử khi nói lên cảm nhận về câu: “Ngọn nến cong, ngọn nến thẳng, khi thắp lên đều sáng như nhau”. Khi đừng trên sân khấu của cuộc thi “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết”, Ngọc tự tin nói rằng mình đã trưởng thành, Ngọc – một ngọn nến cong hai lần vẫn có thể cháy sáng theo cách của riêng mình.
Hy vọng dập tắt
Khi đứng trên sân khấu “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết” Nguyễn Thị Ánh Ngọc đã thực hiện được ước mơ trở thành nàng công chúa, nhưng để được như ngày hôm nay, cây nến cong này đã phải có một nghị lực phi thường vượt qua số phận nghiệt ngã.
Ngọc là một cô gái xinh xắn nhưng số phận đã không cho cô được như người bình thường, Ngọc sinh ra đã bị cong vẹo cột sống bẩm sinh. Từ khi 4 tuổi cô đã phải làm quen với những chiếc áo nẹp chỉnh hình cũng như những đợt ra vào bệnh viện định kì.
Nại hình không làm cho cô tự ti, mặc cảm với bản thân, trái lại Ngọc sống rất hòa đồng với bạn bè, thậm chí còn tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh và làm lớp trưởng suốt 8 năm liền.
14 năm sống chung với hình hài không ai mong muốn, và rồi cơ hội để thay đôỉ cuộc sống đến với Ngọc. Năm đó, cô cùng 7 bạn khác được khuyên nên mổ nắn chỉnh cột sống để lấy lại hình dáng bình thường và cũng phòng ngừa việc cột sống tiếp tục cong sẽ chèn ép, gây nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể.
Xác suất thành công cảu ca phẫu thuật là 75%, cô và gia đình đã quyết định đánh một ván bài với số phận. Và trong ván bài với đó, cô đã thua, thua bởi xác suất 1/2000 trường hợp thất bại.
Cô luôn nở nụ cười
“Sau 15 tiếng đồng hồ đứng giữa sự sống và cái chết, tôi trở lại trong vòng tay ấm áp của người thân, nhưng cùng với đó là gương mặt tràn đầy nước mắt của bố mẹ. Tôi như không tin vào những gì nghe được, bác sỹ nóitôi bị liệt và cũng không thể nắn chỉnh cột sống” – Ngọc bùi ngùi kể lại. Mọi hy vọng bị dập tắt, cô không chỉ không lấy lại được hình dáng bình thường như mọi người mà ngay cả đôi chân cũng bị cướp đi.
Đấu tranh, chấp nhận và vượt qua
“Đúng là trò đùa của số phận”. Nhưng cũng chính tại giây phút nhìn thấy giọt nước mát của bố mẹ Nc phải trấn tính lại ngay“Con không sao, sẽ ổn thôi!”, đó là điều duy nhất cô có thể làm để nắm lấy sợi dây chống đõ gia đình.
Một Ánh Ngọc mạnh mẽ là thế, một Ánh Ngọc yêu thương bố mẹ là thế, nhưng cô cũng có những phút giây mỏng manh yếu đuối. Đã có lúc cô tuyệt vọng và nghĩ đến tương lai của mình giống như bầu trời đêm tối mịt, và rồi cô vẫn phải tự nhủ: “ Một lần này thôi, một lần để người khác nhìn thấy mày rơi nước mắt thôi, sau này không bao giờ được rơi một giọt lệ nào nữa".
Ngọc quay trở lại trường học, cố gắng học tập để theo kịp bạn bè, nếu bạn bè nỗ lực một thì cô phải nỗ lực mười. Cô từ chối mọi cơ hội chữa bệnh, dập tắt ý định thử chữa nào đó vì cô biết rõ bệnh của mình không có hi vọng nên không muốn tiền mất tật mang và khơi dậy nỗi đau tự trách trong lòng bố mẹ.
Khi vào cấp 3, Ngọc phát hiện ra niềm đam mê của mình với Tâm lý học, cô nghĩ rằng:“Chữa lành vết thương tâm hồn cho người khác cũng là tự chữa lành vết thương tâm hồn cho chính mình!” vì vậy đã quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành một nhà trị liệu tâm lý.
Bay cao ước mơ
Ban đầu khi biết ý định thi Đại học của Ngọc bố mẹ đã phản đối, nhưng bằng sự quyết tâm của mình Ngọc đã thuyết phục được bố mẹ. Khi biết kết quả đã thi đỗ ngành Tâm lý học, Ngọc rất vui mừng vì cánh cổng cho ước mơ của mình đang được mở ra. Lại một lần nữa cô nhận phải sự phản đối của bố mẹ. Vì lo con gái một mình giữa Thủ đô, lại không thể tự di chuyển trên đôi chân của mình, bố mẹ chỉ muốn Ngọc có một cuộc sống bình thường. Lúc đó, Ngọc đã phải tự liên lạc với nhà trường và được sự giúp đỡ của bạn bè lo chỗ ở và nhập học. Khi mọi chuyện đã thành, thấy quyết tâm và nghị lực của con gái, bố mẹ Ngọc đã không còn phản đối mà trái lại rất ủng hộ cô. Ở trường lớp và nài xã hội cô cũng được bạn bè yêu mến và giúp đỡ.
“Chúng ta chỉ có 1 cuộc đời để đi, để sống và để trải nghiệm, cho dù những gì chúng ta gặp phải không được như ý muốn thì cũng đừng buồn, đừng chùn bước, hãy mạnh dạn tiến về phía trước để làm cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn, có nhiều màu sắc hơn, kể cả gam màu sáng hay màu tối, bởi bất kì điều gì xảy ra trong cuộc đời của chúng ta đều có giá trị riêng của nó, và nó sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bức tranh cho cuộc đời mình. Hãy tin rằng, mọi thứ sẽ ổn theo cách riêng của nó, chỉ cần chúng ta cho bản thân mình thời gian và cơ hội…” là những gì Ánh Ngọc muốn gửi đến tất cả mọi người và đặc biệt là những mảnh đời bất hạnh.
Mai Linh
Báo mạng 30
Cùng chuyên mục
Bình luận