"Nở rộ" dịch vụ học hộ, thi hộ

(Sóng trẻ) - Hiện nay, dịch vụ học thuê, học hộ đang rất phổ biến trong giới sinh viên. Bởi thỏa mãn được cung - cầu nên dịch vụ này ngày càng nở rộ như "nấm sau mưa".

Tràn lan và công khai

Việc học hộ, thi thuê có lẽ đã trở nên quá quen thuộc đối với bất cứ một sinh viên nào, chuyện này phổ biến đến mức, các sinh viên đã tập hợp nhau lại thành nhiều nhóm, lập nên các trang mạng xã hội với mục đích nhận học hộ, thi thuê. Đương nhiên, việc này xuất phát từ nhu cầu của những người cần thuê người học hộ, thi hộ.

4615fd69d_anh_1.jpg
Những dòng tìm kiếm người học hộ, thi hộ được cập nhật liên tục trong nhóm

Tình trạng học thuê này xảy ra nhiều ở những sinh viên cao học hoặc văn bằng 2. Các lớp kiểu này thường đông hơn các lớp chính quy và các sinh viên theo học hầu hết là những người lớn tuổi đã có gia đình, việc làm. Lý do mà những "khách hàng" biện minh cho việc thuê học cũng rất đa dạng. Theo quy định của Bộ GDĐT thì sinh viên không được nghỉ quá 20% số tiết học, nên giải pháp thuê người đi học đang được nhiều người áp dụng.

Lý do cho việc “kẻ thuê”, “người làm” cũng nhiều không kể xiết. H.Long tâm sự: “Vì có việc đột xuất mà lại hết lượng “phép” nghỉ học rồi, nếu nghỉ thêm sẽ không đủ điều hiện thi nên đành phải tìm người đi học hộ”. Còn H.Sơn thì “kể khổ”: “Đợt về thăm nhà bị ốm, gấp gáp quá nên bất đắc dĩ mới phải nhờ người học hộ vậy”. Trong khi các “chuyên gia” đi học hộ thì hầu hết đều tự giới thiệu là sinh viên rảnh rỗi, muốn tìm “công việc” làm thêm.

Bất chấp hậu quả

H - sinh viên trường Học viện Tài Chính – hiện đang bị đình chỉ một năm về lỗi thuê một bạn đi thi môn giáo dục quốc phòng vì hôm đó cậu có việc phải vào Sài Gòn không đi thi được. Mọi thứ đều diễn ra khá suôn sẻ. Tuy nhiên, khi bài thi được chấm xong, H. được mời lên văn phòng khoa với lý do để...điều tra về việc thuê người thi hộ. Đến nơi cậu mới ngã ngửa ra là cậu bạn mà cậu thuê thi hộ thay vì viết tên H. thì lại…viết tên mình. Khi rọc phách, ráp tên bài thì thiếu bài của H. nhưng lại thừa bài của một thí sinh không có tên trong danh sách. Đến nước này thì H. chỉ còn cách chấp nhận hình phạt của Hội đồng kỷ luật.H bị nhà trường đình chỉ một năm và phải rời khỏi kí túc xá nhà trường, hiện giờ H đang phải đi làm thêm cho một quán ăn để kiếm tiền trang trải cuộc sống do cậu giấu không dám cho bố mẹ biết là mình bị đình chỉ.

Với việc thuê người đi học hộ - thi hộ, sinh viên sẽ phải đối mặt với việc xử lý nặng nếu bị phát hiện, theo quy định của từng trường. Được biết, mức xử lý này không hề nhẹ. Tuy nhiên, do việc quản lý lỏng lẻo của các trường nên hiện nay có rất ít trường hợp học hộ - thi hộ bị phát hiện trong khi dịch vụ này vẫn đang nở rộ và phát triển.
Theo Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15-8-2007, tại Khoản 2, Điều 29 quy định rõ: "Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai".

Việc bỏ học, bỏ tiết diễn ra là không còn lạ đối với các sinh viên. Nhiều người còn đắn đo xem môn nào không quan trọng, thầy cô nào dễ tính... để bỏ học. Như vậy, dịch vụ học thuê, học hộ mới nở rộ là vậy. Việc sinh viên công khai việc học hộ, thi hộ trên mạng xã hội là một hiện trạng phản cảm. Sự gian dối trong học tập nếu trót lọt sẽ mang đến cho xã hội những tấm bằng vô giá trị, có được từ... học hộ, thi hộ.

Việt Anh
Báo mạng điện tử k32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN