Nơi tiếp lửa đam mê cho các trẻ em nghèo
(Sóng trẻ) - Anrê Mai Sen, môi trường học và hành miễn phí cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn
Tọa lạc tại địa chỉ số 56 Nguyễn Văn Lạc, phường 19, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Anrê Mai Sen được biết đến như một trung tâm nhà hàng – khách sạn mang phong cách kết hợp Á – Âu với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình phục vụ khách hàng vô cùng chu đáo. Nhưng ít ai biết rằng, nhà hàng kiêm trung tâm đào tạo việc làm này còn là nơi hỗ trợ cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn được hưởng một nền giáo dục toàn diện trong kinh doanh nhà hàng khách sạn hoàn toàn miễn phí.
Các học viên và thầy Nguyễn Văn Hội
Được thành lập vào năm 2013, Anrê Mai Sen là đứa con tinh thần cùa một Việt kiều Đức tên là Nguyễn Văn Hội (hay còn được gọi là Francis Văn Hội) , sinh năm 1952, với 40 năm sinh sống và làm việc trong ngành kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Đức. Hiểu rõ du lịch đang trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển quan trọng và nhanh nhất tại Việt Nam, mang sứ mệnh như là lời giải cho bài toán thoát nghèo, thông qua giáo dục nghề nghiệp, giúp các gia đình cải thiện cuộc sống.
Người thành lập Anrê Mai Sen – Nguyễn Văn Hội
Anrê Mai Sen đặc biệt ở chỗ, chỉ nhận đào tạo học viên có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đi học vì thế trong quá trình giảng dạy, các giảng viên tại đây đã gặp không ít những trở ngại. Bởi các học viên đều xuất thân từ những gia đình nghèo, khi các em thiếu thốn rất nhiều thứ, thêm vào đó là việc tiếp cận với một nên giáo dục mới đến từ Châu Âu, tiếp xúc với các giáo viên nước nài, với rào cản về ngôn ngữ, khoảng cách tâm lý…tạo thành những bỡ ngỡ, rụt rè, ngại mở lòng với mọi người. Dường như tất cả những điều đó đều là khó khăn chung của các giảng viên tại đây khi bước đầu quá trình giảng dạy các em.
Nói về những khó khăn trong quá trình giảng dạy, thầy Nguyễn Văn Hội – người sáng lập trung tâm An rê Mai Sen cho biết: “Rất nhiều khó khan, thứ nhất các bạn ở trong một môi trường nghèo, ăn uống rất kham khổ, khi đưa các bạn vào môi trường quốc tế rất nhiều đồ ăn. Từ mùi vị, màu sắc các bạn chưa biết gì hết. Cả đời còn uống nước trà thì cho các con uống rược đỏ, rược trắng các con đâu biết gì. Thứ hai là các bạn không biết nhân bản, chưa biết ước mơ, chưa có kĩ năng sống và nghiệp vụ…đều phải đổi mới các bạn.”
Mỗi ngày, học viên có 4 tiếng để học tiếng Anh, trong một tuần lễ, sẽ có hai ngày học lý thuyết - thực hành, bốn ngày thực tập hưởng lương học nghề ngay tại nhà hàng thuộc trung tâm. Giáo viên ở trung tâm, hầu hết là những giảng viên tình nguyện từ các nước như Anh, Mỹ, Đức.
Ông Rene Krause - giảng viên quản lý nhà hàng tại trung tâm chia sẻ: “Difficulities is maybe German students are too opened but VietNamese students are too closed mind, I had to take more times to make them trust me. In Germany, the teacher asks many questions, they students don’t afraid to give the wrong answers, but in Vietnam, the students don’t give me any answers because they afraid to give me the wrong answers”
Tạm dịch là: “Những khó khăn là thường thì có lẽ là học sinh ở Đức thì cởi mở hơn còn các sinh Việt Nam. Tôi phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục được họ tin tôi. ở Đức, giáo viên hỏi học sinh bất cứ câu hỏi nhưng học sinh không ngại trong việc đưa ra những câu trả lời dù nó có sai, nhưng ở Việt Nam, học sinh không dám đưa ra bất cứ câu trả lời nào bởi vì họ sợ câu trả lời đó sẽ sai.”
Điều đặc biệt hơn cả ở Anrê Mai Sen, tuy là một trường dạy nghề nhưng thay vì đào tạo theo khóa hay theo 18 tháng như các trường khác thì ở đây, đào tạo học viên trong vòng 3 năm, học viên được đào tạo để trở thành đầu bếp và người quản lý nhà hàng, được học theo chương trình kép, học và làm song song. Học viên sẽ được học lý thuyết trong khoảng thời gian từ 10-14 tuần sau đó thực hành tại doanh nghiệp, các nhà hàng, khách sạn trong thời gian tương tự như thế. Chu kỳ trên sẽ được lập lại liên tục như thế cho đến khi kết thúc khóa học trong thời gian 3 năm.
Những học viên đang trong quá trình thực hành và rèn luyện
Việc đào tạo tại trung tâm nhận được sự giám sát từ sở Công nghiệp và Thương mại Cộng hòa Liên Bang Đức, nài ra đây còn là đơn vị công nhận và cấp bằng cho các học viên sau khi tốt nghiệp.
Quả thật, sự thay đổi về môi trường sống, ngôn ngữ, học tập, sinh hoạt là những khó khăn mà tất cả các học viên tại đây đều gặp phải. Nhiều học viên học được nửa chừng thì bỏ dở vì lý do nếu đi học ở đây thì gia đình lại thiếu mất một trụ cột kinh tế, bố mẹ lại thêm vất vả. Chương trình học từ Cộng Hòa Liên Bang Đức với những điều luật, những kỹ thuật về quản lý nhà hàng khách sạn, và tất cả đều phải học bằng tiếng Anh. Nhưng dường như lòng nhiệt huyết, sự tận tình, ân cần của các giảng viên nơi đây, đặc biệt từ thầy Nguyễn Văn Hội đã trở thành động lực, khiến các bạn học viên không còn e ngại, lo lắng mà ngày càng một cố gắng hơn.
Vượt qua những rào cản về tinh thần, ngôn ngữ, rào cản kiến thức, đặc biệt là lòng biết ơn sự tận tình của những giảng viên, thầy cô giáo nơi đây, các bạn học viên đã ngày một trưởng thành tự mình biến những khó khăn thành những động lực để tiếp tục con đường thay đổi cuộc đời mình.
Anrê Mai Sen, cái tên đặc biệt mà ông Nguyễn Văn Hội đặt cho cơ sở “hai trong một” này chính là để tưởng nhớ người thầy dạy đáng kính của mình, vị linh mục dòng Don Bosco người Slovenia, luôn yêu thương và đồng hành cùng những người nghèo khó. Trung tâm nhận giảng dạy cho các em không phân biệt tôn giáo đến từ khắp các tỉnh thành nhưng phải tốt nghiệp lớp 12, gia đình thuộc hộ nghèo được sự xác nhận của địa phương, nhà trường hoặc giáo xứ. Dù tuổi đã cao, nhưng người sáng lập trung tâm, ông Nguyễn Văn Hội vẫn khẳng định:“Sứ mệnh của thầy là giúp người nghèo cho tới năm 75,76 tuổi. Nhưng khi đó nếu còn sức thì tôi sẽ còn cống hiến.”
Mang trong mình sứ mệnh cao cả, Anrê Mai Sen chính là điểm tựa cho những trẻ em nghèo, là nơi nuôi dưỡng ước mơ trở thành những đầu bếp, những quản lý nhà hàng, khách sạn tương lai. Đó cũng là nơi giúp các em có lý tưởng sống, có niềm đam mê, có thể tự tin bước vào đời, trở thành những công dân tốt, có ích cho gia đình, xã hội.
Cùng chuyên mục
Bình luận