Nón làng Chuông: Nét đẹp in dấu thời gia

(Sóng trẻ)- Nón làng Chuông từ xa xưa là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp và sự tỉ mỉ rất riêng mà không nón nơi đâu có được. Ngày nay tuy ít người dân nơi đây còn khâu nón, nhưng nghề nón vẫn được một số người lớn tuổi trong làng duy trì.


92c527b32_1.jpg
Đến làng Chuông, xã Phương Chung (Thanh oai) vào đúng ngày vừa kết thúc phiên chợ làng. Chúng tôi vào đến nhà ai cũng bảo vừa bán hết nón vì ở đây cứ khâu nón, rồi bán hết vào phiên chợ gần nhất. Giờ trong làng chẳng còn mấy người làm thợ khâu nón, nên khó khăn lắm mới tìm đến được nhà ông Tuy, một hộ gia đình có truyền thống làm nón lâu đời.
 

92c527b32_2.jpg
Nón làng Chuông trông đơn giản nhưng đòi hỏi rất công phu, tỉ mỉ khi làm ra nó. Vật liệu làm nón gồm lá, chỉ và khung nón. Khung nón được làm bằng tre ngâm kĩ, vừa dẻo lại vừa chắc chắn, gồm 16 vành. Đây được coi là công thức bắt buộc của nón Chuông. 
“ bàn tay xây lá, tay đưa kim
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”


92c527b32_3.jpg
Khác với nón Huế chỉ có một lớp lá mỏng, nón Chuông lại được tạo nên nhờ 3 lớp lá dày dặn. Bên trong là một lớp lá trắng, ở giữa là một lớp mo nứa dày dặn hơn có màu nâu và bên nài lại được lót thêm một lớp lá trắng để nón nhìn vừa đẹp, vừa chắc chắn mà lại bền.


92c527b32_4.jpg
Chất lượng của chiếc nón dựa vào bàn tay khéo léo và sự tỉ mỉ của người thợ. Lá phải xếp ngay ngắn, đều không quá dày hay quá mỏng. Mỗi đường kim mũi chỉ phải khâu thật gọn gàng sát với vành khuôn, đều và thật dày dặn. Thợ nón phải đảm bảo được cả hai yếu tố trên thì mới có thể cho ra được một chiếc nón đẹp mà bền với mưa nắng.


92c527b32_5.jpg
Lá dùng để làm nón là lá cây Kè, được chuyển từ trong miền trung ra. Chị Hà – một người dân vừa chọn lá vừa vui vẻ nói:“Mỗi khi xe lá về đến đầu làng, chúng tôi lại cùng nhau ra chọn lá, phải chọn được loại lá màu sáng và xanh đều thì nón mới đẹp”.


42c94b488_6.jpg
Lá sau khi mua về sẽ được vò trong cát cho mềm. Người vò lá phải khoẻ, hai chân phải dận thật nhanh và đều thì lá mới tơi mà không bị nát. Sau đó lá được cho vào máy quay cho tơi rồi đem tước xếp gọn bó thành từng bó nhỏ vừa người ôm.


42c94b488_7.jpg
Người dân nơi đây chia sẻ: “Lá sau vò phải được đem phơi khoảng hai, ba nắng. khi phơi muốn lá đẹp và trắng đều thì phải tỉ mỉ xếp từng nhánh một chứ không được chất đống,  không được nắng lá sẽ lên màu không đẹp. Sau đó đem sấy thêm bằng bếp củi, bếp lửa để lá khô dần mà không bị giòn, nếu muốn lá trắng hơn phải hun một lần nữa qua diêm sinh”. Lá sau khi khô, sẽ được bó thành từng bỏ nhỏ đem bán với giá 10.000 đồng/bó.


42c94b488_8.jpg
Người dân nơi đây từ nhỏ quen với nghề làm nón, giờ tuy ít người còn giữ nghề nhưng chiếc nón luôn là vật dụng theo chân họ khi đi chợ, đi đồng hay làm những công việc thường ngày.


42c94b488_9.jpg
Theo thời gian và nhu cầu sử dụng mà nón làng Chuông ngày càng trở nên đa dạng về mẫu mã, nhiều chiếc nón bọc gấm, thêu hoa. . . đủ loại kích thước từ to nhỏ được ra đời. Tuỳ vào mục đích sử dụng dung để trang trí hay đội khi đi ra nài mà người mua có thể lựa chọn cho mình một chiếc nón phù hợp.
Ông Tuy, người dành cả cuộc đời mình cho nghề nón vui vẻ:“Từ lâu tôi mong muốn làm ra một chiếc nón, trên chiếc nón có một đầm sen biểu tượng của Việt Nam, phía trên là một đôi chim bồ câu thể hiện cho hoà bình, vì chẳng ở đâu trên thế giới có chiếc nón lá đẹp như nước ta. Tôi còn khâu nón, là để truyền lại cho con cháu cái nghề của cha ông, chứ giờ thế hệ chúng tôi mà bỏ thì nón làng Chuông vài chục năm sau ai còn biết đến”.
Cao La

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN