Ổn định giá - cần những giải pháp lâu dài
(Sóng Trẻ) - Thời điểm hiện tại, giá các mặt hàng thiết yếu đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên để chủ động kiểm soát giá cả thị trường cần tăng cường những biện pháp ổn định giá mang tính lâu dài.
Giá thực phẩm đua nhau hạ nhiệt
Thời gian gần đây, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, giá hầu hết các mặt hàng thiết yếu đã bắt đầu giảm, đặc biệt là các loại rau củ, quả.
Tại chợ đầu mối Dịch Vọng Hậu, giá các loại rau củ giảm khá mạnh, trung bình từ 20-30%. Một bó rau muống chỉ còn 3.000 – 3.500 đồng, cải bắp 7.000 đồng/kg, cà chua 10.000 đồng/kg, su su 4.000 đồng/kg,… Tại các chợ Mỹ Đình, Cổ Nhuế… giá các loại thực phẩm xanh cũng giảm 10-30%.
Bên cạnh rau xanh, giá các loại thịt cũng đang hạ nhiệt. So với mấy tháng đầu năm, giá thịt lợn bán lẻ tại các chợ giảm từ 10-20%. Trung bình, một cân thịt thăn có giá khoảng 135.500 đồng, thịt ba chỉ 100.000đồng/kg, nạc vai là 110.000 – 120.000đồng/kg… Giá thịt lợn giảm khiến lượng tiêu thụ mạnh hơn trước.
Giá thịt gia cầm cũng giảm nhiệt. Giá gà thịt chỉ còn 42.000 đồng/kg. Trứng gà ta có giá 32.000 – 35.000 đồng/chục, gà công nghiệp dao động từ 25.000 – 25.500 đồng/chục, trứng vịt giảm nhẹ còn 25.000 – 30.500 đồng/chục.
Giá các loại rau củ, quả đều giảm nhiệt
Giá nhiều loại hàng hóa tại Hà Nội hạ nhiệt một phần ảnh hưởng do quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu từ tháng 8 của Liên Bộ Tài chính – Công thương. Bên cạnh đó, nguồn cung ổn định cũng là lý do khiến giá thực phẩm giảm.
Một số tiểu thương cho biết thời tiết thuận lợi nên các loại rau củ phát triển nhanh, tạo nguồn cung dồi dào hơn. Theo bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Giám đốc Công ty Minh Hiền, từ tháng 9 nguồn cung thịt lợn không còn “khan” như trước là lý do khiến giá thịt giảm.
Tăng cường biện pháp bình ổn giá
Giá nhiều loại hàng hóa đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, theo Cục quản lý giá, việc giá cả hạ nhiệt chỉ mang tính tạm thời, nếu không có những biện pháp kiềm chế áp lực tăng giá thích hợp thì giá có thể lại tăng, thậm chí sốt giá ở một số mặt hàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, để kiểm soát giá cả hàng hóa, bên cạnh việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, các ngành chức năng cần tập trung giải quyết tận gốc nguyên nhân gây tăng giá.
Với những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm… cần có kế hoạch bảo đảm nguồn cung lâu dài, giải quyết dứt điểm nạn đầu cơ. Đồng thời thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ổn định giá vàng và nại tệ, giải tỏa tâm lý “sợ” đồng tiền mất giá của người dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần dự trữ lưu thông các mặt hàng thiết yếu, cân đối cung cầu, kiểm soát chặt chẽ ngân sách, từ chối các khoản chi tiêu không hợp lý…
Cần kiểm soát việc tăng giá hàng hóa ồ ạt, tránh tình trạng “té nước theo mưa”. Đặc biệt, phải xem xét kỹ quyết định tăng giá xăng, điện bởi việc tăng giá hai mặt hàng này là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn giá. Bên cạnh đó nên tăng cường các điểm bán hàng bình ổn giá có sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác quản lý giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đưa tin thất thiệt, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và kích thích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Giá thực phẩm đua nhau hạ nhiệt
Thời gian gần đây, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, giá hầu hết các mặt hàng thiết yếu đã bắt đầu giảm, đặc biệt là các loại rau củ, quả.
Tại chợ đầu mối Dịch Vọng Hậu, giá các loại rau củ giảm khá mạnh, trung bình từ 20-30%. Một bó rau muống chỉ còn 3.000 – 3.500 đồng, cải bắp 7.000 đồng/kg, cà chua 10.000 đồng/kg, su su 4.000 đồng/kg,… Tại các chợ Mỹ Đình, Cổ Nhuế… giá các loại thực phẩm xanh cũng giảm 10-30%.
Bên cạnh rau xanh, giá các loại thịt cũng đang hạ nhiệt. So với mấy tháng đầu năm, giá thịt lợn bán lẻ tại các chợ giảm từ 10-20%. Trung bình, một cân thịt thăn có giá khoảng 135.500 đồng, thịt ba chỉ 100.000đồng/kg, nạc vai là 110.000 – 120.000đồng/kg… Giá thịt lợn giảm khiến lượng tiêu thụ mạnh hơn trước.
Giá thịt gia cầm cũng giảm nhiệt. Giá gà thịt chỉ còn 42.000 đồng/kg. Trứng gà ta có giá 32.000 – 35.000 đồng/chục, gà công nghiệp dao động từ 25.000 – 25.500 đồng/chục, trứng vịt giảm nhẹ còn 25.000 – 30.500 đồng/chục.
Giá các loại rau củ, quả đều giảm nhiệt
Giá nhiều loại hàng hóa tại Hà Nội hạ nhiệt một phần ảnh hưởng do quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu từ tháng 8 của Liên Bộ Tài chính – Công thương. Bên cạnh đó, nguồn cung ổn định cũng là lý do khiến giá thực phẩm giảm.
Một số tiểu thương cho biết thời tiết thuận lợi nên các loại rau củ phát triển nhanh, tạo nguồn cung dồi dào hơn. Theo bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Giám đốc Công ty Minh Hiền, từ tháng 9 nguồn cung thịt lợn không còn “khan” như trước là lý do khiến giá thịt giảm.
Tăng cường biện pháp bình ổn giá
Giá nhiều loại hàng hóa đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, theo Cục quản lý giá, việc giá cả hạ nhiệt chỉ mang tính tạm thời, nếu không có những biện pháp kiềm chế áp lực tăng giá thích hợp thì giá có thể lại tăng, thậm chí sốt giá ở một số mặt hàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, để kiểm soát giá cả hàng hóa, bên cạnh việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, các ngành chức năng cần tập trung giải quyết tận gốc nguyên nhân gây tăng giá.
Với những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm… cần có kế hoạch bảo đảm nguồn cung lâu dài, giải quyết dứt điểm nạn đầu cơ. Đồng thời thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm ổn định giá vàng và nại tệ, giải tỏa tâm lý “sợ” đồng tiền mất giá của người dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần dự trữ lưu thông các mặt hàng thiết yếu, cân đối cung cầu, kiểm soát chặt chẽ ngân sách, từ chối các khoản chi tiêu không hợp lý…
Cần kiểm soát việc tăng giá hàng hóa ồ ạt, tránh tình trạng “té nước theo mưa”. Đặc biệt, phải xem xét kỹ quyết định tăng giá xăng, điện bởi việc tăng giá hai mặt hàng này là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn giá. Bên cạnh đó nên tăng cường các điểm bán hàng bình ổn giá có sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác quản lý giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đưa tin thất thiệt, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và kích thích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tuấn Anh, Ánh Nguyệt, Phạm Lài, Hương Trang, Nguyễn Nga
Báo mạng điện tử K28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận