Ông Ngô Văn Mão - người "tìm đường ra" cho nông sản quê hương
(Sóng Trẻ) - Sau một nhiều vụ mùa sản xuất nông sản không có nơi tiêu thụ, ông Ngô Văn Mão (Nam Định) đã quyết tâm đứng lên "tìm đường ra" cho nông nghiệp quê hương.
Từ nông dân nghèo đi lên
Ông Ngô Văn Mão sinh năm 1957, quê ở thôn Bái - Nam Dương - Nam Định xuất thân là một nông dân nghèo. Từ năm 1990, hai vợ chồng ông luôn cần cù, chịu khó gieo cấy kiếm thu nhập cho cuộc sống gia đình. Mùa nào thức nấy, ông cùng bà con gieo cấy các loại rau, củ phù hợp. Tuy nhiên, khi thu hoạch, rau củ tươi nn mà không bán được, cho người trong xóm, trong làng cũng không ai lấy bởi nhà nào cũng có.
Khoai tây sau khi thu mua của nông dân
Ông Mão không phải là người duy nhất gặp hoàn cảnh như vậy. Hầu như tất cả người dân thôn Bái - Nam Dương đều khó khăn trong quá trình tiêu thụ nông sản. Không bán được hàng dẫn tới không có nguồn thu ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của họ.
Ông Mão lao động trên ruộng
Ông Mão chia sẻ: "Mùa đông năm 1992, tôi và vợ thu hoạch khoai tây về chất đầy nhà. Hàng ngày vợ tôi mang đi chợ bán nhưng chỉ được rất ít. Nhìn những đống khoai tây để đầy góc nhà đang héo dần, tôi chợt nghĩ: Tại sao mình không vận chuyển sang các khu vực khác để bán".
Nghĩ là làm, ban đầu mô hình của ông rất nhỏ, chỉ mang khoai của nhà sang xã Nam Giang - Nam Trực để bán. Nhận thấy nhu cầu ở các xã làm Công nghiệp lớn hơn, ông tiếp tục thu mua của bà con lối xóm mang đi bán. Dần dần, mô hình của ông được mở rộng hơn. Ông thu mua trong làng, trong xóm rồi thu mua cả ở những xã khác để bán cho các tỉnh khác xung quanh. Đến nay, nài xuất ra các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, thì ông còn xuất sang cả các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan,…
"Trong các vụ mùa, rau củ nhà tôi chuyển mỗi ngày. Nhiều nhất là vụ khoai tây, có đêm chuyển 2 xe container 20 tấn. Còn các vụ rau như su hào, súp lơ 2 ngày 1 container chuyển đi. Năm 2015, tổng sản lượng khoai tây đã chuyển đi là 175 tấn, chủ yếu vào các nhà máy ép lấy dầu và sang Lào" - Bà Thụy vợ ông Mão chia sẻ.
Giúp nông dân yên tâm sản xuất
Không chỉ thu mua nông sản của nông dân sau vụ mùa, ông Mão còn khảo sát thị trường và lấy giống về cho dân trồng. Ông có niềm đam mê tìm ra những giống cây mới. Ông đã trồng thử rất nhiều loại cây, với mỗi loại ông sẽ nghiên cứu đầy đủ các đặc tính của nó. Ông ưu tiên những giống cây tốt, có hiệu quả năng xuất cao và có khả năng chống trọi bệnh tật tốt.
Bà Thụy (thứ 2) đang phân loại khoai tây
Đầu mùa ông sẽ cung cấp giống cho dân gieo cấy. Ông còn hướng dẫn tận tình cho từng người khi gieo trồng những giống cây mới. Ông chỉ họ cách gieo trồng, cách phòng chống sâu bệnh, cách tưới tiêu hiệu quả… Nhờ có ông, nhân dân yên tâm sản xuất vì đã không còn lo đến đầu ra của nông sản và công việc cũng bớt vất vả hơn.
Bà Lê Thị Hà (52 tuổi) chia sẻ: "Đầu vụ mùa, chúng tôi sẽ đến nhà ông Mão mua giống cây mới. Có những bà con không có tiền, ông sẽ Mão sẵn sàng bán chịu cho họ cho đến tận cuối mùa. Dân trong làng ai cũng yêu quý và cảm phục ông".
Dù không được học chuyên sâu về nông nghiệp, nhưng ông luôn trau dồi các kiến thức của mình qua sách báo, tivi. Ông có sự yêu thích đặc biệt với nghiên cứu nông nghiệp.
Ông Mão giúp dân xuất phát từ cái tâm của người lao động. Ông luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con thôn xóm khi họ cần. Ông nhận được nhiều giải thưởng của xã, của huyện về mô hình kinh doanh tốt. Ông bằng chia sẻ: "Làm việc bằng cái tâm thì sẽ thành công".
Nga Đoàn
Báo mạng K34
Cùng chuyên mục
Bình luận