PGS.TS Phạm Văn Tình: "Càng là người bản địa, càng phải chú ý sử dụng ngôn ngữ"

18h ngày 26/11/2021, Ban biên tập Sóng Trẻ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Chuẩn hóa ngôn ngữ trong dẫn chương trình truyền hình”.

Buổi tọa đàm diễn ra với sự có mặt của hai khách mời: PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Cố vấn chương trình Vua Tiếng Việt và MC Thành Phong - Quán quân Đường tới Cầu vồng 2020, Cựu Chủ nhiệm CLB AMC và hiện đang công tác tại Ban Thanh Thiếu Niên - VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam.

Sự tham gia của hai khách mời là những thông tin bổ ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành báo chí, đặc biệt là báo chí truyền hình.
Sự tham gia của hai khách mời mang tới nhiều thông tin bổ ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành báo chí, đặc biệt là báo chí truyền hình.

Theo các vị khách mời, như thế nào là “chuẩn” của ngôn ngữ? 

PGS.TS Phạm Văn Tình: Chuẩn ngôn ngữ là chuẩn với thói quen cộng đồng đang sử dụng, chuẩn về cách phát âm, cách phát âm theo vùng miền phát âm khác nhau. Chuẩn còn có nghĩa là phải viết đúng chính tả.

MC Thành Phong: Theo kinh nghiệm trong nghề MC của tôi, muốn dẫn hay thì cần dẫn đúng, trước khi nói về nội dung, cần phát âm tròn vành, rõ chữ, đúng chính tả. Cần vận dụng những thanh âm, ngữ âm đa dạng của tiếng Việt để mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả.

PGS.TS Phạm Văn Tình.
PGS.TS Phạm Văn Tình.

Sinh viên bắt đầu học Báo chí trau dồi vốn ngôn ngữ của mình như thế nào để phục vụ cho việc học tập và làm việc trong môi trường báo chí chuyên nghiệp?

PGS. TS Phạm Văn Tình: Vốn từ được hình thành với mỗi chúng ta ngay từ những năm đầu tiên bước chân vào môi trường học tập. Đối với sinh viên báo chí, ngay từ những năm năm đầu tiên cần phải trau dồi ngữ năng (tri thức của người nói), ngữ thi (việc sử dụng ngôn ngữ trong tình huống cụ thể). Không chỉ với riêng sinh viên báo chí mà với sinh viên nói chung đều  phải có vốn liếng bản ngữ đủ, sử dụng thuần thục, ngữ cảnh giao tiếp phù hợp, có cách xưng hô, liên quan đến vốn từ. Ngôn ngữ đòi hỏi trau dồi thực tế, học hỏi các kỹ năng. Càng là người bản ngữ càng cần phải chú ý sử dụng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, ngoại hình không chỉ là trang phục mà còn thể hiện qua thần thái để tạo cái chất riêng cho MC, tạo thu hút riêng cho người xem. 

MC Thành Phong: Sinh viên báo chí cần đọc sách, đọc báo thật nhiều, trau dồi đa dạng kiến thức về ngôn từ. Bạn có thể sử dụng các con số, tên riêng, câu châm ngôn… để tăng sức nặng cho câu nói. Ngoài ra có thể tham khảo từ trang cá nhân của người nổi tiếng. Cá nhân tôi hay đọc trang cá nhân của MC Kim Nguyên Bảo - người có tầm ảnh hưởng với nghề MC. Các bạn nên đọc thật nhiều, sau đó nâng độ khó lên để cải thiện vốn ngôn từ của mình.

MC Thành Phong
MC Thành Phong.

Để trở thành một người dẫn chương trình, các bạn sinh viên cần chuẩn bị những yếu tố gì?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Dẫn chương trình là một trong những nghề rất đặc biệt liên quan tới công tác truyền thông. Tất cả người dẫn chương trình đều tuân thủ theo một quy tắc của nhà đài đưa ra và phải có vốn liếng ngôn ngữ, văn hóa, kinh nghiệm giao tiếp, xưng hô phù hợp. Người dẫn chương trình phải đọc được hoàn cảnh giao tiếp. Ngoại hình không chỉ là trang phục, ngoại hình còn thể hiện qua thần thái để tạo chất riêng cho mình nhằm có sức thu hút riêng cho người xem.

MC Thành Phong: Nếu muốn theo đuổi nghề MC, chắc chắn bạn cần quan tâm đến phong thái. Phải “đẹp", chỉnh chu, đĩnh đạc và hợp với chương trình. Những người dẫn chương trình cần kỹ năng tư duy biên tập, truyền tải thông điệp của chương trình đến với khán giả, luôn có sự chuẩn bị, kiến thức đa dạng để chinh phục nhiều đối tượng người nghe. Giọng nói cần truyền cảm, cùng thần thái phù hợp, để bổ trợ cho ngôn ngữ, tạo cho khán giả cảm xúc về cả phần nghe và nhìn. 

MC Thành Phong đã gặp sự cố gì về ngôn ngữ trong quá trình đi dẫn chương trình chưa? MC đã xử lý sự cố đó như thế nào?

MC Thành Phong: Vào năm 2016 khi mới bước vào nghề dẫn, tôi thường xuyên gặp phải những lỗi rất lớn đối với một MC: lỗi lặp từ. Sau đó tôi đã phải sửa bằng cách luyện tập phản xạ, gọi tên đồ vật bằng nhiều tên khác nhau. Ví dụ như Hàn Quốc là Xứ sở Kim Chi, HLV Park Hang Seo là vị HLV đội tuyển quốc gia Việt Nam, vị HLV khó tính nhưng giàu tình cảm... Trải qua thời gian tập luyện vốn từ của bản thân tăng lên và lỗi đó được cải thiện.

MC Thành Phong chia sẻ về cách để vượt qua những khó khăn gặp phải khi mới vào nghề MC và cách để khắc phục triệt để.
MC Thành Phong chia sẻ về cách để vượt qua những khó khăn gặp phải khi mới vào nghề MC và cách để khắc phục triệt để.

Là cố vấn chuyên môn cho chương trình Vua Tiếng Việt, theo PGS.TS Phạm Văn Tình thì đâu là yếu tố làm cho chương trình này trở nên nổi tiếng, được cả các bạn trẻ của rất đón nhận như vậy?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Đây là sân chơi cho những người yêu tiếng Việt, nhưng không hạn chế  những người chơi ngoại quốc, biết tiếng Việt tham gia. Người chơi tham gia phải trả lời những câu hỏi theo nhiều hướng khác nhau nhưng sự hấp dẫn đây là gameshow đưa người chơi vào cuộc, vừa là người chơi, trọng tài và ban giám khảo. Đồng thời, người chơi làm bài test để kiểm tra vốn tiếng Việt của mình. Mình sử dụng các kiến thức về vốn từ đang có để tham gia cuộc chơi và bị giới hạn thời gian trong 30s để trả lời các câu hỏi. Chương trình trở nên hấp dẫn vì vừa quen thuộc, vừa bất ngờ, thử trực giác về ngôn ngữ học. Tuy nhiên nhiều người có kiến thức nhưng chưa chắc đạt được yêu cầu, cần có phản xạ ngôn ngữ của bản thân. 

PGS.TS Phạm Văn Tình chia sẻ về những câu chuyện hậu trường trong vai trò cố vấn của gameshow
PGS.TS Phạm Văn Tình chia sẻ về những câu chuyện hậu trường trong vai trò cố vấn của gameshow "Vua tiếng Việt".

Anh có thể chia sẻ những cách để dẫn các chương trình dành riêng cho giới trẻ? 

MC Thành Phong: Với tôi, đặt mình vào hoàn cảnh, chủ đề cụ thể của chương trình là chìa khoá. MC cũng có thể linh hoạt bắt “trend” theo ngôn ngữ của giới trẻ một cách phù hợp như: “nhìn sang trái", “enjoy cái moment này"... khiến khán giả và chương trình có năng lượng tích cực, vui vẻ. Đồng thời, ngôn ngữ hình thể cũng rất quan trọng. Hòa mình vào không gian của hoàn cảnh dẫn và để ý từng cử chỉ đơn giản như nụ cười hay cái nhún vai… Những hành động đó tuy nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn.

Các sinh viên theo học khối ngành nghiệp vụ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều được đào tạo qua các tín chỉ liên quan đến ngôn ngữ. Ví dụ như: Tiếng Việt thực hành, Ngôn ngữ học và tiếng Việt hay Ngôn ngữ Báo Chí... Từ đó cũng có thể thấy được mức độ quan tâm về mặt chuẩn hóa ngôn ngữ của các nhà trường khi đào tạo sinh viên Báo chí. Vậy qua những thông tin trên, thì PGS. TS Phạm Văn Tình nghĩ sao về việc chuẩn hóa ngôn ngữ cho sinh viên? Đặc biệt là sinh viên khối ngành Báo chí - Truyền thông? 

PGS.TS Phạm Văn Tình: Mỗi lĩnh vực cần chuẩn những cái khác nhau, báo chí là lĩnh vực truyền thông đặc biệt. Ngôn ngữ báo chí hình thành trên ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ cần phải ngắn gọn, truyền tải nhanh và cập nhật thường xuyên. Muốn hay phải học, ngôn ngữ báo chí cần sự trau dồi hàng ngày, hàng giờ, phải lắng nghe, giao tiếp, học hỏi người khác.

Là một cựu sinh viên trường Báo, đồng thời là cựu chủ nhiệm CLB AMC ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường như vậy có giúp ích gì cho MC Thành Phong trong quá trình công tác với cương vị MC sau này?

MC Thành Phong: Là một cựu sinh viên trường Báo, đồng thời là cựu chủ nhiệm CLB AMC ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình công tác với cương vị MC sau này. Những trải nghiệm qua các môn học, sự kiện, mang lại những góc nhìn khác nhau, các kiến thức về ngôn từ phong phú. Ngay cả việc học PR cũng cho tôi hiểu thêm về insight khách hàng hay kiến thức đặc thù ngành khác… những môn học đó mang lại nhiều kiến thức đa dạng, vốn từ ngữ phong phú để phục vụ cho nghề dẫn. 

Hiện nay có khá nhiều các trang tin điện tử thường chêm xen các từ ngoại lai như “Soái ca”, “Hot boy", "Hot girl”, các khách mời có thể bình luận thêm về tình trạng này được không?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Chúng ta đang sống thời đại hội nhập, hiện nay tiếng Việt đang dùng từ Hán Việt khá nhiều, có một số trường hợp cần sử dụng tiếng Anh để có thể trọn nghĩa và tóm gọn lại. Có một số trường hợp nói tiếng nước ngoài nó sẽ thích hợp hơn tùy theo vào từng ngữ cảnh của câu chuyện.

Ngoài các từ ngữ ngoại lai, còn các từ mang nghĩa ẩn ý như “ trà xanh”, “em gái mưa”,“tuesday - người thứ ba”… đang dần xuất hiện trên các trang thông tin điện tử nhằm giật tít câu view? Các khách mời tiếp tục chia sẻ thêm về dạng ngôn ngữ này được không?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống giao tiếp khác nhau. Trong một số trường hợp ta có thể sử dụng những từ ngữ khác nhau. Chúng ta cần tìm hiểu lý do vì sao giới trẻ lại sử dụng những từ ngữ như vậy, họ sử dụng là do vui hay chưa thực sự hiểu ý nghĩa của nó.

MC Thành Phong: Ngôn từ luôn có sự trong sáng nhất định, còn ý nghĩa của nó thế nào phụ thuộc vào ý đồ của người sử dụng nó. Những từ như “nàng thơ”, “trà xanh” nghe không đúng chuẩn vì nó thường được sử dụng với ý đồ không được tốt cho lắm. Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, sự liên tưởng là một thứ rất quan trọng và nhờ những câu nói “trendy” đó giúp cho những người dẫn chương trình như chúng tôi có thể thỏa sức sáng tạo, tạo điểm nhấn và thu hút khán giả nếu những từ ngữ đó không công kích một cá nhân nào hay với mục đích xấu.

Nói về người dẫn chương trình, chúng ta không thể không nhắc đến vấn đề Ngoại ngữ, vậy kỹ năng Ngoại Ngữ có quan trọng trong dẫn chương trình truyền hình không? Việc thông thạo thêm ngôn ngữ thứ 2 có lợi ích gì?

MC Thành Phong: Kiến thức là điều rất quan trọng đối với một MC. Bản tin bằng tiếng Việt nhưng sẽ có những từ tiếng Anh. Việc biết ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp người MC nói được đúng ngữ điệu của ngôn ngữ thứ hai. Qua quá trình luyện tập, người cầm mic sẽ đa dạng phong cách và khẳng định được cá tính. Nhưng không được lạm dụng quá nhiều ngôn ngữ khác, sử dụng cân bằng và phải giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Theo tôi, người cầm mic phải giỏi tiếng Việt, không cần giỏi nhưng phải biết tiếng Anh.

Tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi rất nhiều trong cách thức tổ chức các chương trình truyền hình. Vậy theo hai vị khách mời, việc các chương trình phải tổ chức online như vậy có ảnh hưởng đến chất lượng các chương trình truyền hình không?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Chúng ta cần làm quen trạng thái bình thường mới, luôn phải tuân thủ 5K, an toàn luôn là trên hết. Việc tổ chức các chương trình online là làm quen trạng thái bình thường mới, theo tôi là đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, một người thông minh sẽ chọn được cách ứng xử thích hợp trong mọi hoàn cảnh.

MC Thành Phong: Tôi yêu nguồn năng lượng mà khán giả đem lại nên tôi rất ghét khi phải dẫn tại một sân khấu phía dưới không có khán giả. Tôi nhớ về một câu nói “Một chiếc chong chóng dù có làm bằng sắt thì cũng sẽ gãy trong giông bão nếu như nó không hiểu được giá trị của việc nương theo chiều gió”. Dịch COVID-19 là một cơn bão và chúng ta sản xuất chương trình trực tuyến là cách nương theo chiều gió. Chúng ta đã tạo ra những chương trình đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cho nó. Tôi đã từng có một trải nghiệm khá là thú vị khi được kết nối trực tiếp ở trên Bản tin Thế hệ số của VTV6 với những tình nguyện viên đang có mặt tại địa điểm chống dịch, khi đó các bạn ấy đang mặc những bộ đồ bảo hộ và vẫn đang làm việc, điện thoại là phương tiện duy nhất để chúng tôi có thể kết nối được với nhau cũng được bọc trong lớp bảo vệ nên chất lượng hình ảnh, tín hiệu, âm thanh không được tốt. Chúng tôi đang dần làm quen để sản xuất những chương trình trực tuyến, người dẫn chương trình phải hòa mình vào không khí với những bình luận của khán giả gửi về chương trình cho dù họ có ở đó hay không trong thời đại bình thường mới như thế này.

Trước khi kết thúc tọa đàm, PGS.TS Phạm Văn Tình thân tặng các độc giả bài thơ "TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG MÌNH TRẺ LẠI TRƯỚC MÙA XUÂN" với thông điệp: Tiếng Việt là văn hóa của chúng ta đã có từ bao đời nay, giữ gìn Tiếng Việt cũng giống như gìn giữ văn hóa truyền thống cha ông để lại.                                                                                                      

Tọa đàm kết thúc.

BTC tặng hoa cảm ơn hai vị khách mời đã tham gia toạ đàm.
BTC tặng hoa cảm ơn hai vị khách mời đã tham gia toạ đàm.

Trang tin điện tử Sóng Trẻ chân thành cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi, tương tác với buổi tọa đàm trực tuyến. Kính mong quý độc giả tiếp tục đón nhận các tác phẩm tiếp theo trên trang tin Sóng Trẻ và gửi phản hồi về hòm thư góp ý của trang tin: [email protected].

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN