Phát thanh trực tiếp - động lực mới của phát thanh hiện đại


(Sóng Trẻ) - Đặc điểm cơ bản để phân biệt phương thức sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp so với phương thức sản xuất của phát thanh truyền thống là: quá trình sản xuất chương trình diễn ra đồng thời với thời gian mà chương trình đó được phát sóng.

1. Về sự hình thành và phát triển

8dd4ac1ce_525.jpgChúng ta biết rằng với phương thức sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ truyền thống, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên làm việc hầu như độc lập với nhau. Các phóng viên đi viết tin bài về chỉ cần nộp băng và văn bản là coi như cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ. Các tin, bài, băng âm thanh đó sẽ được những người làm công tác biên tập cắt gọt, sửa chữa, dựng chương trình để cho các phát thanh viên đọc, thu băng hoàn chỉnh để đến giờ thì đem băng ra phát sóng.

Trong phát thanh truyền thống, kết cấu và nội dung của chương trình thường chặt chẽ do đã có nhiều thời gian để lựa chọn, sửa chữa. Người thể hiện chương trình chủ yếu là phát thanh viên chuyên nghiệp nên ít có những sai sót. Đó là những ưu điểm chủ yếu. Tuy nhiên, phương thức này cũng bộc lộ nhiều nhược điểm mag trong đó nhược điểm nổi bật nhất là ở chỗ: thông tin phải qua nhiều khâu, xử lý mất nhiều thời gian, do đó khi đến được với người nghe thì đã cũ, đã mất đi tính thời sự (vốn được coi là ưu thế quan trọng nhất của loại hình phát thanh).

Bên cạnh đó, do các chương trình được cắt gọt, trau chuốt kỹ càng nên có khi lại làm mất đi sự sinh động, cuốn hút khiến người nghe có cảm giác thiếu chân thực. Điều này còn có nguyên do là người trình bày thông tin (phát thanh viên) không phải là người đã trực tiếp chứng kiến sự kiện như các phóng viên.

Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp (viết tắt: PTTT) đã xuất phát từ chính những nhu cầu tự đổi mới của chính loại hình phát thanh. Ở các nước có kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, hình thức PTTT đã manh nha từ những năm  30 của thế kỷ trước. Trong những “sự kiện phát thanh” của thế kỷ XX, PTTT đã được ghi nhận từ năm 1936 khi Đài BBC tường thuật vụ cháy “Lâu đài pha lê” Crystal Place tại Luân Đôn (Anh) với những “lời bình trực tiếp tại chỗ cùng với tiếng động xung quanh”.[1] Chương trình tường thuật trực tiếp nổi tiếng đó đã đi vào sách giáo khoa phát thanh của nhiều nước trên thế giới.

Từ thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đến nay, thực tiễn và lý luận phát thanh đều quan tâm đến những hình thức “thông tin tức thì” và phương thức thực hiện các chương trình PTTT đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở các đài phát thanh trên thế giới, nhất là tại các nước phát triển. Đài phát thanh RTL (Pháp) phát ngay các thông tin mới nhận được mà không cần phải chờ đến bản tin phát theo những giờ giấc đã định trước. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để một tin có thể đưa ngay “tức thì” là mức độ quan tâm mà thính giả sẽ dành cho nó. Ông Philip Labro - giám đốc của đài rất tự hào về sáng kiến này và cho rằng giá trị của đài RTL dựa vào những nguyên tắc cơ bản, không thay đổi là: tính tranh thủ thời gian, rất nhanh, rất nhạy, tính trực tiếp, tính gần gũi người nghe đài, nhiệt tình và tính đa dạng…

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin toàn cầu như hiện nay, phương thức sản xuất các chương trình PTTT chính là giải pháp tối ưu cho phát thanh hiện đại không chỉ riêng ở Việt Nam. “Đài phát thanh quốc gia Austraylia hiện có 7 kênh phát thanh (trong đó có các kênh đưa tin tức, kênh tin địa phương, nhạc cổ điển, nhạc dành cho tuổi trẻ, đài đối nại…). Đài phát thanh Trung ương Trung Quốc hiện có 9 hệ phát thanh, trong đó có các hệ Thời sự chính trị, hệ “Tiếng nói kinh tế”, hệ “Tiếng nói âm nhạc”, “Tiếng nói đô thị”… Đài BBC (nằm trong hệ thống phát thanh tại Liên hiệp Anh) cũng có rất nhiều kênh phục vụ các đối tượng khác nhau, ví dụ:BBC radio 1 chuyên phát nhạc Rock và nhạc Pop cho thính giả dưới 25 tuổi; BBC radio 2 chuyên cho thính giả trên 50 tuổi; BBC radio 3 chuyên phát nhạc cổ điển; BBC radio 4 chuyên về tin tức thời sự; BBC radio 5 chỉ chuyên các chương trình trực tiếp. Đài phát thanh Thụy Điển có tới 32 kênh khác nhau, trong đó kênh 1 cũng phát các chương trình Thời sự - chính trị với nhiều bản tin và phóng sự”.[2]

Nhìn chung, các đài phát thanh ở các nước Anh, Mỹ, Pháp, Canađa, Đức, Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Xanh-ga-po… “đều có bản tin ngắn dưới 5 phút, phát xen kẽ giữa các chương trình phát thanh để kịp thời truyền ngay những thông tin mới nhất đến công chúng. Nhiều đài phát thanh dành hẳn hệ chương trình phát 24/24 giờ tin tức (xen kẽ là âm nhạc)”.[3]  Đài 5 Live (nằm trong mạng lưới của đài BBC, nước Anh) là một đài PTTT, chuyên phát những tin tức thể thao 24/24 giờ trên các sóng trung, đã thu hút hàng chục triệu thính giả; Đài France - Info (Pháp) cũng là đài phát thanh phát trực tiếp 24/24 giờ với đặc điểm nổi bật là thông tin rất nhanh và đầy đủ vào bất cứ lúc nào trong ngày. Trong các chương trình của đài này, cứ sau 30 phút lại có một bản tin mới và giữa các bản tin có xen kẽ tường thuật hoặc các chuyên đề ngắn gọn về các vấn đề: thị trường chứng khoán, khí tượng thuỷ văn, sức khỏe, tiêu dùng, điện ảnh, khoa học, làm vườn, văn học v.v.

Ở các nước phát triển, người ta coi phát thanh là phương tiện truyền thanh có mối quan hệ tình cảm rất mạnh đối với từng cá nhân bạn nghe đài. Phương thức PTTT tạo ra cơ hội để thính giả có thể trực tiếp nói về những điều họ quan tâm chứ không chỉ bắt họ nghe những điều mà những người làm chương trình muốn nói. Theo kinh nghiệm của Đài phát thanh ABC (Austraylia), “những thính giả gọi điện trực tiếp vào phòng gắn với cuộc giao lưu  với một nhu cầu riêng của họ (hy vọng, khát vọng, nhu cầu, tình cảm…). Do vậy buổi giao lưu phải thực sự đáp ứng được nhu cầu của thính giả”.[4]

Hệ Thời sự - Tổng hợp của Đài Tiếng nói Nhân dân Trung Quốc hiện nay đang phát sóng 21,5 tiếng đồng hồ mỗi ngày, được chia thành từng cụm 3 tiếng đồng hồ, có người dẫn. Trong hệ này, tin tức chiếm 60 - 70% tổng thời lượng. Nài các bản tin đã được thu trước để phát vào đầu giờ và giữa giờ, những tin nóng mới về (có thể do phóng viên đọc qua điện thoại) sẽ được phát trực tiếp xen kẽ vào bất cứ thời điểm nào của chương trình. Nài ra, người dẫn hệ phải liên tục vào mạng để đọc các tin nhắn của thính giả để quyết định giao lưu với thính giả nào, ở đâu và vào lúc nào? Phong cách nổi bật của những người dẫn hệ phát thanh này là luôn luôn tươi cười để âm sắc của lời nói sống động, gần gũi với thính giả…

2. Tình hình nghiên cứu và những quan niệm về phát thanh trực tiếp

2.1. Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, Đài TNVN đã có các tài liệu: Hướng dẫn nghiệp vụ phát thanh - Truyền thanh nông thôn của Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ phát thanh, Đài TNVN (VOVTC) và Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp đã đề cập đến nhiều khía cạnh của phương thức PTTT, trong đó tập trung vào việc trình bày, hướng dẫn về những kinh nghiệm, kỹ năng cụ thể trong khi thực hiện các chương trình. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ chú trọng vào việc hướng dẫn các kỹ năng và các thao tác thực hiện chương trình chứ không chú trọng tổng kết thành những vấn đề lý luận có tính khái quát, gắn liền với thực tiễn của đời sống phát thanh ở Việt Nam. Các khoá học về PTTT do các chuyên gia của Tổ chức Sida (tên viết tắt của Tổ chức Swedish International Development Authority của Thụy Điển) triển khai tại các đài phát thanh địa phương nước ta cũng được thực hiện theo phương thức nặng về thực hành chứ ít chú ý đến lý luận, nên mặc dù rất có hiệu quả trong việc hướng dẫn làm chương trình cụ thể, nhưng lại khó áp dụng trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Một số cuộc thảo luận, trao đổi nghiệp vụ tại Đài TNVN trong những năm qua cũng chỉ có tính chất rút kinh nghiệm nội bộ cho những người đang trực tiếp tham gia sản xuất các chương trình PTTT thuộc các Phòng, Ban của Đài hơn là đề xuất thành những luận điểm lý thuyết.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, năm 2002, một nhóm tác giả ở Đài TNVN và Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã hoàn thành cuốn sách Báo phát thanh (do NXB Văn hóa - Thông tin ấn hành). Trong đó, Chương XIX  (tác giả: Lương Phán) đã có đề cập đến một số vấn đề của PTTT. Năm 2003, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin đã xuất bản cuốn sách Lý luận báo phát thanh của TS Đức Dũng. Trong đó, Chương 6 (của Phần thứ nhất) cũng đã đề cập đến PTTT. Tuy nhiên, cả hai chương kể trên chỉ mới dừng lại ở những vấn đề lý luận chung chứ chưa đi sâu vào các khía cạnh cụ thể của phương thức sản xuất chương trình hiện đại này.

Đến nay, tài liệu cho môn học “Phát thanh trực tiếp” của Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chỉ mới có một đề cương chi tiết. ở các Khoa Báo chí của các Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I và II, Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng chưa có giáo trình về PTTT.

Trong một số tài liệu nghiên cứu nước nài như: Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh (của Lois Baird, Trường Phát thanh, Truyền hình và Điện ảnh Auxtraylia), Nghề phát thanh (củaMichel Keye và Andrew Popperwell), Các thể loại báo chí phát thanh (của V.V. Xmirnốp, Nga)... ít nhiều cũng có đề cập đến PTTT. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ có giá trị tham khảo do không phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Thời gian vừa qua, một nhóm tác giả ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài TNVN vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học Giải pháp nâng cao hiệu quả phát thanh trực tiếp ở Việt Nam do TS Đức Dũng làm chủ nhiệm. Đề tài này đã khảo sát thực trạng và tổng kết lý luận về PTTT, gắn liền với tình hình thực hiện các chương trình PTTT ở Đài TNVN và các Đài PT - TH địa phương nước ta.

2.2. Những quan niệm về phát thanh trực tiếp

Cho đến nay, khái niệm PTTT vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Người ta có thể dễ dàng đồng ý với nhau về những ưu thế và tính hiện đại của PTTT, về khả năng tạo ra một phong cách làm việc mới cho đội ngũ những người làm công tác phát thanh của phương thức này, nhưng vẫn còn có những cách hiểu khác nhau khi đề cập đến đặc trưng và những những đặc điểm của nó.

Có quan niệm cho rằng: PTTT nghĩa là đọc trực tiếp trước máy. Các tin, bài đã được chuẩn bị từ trước, một phần đã được ghi âm trước, một phần sẽ do phát thanh viên đọc và phát sóng thẳng (không qua khâu ghi âm). Để quá trình này được đảm bảo đúng với dự kiến, người biên tập viên và kỹ thuật viên cũng phải có mặt trong khi phát thanh viên đang đọc để xử lý những tình huống bất ngờ. Toàn bộ số tin, bài này đã được cắt gọt trước để tương ứng với thời lượng của chương trình. Nếu quá trình thực hiện vượt thời gian quy định, biên tập viên sẽ quyết định bỏ đi những thông tin ở cuối. Nếu đã hết nội dung mà thời gian của chương trình vẫn còn, có thể đưa thêm một bản nhạc (hoặc ca khúc) để tránh tình trạng trống sóng.

Một loại ý kiến khác cho rằng: PTTT thực chất là những chương trình tường thuật về các sự kiện được thực hiện trực tiếp ngay tại hiện trường (như tường thuật một kỳ đại hội, một cuộc bầu cử, một lễ hội, một buổi giao lưu, một trận thi đấu thể thao…). Trong toàn bộ chương trình không có thông tin nào được ghi âm trước mà tất cả đều là phát sóng trực tiếp.

Rõ ràng là những quan niệm nêu trên không phải là không có có cơ sở. Tuy nhiên, những cách hiểu này chỉ mới đề cập đến hai dạng chương trình cụ thể (trong nhiều dạng) của PTTT. Trong thực tế trên thế giới và ở nước ta, PTTT có thể có hàng chục dạng chương trình khác nhau, có thể được thực hiện ngay tại studio, thực hiện tại hiện trường hoặc là kết hợp cả hai phương pháp kể trên.

Trong cuốn sách Báo phát thanh xuất bản năm 2002, tác giả Lương Phán cho rằng: phát thanh trực tiếp có thể được hiểu là phương thức mà quá trình “sản xuất chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhằm chuyển đến người nghe những thông tin đồng thời với sự kiện đang xảy ra và có thể thu hút người nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương trình”. Ông còn cho rằng: “điều quan trọng nhất, cốt lõi nhất của phát thanh trực tiếp chính là phóng viên hoặc người đưa tin, cộng tác viên phải đang ở chỗ xảy ra sự kiện hoặc là người trong cuộc đang trực tiếp nói trước máy đang phát sóng. Với tiếng nói của phóng viên, của người trong cuộc đang ở nơi xảy ra sự kiện sẽ làm độ tin cậy của đài tăng lên rõ rệt”.[5] Còn tài liệu Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp của Đài TNVN (tái bản tháng 8/2005) thì nêu định nghĩa về PTTT như sau: “Phát thanh trực tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phát thanh hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh trực tiếp được trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh của báo nói, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của phát thanh hiện đại”.[6]

Theo chúng tôi, đặc điểm cơ bản đó chính là: quá trình hình thành chương trình phát thanh diễn ra đồng thời với thời gian mà chương trình đó được phát sóng.

Một chương trình PTTT chỉ được coi là hoàn thành khi quá trình sản xuất chương trình đó kết thúc. Như vậy, việc chương trình hình thành đến đâu, được phát sóng ngay đến đấy chính là đặc điểm quan trọng nhất của phương thức sản xuất các chương trình PTTT. Trong PTTT, nài các yếu tố được thực hiện trực tiếp (như: đọc thẳng; gọi điện tới phòng thu; tường thuật trực tiếp; phỏng vấn trực tiếp; khách mời tại phòng thu; toạ đàm trực tiếp; phóng sự trực tiếp; phát thanh lưu động…), người ta vẫn phải sử dụng những chất liệu không trực tiếp để xây dựng chương trình (như: các ca khúc, bài phỏng vấn, phóng sự đã được thu thanh hoàn chỉnh với những tiếng động nền, phát biểu của các nhân chứng hoặc đã được dựng sẵn thành những chuyên mục, tiết mục của chương trình. Nài ra còn có các loại nhạc xen, nhạc cắt, nhạc nền… đã được chuẩn bị sẵn sàng từ trước).

Trong một chương trình PTTT còn có thể bao hàm nhiều nội dung khác nhau, được thực hiện bởi những nhóm phóng viên khác nhau, ở những địa điểm, thời điểm khác nhau (ví dụ như chương trình Cầu truyền thanh). Vấn đề là toàn bộ những nội dung đó phải được liên kết lại trong một chương trình có tính thống nhất cao, hoàn chỉnh về mặt tính chất, về chủ đề chung của cả chương trình và quá trình liên kết đó cũng đồng thời là quá trình phát sóng.

Một chương trình PTTT nhìn chung phải có sự ổn định về nội dung với một chủ đề có tính thống nhất cao. Tuy nhiên, với các dạng chương trình PTTT được thực hiện tại hiện trường hoặc các chương trình có sự tham gia của thính giả, người ta phải chấp nhận cả những yếu tố ngẫu nhiên, đột xuất nài dự kiến. Những yếu tố này có tính hai mặt - vừa làm phong phú cho chương trình, đồng thời cũng có thể phá vỡ tính thống nhất của chương trình. Do đó, để có thể đảm bảo sự liên kết hợp lý giữa các thành phần khác nhau được tập hợp trong một chương trình PTTT, đòi hỏi phải có sự nhạy bén của đạo diễn và của những người tham gia thực hiện chương trình.

Chương trình PTTT nài việc phải có lượng thông tin nhanh, phong phú, mới mẻ còn phải đáp ứng được nhu cầu của thính giả qua những yếu tố thuộc về hình thức thể hiện như: thông tin ngắn gọn, cấu trúc chương trình mở, linh hoạt, dẫn chương trình sinh động, kết hợp hợp lý giữa lời nói với tiếng động, âm nhạc…

Trong PTTT, bố cục các thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút, lôi cuốn thính giả. Thông tin cô đọng, ngắn gọn sẽ làm bớt đi sức ép tâm lý đối với những phóng viên, biên tập viên thực hiện chương trình PTTT, đồng thời phát huy đặc tính của phát thanh là người tiếp nhận thông tin qua cơ quan thính giác. Âm nhạc và tiếng động có vai trò rất quan trọng trong PTTT, góp phần tạo ra sự sinh động của các chương trình.

 Nói tóm lại, nếu so với phát thanh truyền thống, phươngthức PTTT có những ưu thế nổi bật sau đây:

- PTTT phát huy ­ưu thế của dạng ch­ương trình mở, trong đó thính giả có thể tham gia trực tiếp vào ch­ương trình (ở những mức độ khác nhau).

- PTTT đ­ưa đến cho làn sóng phát thanh sự sinh động bằng những thông tin mới mẻ và sự gần gũi với đời sống của con ng­ười.

- Ph­ương thức sản xuất các chư­ơng trình PTTT đòi hỏi phải hình thành một nhóm sản xuất ch­ương trình chuyên nghiệp. Sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm là những điều kiện tiền đề có tác động quyết định chất lượng và hiệu quả của chư­ơng trình PTTT.

- Quá trình truyền đạt thông tin ưu tiên cho lối văn nói giàu tính đối thoại và dùng nhiều khẩu ngữ cũng có thể tạo ra sự thân mật, gần gũi đặc biệt mà phát thanh truyền thống không thể có đ­ược.  

Tất nhiên, những ưu thế nêu trên chỉ mới là những kết luận chung nhất. Cần phải có sự phân tích để rút ra được những vấn đề lý thuyết và kỹ năng cụ thể về các đặc điểm của phương thức PTTT.

2. Phát thanh trực tiếp ở Việt Nam

2.1.Phát thanh trực tiếp ở Đài Tiếng nói Việt Nam


Cách đây vừa tròn 60 năm, ngày 7/9/1945, Đài TNVN ra đời trong điều kiện kỹ thuật hết sức đơn giản và lạc hậu. Cơ sở vật chất ban đầu chỉ có một trung tâm điện đài ở Bạch Mai (vốn là trung tâm máy phát sóng liên lạc bằng tín hiệu morse, được cải tiến thành máy phát tiếng bằng sóng ngắn 19m, 25m, 31m, 41m, 49m), công suất trung bình từ 300-500W. Những chương trình phát thanh đầu tiên được phát trực tiếp do thiếu các phương tiện thu thanh, ghi âm nên không có khả năng làm chương trình thu in trước.

Theo nhà báo Vĩnh Trà, “cuộc tường thuật trực tiếp đầu tiên” của Đài TNVN đã được thực hiện cách đây tròn 60 năm. “Ngày 31-5-1946, nhận lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách của Tổng thống Pháp. Cùng ngày, phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do đồng chí PhạmVăn Đồng dẫn đầu cũng lên đường sang đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp tại Phôngtennơblô từ ngày 6-7 đến ngày 10-9-1946”. Phái đoàn ta về nước, Bác Hồ ở lại tranh thủ nhân dân, chính giới Pháp và gặp gỡ bà con Việt kiều. Ngày 14-9-1946, Hồ Chủ tịch ký với Pháp Hiệp ước tạm thời và sau đó trở về nước bằng đường biển (ngày 21-10-1946). Nhân dân cả nước lo lắng dõi theo cuộc hành trình này của Bác. “Thấu hiểu tâm trạng và tình cảm của đồng bào chiến sỹ cả nước, Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định tường thuật trực tiếp tại chỗ lễ đón Bác trở về tại thành phố cảng Hải Phòng”.[7] Đó là một quyết định mạnh dạn, táo bạo, xuất phát từ sự tôn trọng nguyện vọng của cả dân tộc. Đây là cuộc tường thuật trực tiếp đầu tiên nên mọi công việc mới mẻ. Tuy nhiên, với tinh thần chuẩn bị kỹ lưỡng, khẩn trương cả về kỹ thuật và đội ngũ phóng viên, biên tập, phát thanh viên, chương trình tường thuật trực tiếp đầu tiên này đã được thực hiện một cách thành công. Bằng hình thức trò chuyện trực tiếp với Bác, hai phóng viên Hoàng Tuấn và Nguyễn Văn Nhất đã chuyển đến đồng bào tiếng nói khỏe khoắn, nồng ấm của Bác. Suốt chặng đường đi tàu hỏa từ Hải Phòng về Hà Nội và tại cuộc mít tinh lớn của nhân dân Thủ đô đón Bác ở ga Hàng Cỏ đều được truyền trực tiếp. Chương trình này không có nhạc cắt và bài hát minh họa mà chỉ có tiếng của những bánh sắt con tàu đang chạy làm âm thanh nền.

Trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước với những khó khăn chồng chất, từ sau năm 1975, Đài TNVN đã tiếp tục tăng cường xây dụng cơ sở vật chất hiện đại. Năm 1988, Trung tâm âm thanh đặt tại 39, phố Bà Triệu đã được đưa vào sử dụng với những thiết bị hiện đại, gọn nhẹ, tận dụng được vệ tinh, đường cáp quang và đường viba theo kỹ thuật số. Các biên tập cũng được trang bị các máy điện thoại có gắn máy ghi âm để thực hiện các cuộc phỏng vấn từ xa.

Năm 1996, Đài TNVN quản lý 9 đài phát sóng phát thanh từ Bắc vào Nam. Năm 1997, Đài tiếp tục đưa hai đài phát sóng VN2, VN3 vào hoạt động. Đối với khu vực  miền núi, vùng sâu, vùng xa, Đài TNVN đã sử dụng đầu thu vệ tinh RRO cho các đài địa phương. Đồng thời, để phủ sóng tốt hơn ở một số tỉnh miền núi, đài đã áp dụng phương pháp lắp đặt các thiết bị thu phát sóng FM tự động tại các cột viba của ngành bưu điện, chuyển sóng phát thanh của đài tỉnh tới các huyện thị ở xa, cung cấp tín hiệu đầu vào có chất lượng tốt để các đài FM tiếp phát lại. Với cách thức này, các trạm phát sóng FM có thể trang bị thêm RRO mà tiếp sóng từ một trung tâm sản xuất chương trình, vừa tiết kiệm kinh phí vừa cho hiệu quả tốt.

Hoà nhịp cùng tiến trình đổi mới đất nước, Đài TNVN đã có nhiều đổi mới. Đổi mới từ cách thông tin, cách thể hiện, cải tiến chương trình … đến nâng cao chất lượng âm nhạc và âm thanh,vừa phát huy bản sắc truyền thống Việt Nam vừa mau chóng hội nhập vào thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong thời đại bùng nổ thông tin. Một số chương trình đã ra đời và ngày càng khẳng định tầm quan trọng đối với thính giả trong và nài nước. Cùng việc dùng vệ tinh để truyền dẫn tín hiệu phát thanh trong cả nước và ra nước nài, Đài TNVN đang vươn tới mục tiêu phủ sóng mạnh các hệ phát thanh khắp lãnh thổ, vùng lãnh hải Việt Nam, có sóng mạnh đến các địa bàn quan trọng trên thế giới, làm nhịp cầu hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và các dân tộc trên thế giới.

Riêng về phương thức sản xuất các chương trình PTTT, Đài TNVN đã có những bước đi phù hợp bằng cách áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào tất cả các khâu. Ngày 1/7/1994, trên sóng Hệ I của Đài, chương trình PTTT Thời sự và Âm nhạc chính thức ra đời, đánh dấu bước phát triển của Tiếng nói Việt Nam trong phương thức thực hiện PTTT. Từ chương trình thử nghiệm này, Đài đã phát triển ra nhiều chương trình khác như: chương trình Thời sự tổng hợp, các Bản tin phát trên Hệ I, Hệ II và sóng FM, chương trình Thời sự kinh tế v.v…

Hiện nay, đài TNVN đang phát sóng trên 6 hệ chương trình:

- VOV 1: Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp: Phát trên sóng trung và sóng ngắn và FM.
- VOV 2: Hệ Văn hoá và Đời sống xã hội: phát sóng 19 giờ/ngày.
- VOV 3: Hệ Âm nhạc - Thông tin - giải trí.
- VOV 4: Hệ phát thanh tiếng dân tộc
- VOV 5: Hệ phát thanh dành cho cộng đồng người nước nài ở Việt Nam.
- VOV : Hệ phát thanh đối nại.

Đặc biệt, từ 3/2/1999, Đài TNVN đã triển khai phát thanh trên mạng Internet để đưa âm thanh, hình ảnh, chữ viết cùng với âm nhạc phục vụ thính giả trong và nài nước. Năm 2005, Đài đã phát trực tuyến Hệ VOV 1 từ 4h55 đến 24h hàng ngày cho trong nước và quốc tế. Hiện nay, mỗi ngày có khỏang 400.000 lượt người (trong đó có 2/3 là ở nước nài) đã truy cập vào trang webcasting của Đài. Theo dự kiến, Đài sẽ đưa các Hệ phát thanh đối nại VOV5 và VOV 6 lên  mạng Internet.

Nhìn chung, các chương trình PTTT trên sóng của Đài TNVN đã kịp thời phản ánh những diễn biến của quá trình phát triển kinh tế đất nước và thế giới; nhanh chóng đưa các chủ trương chính sách về kinh tế của Đảng và Nhà nước tới quần chúng nhân dân, giúp các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu kinh tế, các doanh nghiệp và đông đảo nhân dân cất lên tiếng nói chung của mình. Và cũng chính những chương trình này là bằng chứng sống động, chứng minh cho xu thế phát triển của loại hình báo chí phát thanh ở nước ta trong nỗ lực phục vụ thính giả trong bối cảnh bùng nổ thông tin và bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng.

Năm 2005, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Đài TNVN đã thực hiện một “đại chương trình” có chủ đề “Non sông một dải”. Chương trình được phát ngày 30-4-2005, liên tục trong 16 tiếng đồng hồ  theo phương thức mở trên Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp. Theo đánh giá của đông đảo thính giả trong cả nước, chương trình này đã thực sự ghi một dấu ấn sâu đậm và chứng tỏ bước tiến mới của Hệ. Gần đây nhất, trong dịp đón Xuân Bính Tuất 2006, Đài TNVN đã thực hiện một chương trình Cầu truyền thanh trên Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp với chủ đề: “Chào Xuân Bính Tuất - Mừng đất nước 20 năm đổi mới” với nội dung vừa trang nghiêm, xúc động, vừa ấm áp tình cảm quê hương, đất nước. Chương trình đã thể hiện một bước tiến vượt bậc của những người làm phát thanh Việt Nam của những người làm phát thanh Việt Nam trong việc khai thác và phát huy năng lực của phát thanh trong việc phản ánh những sự kiện trọng đại đang thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước.

2.2. Phát thanh trực tiếp ở các đài địa phương

Từ năm 1997, Đài TNVN đã tiếp nhận dự án “Hỗ trợ phát thanh địa phương ở Việt Nam” do tổ chức SIDA (Thụy Điển) tài trợ (khoảng 3 - 4 triệu USD). Thông qua dự án này, phương thức sản xuất các chương trình PTTT đã được các chuyên gia của tổ chức SIDA trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn cho 30 đài phát thanh cấp tỉnh, một số đài huyện và cho Đài TNVN. Đến năm 2004 đã có khoảng 300 lượt cán bộ, phóng viên làm công tác phát thanh cấp huyện được dự án đào tạo làm PTTT. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng: nhìn chung các chuyên gia nước nài không chú trọng đến lý thuyết mà chủ yếu là hướng dẫn thực hiện theo kiểu “cầm tay chỉ việc” với mục đích rèn luyện kỹ năng và coi hiệu quả là trên hết. Theo cách giảng dạy này, chính từ những thao tác trong thực tiễn, người học sẽ tự mình đúc kết để rút ra những kinh nghiệm cần thiết.

Hiện nay đã có một số đài phát thanh địa phương ở nước ta sản xuất được các chương trình PTTT như các Đài PT & TH Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Nam, Ninh Bình, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ v.v…

Mặc dù không phải đài địa phương nào cũng thực hiện thành thạo việc sản xuất các chương trình PTTT. Một số đài mới chỉ thực hiện được phương pháp này ở mức “đọc thẳng, phát trực tiếp” nhưng vẫn có thể khẳng định rằng: đối với các đài phát thanh địa phương nước ta, PTTT đang đưa thính giả quay lại với đài. Có thể thấy việc áp dụng phương thức tiên tiến này vào quá trình sản xuất các chương trình đang là xu hướng phát triển có tính quy luật đối với các đài phát thanh địa phương ở nước ta trong thời gian tới. Trong bài viết “Phát thanh trực tiếp ở các đài phát thanh - truyền thanh cơ sở”, tác giả Hoàng Hồng Đức cho biết: “Cuộc điều tra xã hội học tại một số tỉnh đã thực hiện PTTT cho thấy, 87% số người được hỏi ý kiến rất thích nghe các chương trình PTTT vì tính thời sự và sự gần gũi giữa thính giả và người làm chương trình”. [8]

Tuy nhiên, ở các đài cơ sở nước ta (đài huyện, thị và hệ thống đài xã, phường, thị trấn…), tình hình lại không mấy khả quan. Đến thời điểm hiện nay, trong tổng số hơn 600 đài huyện trong toàn quốc số, đài phát thanh - truyền thanh thực hiện được hình thức PTTT hàng ngày chỉ chiếm tỷ lệ khoảng trên 1%. Trong số còn lại, một số đài cũng đôi khi thực hiện một số chương trình để tường thuật các sự kiện của địa phương, nhưng với cách làm nhìn chung còn rất thô sơ do thiếu phương tiện và không được đào tạo. ở hầu hết những đài huyện khác, do chưa được đào tạo về PTTT và chưa hiểu về ưu thế của phương thức này nên nhìn chung không mặn mà lắm với phương thức này vì lo ngại sự an toàn trên sóng. Cũng có nơi vì không tin tưởng vào trình độ chuyên môn của cán bộ, phóng viên của đài nên không ủng hộ cách làm mới này. Một số địa phương khác do khó khăn về kinh tế, thiết bị kỹ thuật phát thanh nghèo nàn, địa phương lại không có nhiều sự kiện nên cũng chưa mạnh dạn làm PTTT. Nài ra, cũng phải kể đến một số đài cơ sở do đã cảm thấy an toàn với phương thức sản xuất chương trình đang thực hiện nên cũng không muốn thay đổi.

Để có thể thực hiện được một chương trình PTTT, các đài cơ sở hiện nay phải có thiết bị kỹ thuật gọn nhẹ, cấu hình kỹ thuật phù hợp. Bên cạnh sự đồng bộ của trang thiết bị thì chất lượng phòng thu cũng phải được nâng cấp (là điều mà không phải địa phương nào cũng có điều kiện thực hiện được ngay). Bên cạnh đó, trình độ đội ngũ cũng phải được nâng cao.

Làm PTTT đòi hỏi khả năng tác nghiệp cao nên chi phí cho chương trình thường cao hơn so với phát thanh truyền thống. Đó là chưa kể phương thức này còn đòi hỏi phải có thiết bị liên lạc tốt giữa hiện trường với phòng thu, phương tiện đi lại tốt… nên nếu không đáp ứng được những nhu cầu này thì những người làm phát thanh rất khó thực hiện được các chương trình PTTT.

Mặc dù vậy, nhìn trên tổng thể thì có thể thấy xu thế sản xuất các chương trình PTTT ở các đài cơ sở ở nước ta vẫn đang tiếp tục lan rộng. Trong những năm qua, với sự tài trợ, đào tạo của Dự án Sida (Thụy Điển), đã có khoảng 300 lượt cán bộ làm công tác phát thanh cấp huyện nước ta được tiếp xúc với phương thức sản xuất chương trình này.

PTTT đang thay đổi nếp suy nghĩ và lề lối làm việc đã quá cũ của những người làm phát thanh cơ sở. Các chương trình phát thanh của một đài cơ sở thường có thời lượng khoảng từ 15 đến 30 phút nên việc làm PTTT là rất thích hợp, nhất là khi thực hiện các cuộc toạ đàm, giao lưu. Điều này tạo thuận lợi cho thính giả tiếp cận với những quyết định, chính sách, chế độ hoặc những diễn biến mới nhất xảy ra ở địa phương.

Khi thực hiện PTTT, do cùng làm việc, cùng phải chịu trách nhiệm nên mối quan hệ giữa phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên hết sức chặt chẽ và điều này đã tạo cho họ có tính tập thể cao, giúp cho mỗi thành viên tự nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình. Do yêu cầu các chương trình phải sinh động và sát hợp với thực tế, các phóng viên phải biết cách phát hiện, lựa chọn, tổng hợp, phân tích và phản ánh nhanh các sự kiện, vấn đề của địa phương. Chính những điều đó đã khiến cho họ trở nên năng động hơn, yêu nghề hơn, làm việc hiệu quả hơn và đài cũng thu hút được số lượng công chúng thính giả đông đảo hơn.

Cũng cần nhấn mạnh rằng: mặc dù PTTT không phải là giải pháp có thể giải quyết được mọi vấn đề đặt ra, nhưng chắc chắn đây chính là một trong những phương thức sản xuất có thể góp phần trực tiếp và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các chương trình của hệ thống phát thanh địa phương ở nước ta trong bối cảnh hiện nay. Nếu phương thức này được chuyển giao một cách bài bản, khoa học, PTTT sẽ là động lực làm cho phát thanh địa phương trở nên sống động và phát huy cao độ hiệu quả.

Sau khi đã kết thúc giai đoạn 1, chính phủ Việt Nam và Thuỵ Điển đã ký Hiệp định về dự án “Đào tạo nâng cao báo chí giai đoạn II” trong thời gian 3 năm (11/2004 đến hết 2007). Đài TNVN sẽ tham gia dự án này với tư cách là một đơn vị thực hiện Dự án để tiếp tục mô hình mở rộng dân chủ cơ sở thông qua việc đào tạo kỹ năng làm phát thanh trực tiếp cho các đài huyện. Trong thời gian thực hiện dự án, đài TNVN sẽ chịu trách nhiệm về việc cung cấp giảng viên và nội dung cho các lớp phát thanh trực tiếp cho đài huyện. Các chuyên gia Thuỵ Điển không trực tiếp giảng dạy mà chỉ tham gia đánh giá hiệu quả qua khảo sát các đài được thụ hưởng chương trình này. Phương thức mới này sẽ tạo ta những bước tiến mới trong việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, tạo cơ sở để làn sóng phát thanh của hệ thống đài địa phương thực sự trở thành cơ quan tuyên truyền, đồng hành  cùng với công chúng thính giả ở địa phương.

Nói tóm lại, việc chuyển sang sản xuất chương trình theo phương thức PTTT đang là một trong những giải pháp tối ưu cho phát thanh hiện đại ở nước ta. Phương thức mới này sẽ tạo ta những bước tiến mới trong việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, tạo cơ sở để làn sóng phát thanh thực sự trở thành cơ quan tuyên truyền và là “người bạn đồng hành chung thủy” của công chúng thính giả cả nước. Đó cũng là cái đích để toàn bộ hệ thống phát thanh Việt Nam hướng tới trong quá trình phát triển, hội nhập với khu vực và thế giới.

Đất nước ta đang tiến với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ chế kinh tế thị trường đã làm thay đổi tâm lý người nghe radio. Các chương trình phát thanh hiện đại phải mang đậm hơi thở của cuộc sống, giản dị, gần gũi với mọi đối tượng nghe đài, được truyền dẫn, phát sóng trên nền tảng một công nghệ phát thanh hiện đại, đảm bảo độ nét âm thanh cao, chất lượng âm thanh hoàn hảo. Đây là một yêu cầu cấp thiết đối với phát thanh trên con đường hiện đại hoá chính mình bằng cách chiếm lĩnh công nghệ tiên tiến.

Trong bối cảnh hiện nay, báo chí phát thanh ở nước ta vẫn đang cạnh tranh với các loại hình thông tin đại chúng khác bằng tốc độ thông tin sự kiện và sự giao lưu thân mật với công chúng thính giả. Phương thức sản xuất các chương trình PTTT đã tạo ra cho phát thanh hiện đại những ưu thế rõ rệt so với các loại hình thông tin đại chúng khác.

Mặc dù PTTT không phải là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được toàn bộ những vấn đề đã và đang đặt ra đối với loại hình báo chí phát thanh, nhưng không thể phủ nhận được rằng phương thức này đã trở thành một trong những động lực quan trọng của quá trình vận động phát triển của phát thanh hiện đại. Việc áp dụng phương thức này là một hướng đi cơ bản cho phát thanh Việt Nam trong quá trình vận động phát triển, góp phần xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

                                                                   

PGS,TS Đức Dũng
Khoa Phát thanh - Truyền hình

 

Tài liệu tham khảo:                                                          

(1) Nhiều tác giả, Báo phát thanh, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2002, tr.14.
(2) “Làm gì để đổi mới và nâng cao chất lượng các hệ phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam”, Nội san Nghiệp vụ phát thanh số 11/ 2006, tr.10.
(3) Báo phát thanh (Sđd), tr.18.
(4) “Chương trình giao lưu trực tiếp với thính giả – Kinh nghiệm Đài ABC – Australia”, Nội san Nghiệp vụ phát thanh số 4/ 2005, tr.7.
(5) Báo phát thanh (sđd), tr.380, 381.
(6) Đài Tiếng nói Việt Nam, Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp  (tái bản), Hà Nội, 2005, tr.9.
(7) Báo phát thanh (sđd), tr. 29.
(8) Đài Tiếng nói Việt Nam, nội san Nghiệp vụ phát thanh (số 2), tr 8,9.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN